Wikipedia:Biểu quyết xoá bài
![]() | Xem các biểu quyết đang diễn ra trong tháng này |
Biểu quyết xoá bài |
---|
Biểu quyết xoá bài (BQXB hoặc AfD) là nơi các biên tập viên Wikipedia thảo luận về việc có nên xóa một bài viết hay không. Các bài viết được liệt kê thường được thảo luận/biểu quyết trong ít nhất bảy ngày, sau đó sẽ tiến hành quá trình xóa hay không dựa trên đồng thuận của cộng đồng. Kết quả chung là bài viết được giữ lại, hợp nhất, đổi hướng, được chuyển thành trang con của thành viên hoặc bị xóa theo quy định xóa.
Quy định vắn tắt
|
Biểu quyết xoá bài |
---|
Bài luận |
Lưu trữ |
Các trang biểu quyết xóa |
---|
|
Xoá bài |
Xóa thể loại, bản mẫu và mô đun |
Xoá tập tin |
Xóa trang thuộc không gian tên khác |
Bài viết dịch thuật (không còn hoạt động) |
Xóa nhanh |
Quy định xóa trang |
Tháng 2 năm 2025
sửa- Gió đại ngàn (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem) – (Xem BQXB | thay đổi)
- (Tìm nguồn: "Gió đại ngàn" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Một bộ phim truyền hình Việt Nam phát sóng năm 2006 không rõ có bất cứ thông tim gì nổi bật ngoài sự góp mặt của Minh Hòa, Đỗ Kỷ, Nguyệt Hằng. Tôi tra trên Google không thấy có một nguồn nào về đón nhận, đánh giá. Bài còn không có nguồn nào. Mohammed (talk) 03:03, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửaGiữ
sửaÝ kiến
sửaKết quả: Xóa nhanh vì PR trá hình. Link tới Ja thì lại là chủ đề khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:54, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Túi sinh thái (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem) – (Xem BQXB | thay đổi)
- (Tìm nguồn: "Túi sinh thái" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Khái niệm được cho là có phần mơ hồ, theo như lý do của người gắn biển đnb (IP) là "không có nguồn đáng tin cậy dùng khái niệm "Túi sinh thái" để chỉ chung túi tự hủy sinh học và túi mua sắm có thể tái sử dụng". P/S: Bài được liên kết đến phiên bản bên Wikipedia tiếng Nhật nhưng bài bên đó đọc sơ qua nội dung là viết về một phong trào, không phải về chủ thể một cách trực tiếp. – MessiM10 15:03, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửa- Xóa Viết quá kém, khái niệm không có ý nghĩa, văn phong không bách khoa. Phần sau có giọng văn tâng bốc, PR chủ thể bài viết. Lẽ ra bài này nên treo biển chất lượng kém hoặc xóa nhanh. Ayane aka. eunn 16:11, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Nên đổi hướng vô bài Túi mua sắm có thể tái sử dụng (tương tự Wikipedia En). phongđăng (thảo luận) 07:26, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Giữ
sửaÝ kiến
sửa- Nông Thúy Hằng (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem) – (Xem BQXB | thay đổi)
- (Tìm nguồn: "Nông Thúy Hằng" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Hoa hậu Các Dân tộc Việt Nam năm 2022, liệu có đủ nổi bật theo quy định? Bài được 1 thành viên gắn biển cách đây hơn 3 tháng. MessiM10 14:55, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửaGiữ
sửaÝ kiến
sửa- Ý kiến Bài viết thiếu nổi bật vì người viết đã cố tình lược bỏ các thông tin về drama đời tư của cô hoa hậu này, dẫn đến bài viết sơ sài. Nông Thúy Hằng là 1 trong số ít (hoặc có lẽ là duy nhất) Hoa hậu tại Việt Nam bị tước quyền tham gia cuộc thi cấp quốc tế chính thống mà đơn vị chủ quản nắm bản quyền, cụ thể là Miss Earth 2022 (đại diện được lựa chọn thay thế là Thạch Thu Thảo - Á hậu 2 Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2022). Mặc dù chưa bao giờ có thông báo chính thức từ công ty quản lý (Nova Group) nhưng khán giả đều hiểu nguyên nhân bắt nguồn từ các lùm xùm đời tư, học vấn,... của cô này. Ngoài ra cô cũng gây tranh cãi vì tự tay post 1 đoạn video có nội dung quảng bá website 18+ với caption thiếu nghiêm túc, rồi sau đó giải thích là đùa giỡn cho vui. Tôi nghĩ bài nên được giữ lại để các thành viên quan tâm nâng cấp, cập nhật thêm - Kdtrh 15:36, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Gạch phiếu của Thkd0610 do không đủ điều kiện bỏ phiếu và không phải người tạo bài. Tuy nhiên, ghi nhận ý kiến đóng góp của thành viên và chuyển xuống phần ý kiến. –MessiM10 09:12, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Ý kiến Tôi thấy chủ thể bài viết khi tra nguồn cũng có nhiều trang báo đề cập (từ 2023-24). Thành tích sự nghiệp nhìn chung không quá nổi bật nhưng các vấn đề cá nhân báo chí viết về cô này khá nhiều từ mấy năm trước. Tuy vậy, chủ đề hoa hậu được báo chí đưa tin đến mức khá lạm phát. Trường hợp này, nếu có scandal đáng chú ý thì có thể xem xét đnb, nhưng nếu chỉ đơn giản các vấn đề lẻ tẻ thì không thỏa. phongđăng (thảo luận) 10:57, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Kết quả: Xóa nhanh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:48, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Danh sách nữ diễn viên Trung Quốc (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem)
- (Tìm nguồn: "Danh sách nữ diễn viên Trung Quốc" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
- Xem BQXB
Nhân việc bài Danh sách diễn viên Trung Quốc đang bị BQXB ở dưới, tôi đưa cùng lúc 2 bài này ra đây vì bản chất cả 2 danh sách đều tạp nham như nhau giống như cái danh sách vừa nói trên, và đều không nguồn tham khảo. Như nhiều dạng danh sách tương tự trước đó, chỉ cần thể loại là đủ. –MessiM10 14:43, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửa- Xóa Danh sách tạp nham, chỉ cần thể loại là đủ. –MessiM10 14:46, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa nó hiển thị có khác gì Thể loại đâu. nó ko cho thấy có gì đặc biệt để nó tồn tại - Vô ngã (Vô thường) 14:59, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Danh sách ít giá trị. phongđăng (thảo luận) 07:35, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Giữ
sửaÝ kiến
sửaUser:CVQT Mấy danh sách kiểu này mai mốt bạn cứ việc gắn biển xóa nhanh. Đem ra đây bỏ phiếu tốn thời gian của cộng đồng. Nếu có tranh cãi thì đem ra BQXB sau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:49, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Danh sách diễn viên Trung Quốc (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem) – (Xem BQXB | thay đổi)
- (Tìm nguồn: "Danh sách diễn viên Trung Quốc" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Danh sách không rõ nổi bật. Ayane aka. eunn 12:17, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửa- Xóa Nên đưa vào thể loại ChopinTheChemistTrò chuyện 13:49, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Như trên. Dotruonggiahy12 (thảo luận) 14:31, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Danh sách quá thừa thãi và không bách khoa. Các danh sách như thế đều sẽ bị giải thể hết. Ayane aka. eunn 14:47, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Giống các dạng danh sách tương tự trước đây từng bị biểu quyết xóa. Thể loại là đủ.–MessiM10 14:55, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Như các phiếu trên, lần sau những bài dạng như thế này chỉ cần đặt biển xóa nhanh là được, không cần đem ra biểu quyết tốn thời gian của cộng đồng. Jimmy Blues ♪ 15:01, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Cộng đồng đã quyết định xóa các danh sách tạp nham như thế này lần thứ n rồi. Mai mốt cứ để biển xóa nhanh là được. Nếu có tranh cãi thì đem ra BQXB sau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:12, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Một thể loại là quá đủ, danh sách không bách khoa. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 08:03, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Danh sách ít giá trị. phongđăng (thảo luận) 07:38, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Danh sách tạp nham. Mohammed (talk) 02:58, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Giữ
sửaÝ kiến
sửa- Nguyễn Thúy Quỳnh (tướng Công an) (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem) – (Xem BQXB | thay đổi)
- (Tìm nguồn: "Nguyễn Thúy Quỳnh (tướng Công an)" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Nhân vật là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương, là con gái của một cựu Thứ trưởng Bộ Công an, hiện mang hàm Thiếu tướng. Mohammed (talk) 12:05, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửa Xóa Theo đồng thuận năm ngoái thì Thiếu tướng không còn nghiễm nhiên nổi bật. Vậy nên xét thêm các yếu tố khác thì chưa thấy bất cứ thành tựu nào/scandal/hoạt động khác làm bật lên độ nổi bật của người này. – MessiM10 14:15, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC
Xóa Không nghiễm nhiên nổi bật. Không nổi bật.- TuQuyet thảo luận • đóng góp 15:15, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Không đủ nổi bật, tìm trên web không thấy hoạt động gì đáng chú ý. Dotruonggiahy12 (thảo luận) 18:55, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Giữ
sửa- Giữ Không thiếu nguồn báo chính thống về quá trình hoạt động của nữ thiếu tướng này. Đặc biệt là năm 2017 khi bà trở thành Phó Tổng Biên tập Báo CAND và đánh dấu lần đầu tiên sau trong suốt lịch sử 71 năm của Báo CAND có một cán bộ nữ tham gia Ban Biên tập. Nguồn và thông tin thì không thiếu, nhưng tôi chưa có thời gian để hiệu đính, cứ bỏ phiếu đây đã. ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 19:08, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- có thể lưu nháp rồi từ từ phát triển cũng được - Vô ngã (Vô thường) 06:22, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE Ngứa tay nên làm luôn ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 06:34, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- có thể lưu nháp rồi từ từ phát triển cũng được - Vô ngã (Vô thường) 06:22, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT @Dotruonggiahy12 Nữ thiếu tướng này có thể không phải đặc biệt nhiều thành tích, nhưng nếu nói hoàn toàn không có thông tin gì đáng chú ý thì rõ ràng không đúng. Ngoại trừ việc cái "đầu tiên" tôi đã nêu trên, bà còn là 1 trong số ít nữ thiếu tướng CA khi tổng số lượng nữ tướng CA ở thời điểm hiện tại chỉ khoảng 12 người. ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 19:12, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xét theo tiêu chí phụ của độ nổi bật (người) thì chủ thể là công an phải có hàm trung tướng trở lên, trong khi chủ thể bài viết này chỉ mới được phong hàm thiếu tướng. Nguồn mà bạn trích dẫn là Báo CAND, không độc lập với chủ thể bài viết nên không thể được dùng để chứng minh độ nổi bật. Xét theo tiêu chí cơ bản của độ nổi bật thì mình thấy chủ thể bài viết không được đưa tin đáng kể (chủ yếu là việc được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Công an Trung ương), giới tính của chủ thể tự nó chưa đủ để chứng minh độ nổi bật nếu không đi kèm với những hoạt động, thành tích nổi bật khác. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 23:17, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12 Công an phải có hàm Trung tướng trở lên là nghiễm nhiên nổi bật không đồng nghĩa với việc thiếu tướng chắc chắn không nổi bật. Báo CAND không hoàn toàn độc lập với chủ thể nhưng đủ uy tín để chứng minh thông tin bà là người phụ nữ đầu tiên tham gia ban biên tập trong suốt 71 năm hoạt động của tờ báo này. Chưa kể, đã có nguồn khác độc lập với chủ thể cũng đưa tin về nội dung này: Báo Đại đoàn kết, Báo điện tử Chính phủ, vào nhiều báo khác nữa. Giới tính của chủ thể chưa đủ để chứng minh độ nổi bật, nhưng nó đi kèm thông tin khác là số lượng tồn tại của nó rất ít và tỉ lệ rất thấp ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 04:56, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xét theo tiêu chí phụ của độ nổi bật (người) thì chủ thể là công an phải có hàm trung tướng trở lên, trong khi chủ thể bài viết này chỉ mới được phong hàm thiếu tướng. Nguồn mà bạn trích dẫn là Báo CAND, không độc lập với chủ thể bài viết nên không thể được dùng để chứng minh độ nổi bật. Xét theo tiêu chí cơ bản của độ nổi bật thì mình thấy chủ thể bài viết không được đưa tin đáng kể (chủ yếu là việc được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Công an Trung ương), giới tính của chủ thể tự nó chưa đủ để chứng minh độ nổi bật nếu không đi kèm với những hoạt động, thành tích nổi bật khác. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 23:17, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @NhacNy2412: Thật ra việc bà là 1/12 nữ tướng Công an chỉ là 1 tiêu chí để cân nhắc, nhưng nó (nếu có) chỉ là một tiêu chí phụ, chưa kể đồng thuận vào năm 2024 đã bỏ Thiếu tướng ra khỏi tiêu chí bổ sung nên phải xét case-by-case. Còn việc là Phó Tổng biên tập một tờ báo thì là bình thường, dù có yếu tố "đặc biệt" hơn 1 chút là người phụ nữ đầu tiên, vì vốn dĩ nhiều Tổng biên tập các báo lớn còn chưa có bài ở Wikipedia (chức vụ chưa đủ mạnh và chưa đủ nổi bật). Từ khi internet bùng nổ ở Việt Nam, việc một cán bộ lên được chức vụ nào cao, chỉ cần cỡ Chủ tịch Huyện, Giám đốc Sở, Cục trưởng, Phó Chủ tịch tỉnh hay Thứ trưởng thôi thì báo chí truyền thông cũng đã đăng rất nhiều (vấn đề công tác cán bộ), nên yếu tố nguồn, mặc dù là tiêu chí chính, nhưng không nên xét ở đây vì nó là chủ đề quá đại trà. Vì khi anh được bầu giữ một chức vụ quan trọng ở một cấp chính quyền thì dĩ nhiên báo, đài họ cũng đăng nhiều để thông báo, truyền thông, lấy KPI, rồi trang thì nêu tiểu sử rồi quá trình công tác, vân vân, mây mây. Thế nên là các trường hợp chính khách Việt Nam gần đây phần nhiều đều phải xét sang tiêu chí phụ, trước hết là giữ vai trò gì, chức vụ gì, cấp nào; nếu cấp chức vụ chưa đạt thì ngoài các chức vụ ra, còn làm được gì khác, có dấu ấn gì khác không. Nên xét vào trường hợp bà Quỳnh thì tôi thấy báo chí đăng cũng không ít, đúng như NhacNy nói, nhưng khi click vào đọc hầu hết chỉ dừng lại ở việc nêu ra bà đã nắm giữ những chức vụ nào thôi còn dấu ấn với thành tích thì chưa thấy gì nổi bật, chưa thấy nhắc gì đậm nét, luân chuyển công tác liên tục. –MessiM10 06:15, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT Tôi không hề nói đến vấn đề Phó Tổng biên tập là đặc biệt, mà là con số 1 người trong suốt hành trình hơn 70 năm của tờ báo này. Còn về việc luân chuyển công tác liên tục là hoàn toàn không đúng. Bà là Trưởng Ban Trị sự từ trước năm 2014, đến năm 2017 mới bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập, năm 2018 thì kiêm nhiệm thêm Phó Cục trưởng Cục Truyền thông. Và mãi đến 2024 thì bà mới được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 06:23, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Chỉ riêng yếu tố là người đầu tiên trong hơn 70 năm lịch sử của 1 trong những tờ báo lớn nhất Việt Nam thì đã đủ đề cử BCB rồi. Ngoài ra, với vai trò quản lý và những vị trí thế này, đòi hỏi "thành tích" gì được công khai? ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 06:24, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @NhacNy2412: Nguồn từ bài này cho biết ở thời điểm năm 2022 bà đã không còn giữ chức Phó TBT Báo CAND khi có các nhân sự mới (chứ không phải bà giữ chức vụ Phó TBT đến 2024). Tuy nhiên tôi cũng thừa nhận mình nói không chính xác lắm ở thông tin "luân chuyển công tác liên tục", nếu xét khoảng thời gian bà giữ chức Phó Cục trưởng 6 năm. Mặc dù vậy, tôi chỉ rút phiếu nếu có thêm thông tin minh chứng (hiện tại là đã tìm nhưng chưa thấy) về những thành tích/dấu ấn cụ thể của bà này. – MessiM10 06:46, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT Tôi không hề nói đến vấn đề Phó Tổng biên tập là đặc biệt, mà là con số 1 người trong suốt hành trình hơn 70 năm của tờ báo này. Còn về việc luân chuyển công tác liên tục là hoàn toàn không đúng. Bà là Trưởng Ban Trị sự từ trước năm 2014, đến năm 2017 mới bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập, năm 2018 thì kiêm nhiệm thêm Phó Cục trưởng Cục Truyền thông. Và mãi đến 2024 thì bà mới được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 06:23, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Xin rút phiếu xóa và bỏ phiếu giữ đối với trường hợp tướng Nguyễn Thúy Quỳnh. Sau khi suy xét, tìm nguồn và cân nhắc ý kiến của NhacNy2412 thì tôi thấy, trường hợp bà Quỳnh cần đánh giá ở yếu tố đặc thù. Vì là 1 trong 12 nữ tướng của lực lượng Công an Việt Nam (là số rất ít), không thể cứng nhắc áp dụng quy định là phải có hàm Trung tướng trở lên đối với bà. – MessiM10 17:10, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Thay đổi phiếu. Đồng ý với ý kiến NhacNy2412 và bài viết đã được cải thiện.- TuQuyet thảo luận • đóng góp 15:00, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
sửa- Bình luận: Bài viết không nguồn, thông tin nghèo nàn, tìm trên Google không có gì mấy ngoài thông tin về việc bà được chuẩn y chọn làm Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy CATW, một chức danh cũng khiến tôi phải cân nhắc khi !bỏ phiếu. Phạm Ngọc Phương Linh ♥
(T • C • CA • L • B • UR) 14:39, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Bo (DJ) (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem) – (Xem BQXB | thay đổi)
- (Tìm nguồn: "Bo (DJ)" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Một nữ DJ người Việt Nam không rõ độ nổi bật, đã qua đời vào năm 2012. Mohammed (talk) 12:02, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửa Xóa Không thấy phát hành sản phẩm âm nhạc chính thống với vai trò là một nghệ sĩ (cụ thể là DJ). Thắng giải tại các cuộc thi không rõ độ nổi bật. Nguồn xuất hiện chủ yếu lúc cô DJ này qua đời, còn lại về sau được nhắc đến như là một ví dụ của tác hại nghề nghiệp DJ tại Việt Nam. Squirrel (talk) 15:10, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432: Ở thời DJ còn chưa phát triển nhiều ở VN khi 200x thì thật khó để mà đòi hỏi cao "sản phẩm âm nhạc chính thống" như các DJ bây giờ, vì phần lớn môi trường làm việc của họ toàn trong bar với vũ trường chứ không "đại trà" ở các sân khấu lớn như hiện nay. Ở thế hệ 198x và đầu 199x nói về DJ nữ người ta nhắc nhiều về Mỹ Quyên, nam thì có chồng cô là Hoàng Anh. Theo nguồn này thì Mỹ Quyên là 1 trong 7 DJ của VN ngày đấy được lọt vào hệ thống xếp hạng DJ toàn cầu. Ngoài ra, Mỹ Quyên từng được báo chí đánh giá là DJ số 1 Việt Nam, được Paul Oakenfold nhắc đến ở thập niên 2000. Việc được báo chí lấy làm ví dụ cho tác hại nghề nghiệp của nghề DJ càng chứng tỏ cô này phải rất nổi bật trong nghề thì mới được nhắc đến chứ không phải tự nhiên mà báo chí họ "PR cho một người đã chết". –MessiM10 15:54, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT: Đó là vấn đề của nền âm nhạc và cách DJ hoạt động tại Việt Nam, họ không chịu hoạt động chính thống thì không có nguồn chứng minh cho độ nổi bật, đơn giản thế thôi. Giống như tôi muốn viết về một album ngày xưa nổi đình nổi đám của Khắc Việt, nhưng chẳng có nổi một nguồn uy tín thì đâm ra cũng chẳng nổi bật để mà lên bài. Trả lời tiếp những dẫn chứng của bạn: "The DJ List" trong nguồn tiếng Việt có phải là một danh sách nổi bật và uy tín hay không? DJ số một chỉ là những lời nói WP:PEACOCK, và ý kiến của một cá nhân nhỏ lẻ không phải là tiêu chí để chứng minh độ nổi bật của bài tiểu sử. – Squirrel (talk) 16:03, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432: Nói như bạn chắc mai xóa hết những nghệ sĩ cải lương, tuồng, chèo, bolero,... khỏi Wikipedia mất, vì không đạt tiêu chí "thành tựu". Nguồn nói về DJ này nhiều chứ không phải không, và đậm nét, vì thời 200x cô rất nổi tiếng trong giới và trong nghề, để được lên khắp các mặt báo lớn như VnExpress, Dân Trí,... thời điểm 200x đâu có dễ đâu. Với đặc thù cái nghề DJ ở thời điểm đó thật khó mà đòi hỏi người ta cho sản phẩm âm nhạc chính thống vì cái môi trường làm việc trong bar và vũ trường, cực kỳ thị phi và vất vả (nếu cứng nhắc áp dụng, tì tất cả các DJ ngày đó, kể cả Phát P – người được coi là khởi thủy đưa nghề DJ về Việt Nam, đều không đạt hết). Đã từng tham gia biểu quyết và bỏ phiếu giữ cho các trường hợp nghệ sĩ từ cải lương đến bolero và các trường hợp đặc thù tương tự trước đây, tôi nghĩ không thể yêu cầu quá cao về mặt "sản phẩm chính thống" đối với trường hợp có yếu tố đặc thù như Mỹ Quyên, thậm chí với người này yếu tố nguồn còn mạnh hơn các trường hợp trước đây. –MessiM10 16:34, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT: Mời bạn liệt kê các bài nghệ sĩ cải lương, tuồng, chèo, bolero,... hiện có trên Wikipedia mà có thể thỏa mãn theo phiếu tôi là xóa xem. Cái cơ bản của nghệ sĩ là phát hành sản phẩm nghệ thuật, thì cô này chẳng có. "Cô rất nổi tiếng trong giới và trong nghề" là quan điểm chủ quan ai cũng nói được và hoàn toàn không phải là lý do để bài tiểu sử nổi bật. – Squirrel (talk) 16:47, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432: Tôi nói là họ không đạt tiêu chí thành tựu, một cái tiêu chí rất cứng nhắc mà nhiều phiếu xóa/biển đnb áp dụng cho đối tượng nghệ sĩ đặc thù. Với nghề DJ, với tuổi đời còn non trẻ ở Việt Nam (du nhập vào VN từ cuối 199x đầu 200x), đòi hỏi việc phải có "sản phẩm âm nhạc chính thống" khác gì bắt người ta phải "có thành tựu"? Như DJ Hoàng Anh chồng cô này mãi tận năm 2006 mới trở thành DJ đầu tiên của Việt Nam phát hành sản phẩm âm nhạc chính thống (thông tin này hoàn toàn có thể lên BCB). Với tần suất phủ sóng truyền thông Việt Nam và thậm chí ở châu Á những năm 200x của Mỹ Quyên là rất lớn, được phỏng vấn ở MTV Asia, độ nổi bật trong nghề DJ của Mỹ Quyên là rất rõ ràng. –MessiM10 17:04, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- DJ Hoàng Anh nổi bật là chuyện của DJ Hoàng Anh. Chỉ tính riêng việc không phát hành sản phẩm âm nhạc nào suốt nhiều năm hoạt động là lý do chính tôi giữ phiếu xóa bài nữ DJ này. – Squirrel (talk) 12:39, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Không thể lấy việc "không phát hành sản phẩm âm nhạc" để đánh giá trường hợp DJ Bo, nói thế không khác gì bảo những Giang Tử, Sĩ Phú, hay Thanh Phú (nghệ sĩ) phải đạt giải Cống hiến, Grammy,... thì mới đáp ứng độ nổi bật cả. Các bạn cần phải xét đến bối cảnh phát triển để đánh giá chứ không thể cứng nhắc áp dụng các tiêu chí nào là "phải có sản phẩm âm nhạc chính thống", rồi "phải có thành tích được ghi lại". DJ Bo là một trong những trường hợp mang yếu tố đặc thù, là DJ thế hệ đời đầu của Việt Nam (nên nhớ DJ du nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 1990, đầu những năm 2000) và được truyền thông nhắc rất nhiều chứ không phải "ít nguồn":
- Báo chí Việt Nam giai đoạn 2003–2006 đánh giá Bo là "nữ DJ số 1 Việt Nam": [1], 2, 3, 4, 5, 6... Thế nên khi cô này đột ngột qua đời đã tạo ra hiệu ứng mạnh về truyền thông năm 2012.
- Về cuộc thi "Tìm kiếm tài năng DJ Việt Nam", theo tìm hiểu cuộc thi này được Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Trung ương (nay là Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam) tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003. 7, 8,... Cuộc thi do nhà hát của Bộ VHTTDL tổ chức đàng hoàng, và như VnExpress dẫn là cuộc thi đầu tiên về DJ ở Việt Nam. Từ cuộc thi này (Mỹ Quyên là lần đầu), sau là Hoàng Anh,... đã trở nên thành công. Cá nhân Mỹ Quyên từng được MTV Asia phỏng vấn khi đi thi Châu Á năm 2004: 9, 10. Thời điểm đó nghệ sĩ Việt Nam được phỏng vấn ở một kênh truyền hình châu Á là đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí là nữ DJ duy nhất thi lần đầu cuộc thi châu Á: 11
- Truyền thông Việt Nam thập niên 2000 đăng rất nhiều về Mỹ Quyên chứ không "ít" như Sóc nói đâu. Ngay cả báo Đảng vốn ít đưa mấy cái tin showbiz nhưng vẫn có bài về DJ Bo: báo Nhân Dân. Vì vậy DJ Bo hoàn toàn đạt tiêu chí về nguồn.
- Cần chú ý vào thời điểm cô này trở nên nổi tiếng, DJ tại Việt Nam không được công nhận là một ngành nghề và chưa được xếp vào là "nghệ sĩ": [2], [3]. Hơn nữa, trong điều kiện DJ thập niên 2000 chưa phát triển mạnh, với đặc thù nghề nghiệp không thể "đòi hỏi" người ta phải có sản phẩm của riêng mình. DJ Hoàng Anh mãi 2006 mới là người đầu tiên phát hành sản phẩm chính thống.
- Theo Wikipedia:Độ nổi bật (người) thì có nội dung: "Người được xem là một nhân vật quan trọng được đông đảo các đồng nghiệp cùng thời hay hậu sinh nói đến.". DJ Bo đáp ứng tiêu chí này, vì là nhân vật được coi là có đóng góp cho sự phát triển của nghề DJ, được nhiều nơi làm lễ tưởng niệm sau khi mất: 12, 13, 14. Ngoài ra, việc Mỹ Quyên được coi là "ví dụ" điển hình về tai nạn nghề nghiệp của DJ ở Việt Nam càng chứng tỏ cô là người cực kỳ nổi bật trong giới. Không phải truyền thông đi "PR cho người chết" đâu.
- Đối với Độ nổi bật âm nhạc, DJ Bo đáp ứng đủ 3 tiêu chí: "Là chủ đề của nhiều ấn phẩm đã xuất bản, xuất hiện trong các nguồn đáng tin cậy, không tự xuất bản và độc lập với nghệ sĩ hoặc nhóm biểu diễn đó", "Đã trở thành một trong những đại diện nổi bật nhất của một phong cách nổi bật hoặc nổi bật nhất ở một khu vực của một thành phố" (nổi bật trong giới DJ, có biệt danh), ngoài ra có thể đạt được "Đã là một chủ thể nổi bật của một phân đoạn phát sóng quan trọng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình quốc gia" (MTV Asia với thời lượng 30 phút năm 2004)). – MessiM10 08:21, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Bạn đi so một người hoạt động từ thế kỷ 21, thời mà thông tin bùng nổ trên nền tảng số, với những nghệ sĩ hoạt động từ trước năm 1975, có quá khập khiễng? Nếu cô này là DJ hoạt động trước năm 1975 thì tôi gạch phiếu ngay và giữ luôn. Tiếp đến, Wikipedia hoạt động theo quan điểm toàn cầu, đừng có cho rằng Việt Nam không công nhận DJ là một nghệ sĩ thì không được tính. Những lập luận khác thì như trên, tôi không rảnh trả lời lại. – Squirrel (talk) 13:03, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432: Ở thời DJ còn chưa phát triển nhiều ở VN khi 200x thì thật khó để mà đòi hỏi cao "sản phẩm âm nhạc chính thống" như các DJ bây giờ, vì phần lớn môi trường làm việc của họ toàn trong bar với vũ trường chứ không "đại trà" ở các sân khấu lớn như hiện nay. Ở thế hệ 198x và đầu 199x nói về DJ nữ người ta nhắc nhiều về Mỹ Quyên, nam thì có chồng cô là Hoàng Anh. Theo nguồn này thì Mỹ Quyên là 1 trong 7 DJ của VN ngày đấy được lọt vào hệ thống xếp hạng DJ toàn cầu. Ngoài ra, Mỹ Quyên từng được báo chí đánh giá là DJ số 1 Việt Nam, được Paul Oakenfold nhắc đến ở thập niên 2000. Việc được báo chí lấy làm ví dụ cho tác hại nghề nghiệp của nghề DJ càng chứng tỏ cô này phải rất nổi bật trong nghề thì mới được nhắc đến chứ không phải tự nhiên mà báo chí họ "PR cho một người đã chết". –MessiM10 15:54, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Giữ
sửa- Giữ Ở thời của tôi thì Mỹ Quyên là cái tên cực kỳ nổi bật trong giới trẻ khi ấy, vì hồi đó thị trường DJ (nhạc điện tử) ở Việt Nam chưa phát triển mạnh đến bão hòa như bây giờ. Mỹ Quyên chính là một trong những cái tên nổi bật nhất thúc đẩy sự phát triển của DJ ở Việt Nam những năm 2000 để VN hiện nay mới có cái thị trường DJ màu mỡ và nhiều nghệ sĩ như vậy, hơn nữa Mỹ Quyên sau khi mất vẫn có những nguồn đề cập chứ không phải không [4], [5], [6],.... Còn lúc sinh thời thì vô số nguồn nhắc đến rất đậm nét. Trường hợp Mỹ Quyên hoàn toàn đáp ứng tiêu chí độ nổi bật. – MessiM10 07:48, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Lập luận của bạn Messi thuyết phục được tôi. Tôi thường sẽ bỏ phiếu xóa 99% các các trường hợp không có thành tích, tác phẩm nổi bật. Tuy nhiên, trên đời luôn có 1% ngoại lệ. Ví dụ, Kim Kardashian rất nổi bên Mỹ (hầu như ai cũng biết). Tại sao cô ta nổi tiếng? Cô ta là 1 ví dụ điển hình của câu "famous for being famous". Cô nổi lên vì bị lộ clip sex. 1 nhà báo đã điều tra và tuyên bố là cô đã cố tình tung clip sex để nổi tiếng, nhưng đóng kịch là clip sex bị người khác tung ra. Cô bị xã hội và báo chí chỉ trích ầm ầm. Tuy nhiên, cô vẫn kiếm tiền tỷ đô phà phà nhờ vào tai tiếng của mình. Bên Mỹ có câu nổi tiếng là "no publicity is bad publicity". Việt Nam thì có Ngân 98 và Ngọc Trinh. 2 cô này có thành tích gì ngoài tai tiếng? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:00, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Được nhiều báo chí phong là "nữ DJ số 1 Việt Nam" là không phải chuyện đùa. Đồng ý là báo chí tự phong, nhưng không phải ai cũng được nhiều báo chí phong là nữ DJ số 1 VN. Ví dụ, Ngọc Trinh cũng được báo chí tự phong là "nữ hoàng nội y" do những hình hở bạo của mình. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:19, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Đủ nổi bật theo những nguồn báo mà CVQT đưa ra. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 12:03, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Đủ nổi bật theo các ý kiến trên. Mohammed (talk) 23:15, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Đã thấy thông tin phát hành âm nhạc. Không bỏ cho cái phiếu xóa thì chắc chẳng ai rảnh đi tìm thông tin quan trọng nhất của bài này. Squirrel (talk) 03:15, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Như các ý kiến trên, không cần giải thích lại. Jimmy Blues ♪ 13:44, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
sửa- Ý kiến Hướng xử lý nội dung của bài này sau khi được biểu quyết xóa theo tôi sẽ là gộp vào mục "Đời tư" trong bài Hoàng Anh (DJ) nhưng viết tóm tắt lại như: Năm 2008, Hoàng Anh kết hôn với Nguyễn Đình Mỹ Quyên (Bo), nữ DJ từng đạt giải Nhất tìm kiếm tài năng DJ Việt Nam năm 2003 và giải Nhì tìm kiếm tài năng DJ khu vực châu Á năm 2004. Họ có chung một người con gái tên Yuna. Sau khi ly thân, Yuna sống cùng với bố. Năm 2012, DJ Bo qua đời vì bệnh viêm phổi. Squirrel (talk) 12:38, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Ý kiến User:CVQT Bạn nên cải thiện bài viết thì sẽ dễ thuyết phục mọi người giữ bài hơn. Chất lượng bài không ảnh hưởng tới "độ nổi bật". Tuy nhiên, cộng đồng có xu hướng bỏ phiếu giữ những bài có chất lượng tốt hoặc ok. Chúng ta không thể thay đổi được "xu hướng" này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:02, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Ý kiến @Nguyentrongphu & GDAE: Bài viết đã được đại tu lại toàn bộ. –MessiM10 19:35, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:CVQT Wow, chất lượng đã được cải thiện đáng kể. Chúc mừng bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:26, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Kết quả: Giữ. Flippy (thảo luận) 08:53, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Danh sách chương trình phát sóng của VTC (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem) – (Xem BQXB | thay đổi)
- (Tìm nguồn: "Danh sách chương trình phát sóng của VTC" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Dưới đây là danh sách các chương trình của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, không rõ độ nổi bật. Mohammed (talk) 07:54, ngày 6 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửaGiữ
sửa- Giữ mỗi chương trình không phải cái nào cũng đủ nổi bật để có bài trên Wiki. nên đây là trang gần như duy nhất mà nếu ai có như cầu tra cứu tìm đến. triệt thông tin luôn làm gì. dù gì đi nữa Tivi cũng từng một thời quan trọng trong cuộc sống chúng ta trước khi có internet mà - Vô ngã (Vô thường) 12:30, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Tôi có cùng quan điểm với TUIBAJAVE, mặc dù bài không có lấy một nguồn nhưng vẫn có tính tra cứu, đặc biệt là khi VTC không còn phát sóng nữa. Phạm Ngọc Phương Linh ♥
(T • C • CA • L • B • UR) 14:43, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC) - Giữ Tôi nghĩ có thể còn nhiều nguồn chưa được khai thác đưa vào bài. Giữ cho các tv quan tâm trong mảng này về sau có thể biên tập lại. phongđăng (thảo luận) 07:22, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Danh sách tạp nham, cần các thành viên chuyên mảng truyền hình biên tập lại và bổ sung nguồn để đạt được yếu tố bách khoa. Tuy nhiên, trường hợp này cân nhắc yếu tố đặc thù là VTC đã giải thể nên có yếu tố nghiên cứu, cần được giữ lại để những người nào có nhu cầu có thể tìm hiểu, đồng thuận với 3 phiếu giữ ở trên. –MessiM10 17:18, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Đồng tình với các quan điểm trên. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 08:03, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
sửaKết quả: Giữ bài. Ayane aka. eunn 04:33, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Bình Gold (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem) – (Xem BQXB | thay đổi)
- (Tìm nguồn: "Bình Gold" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Một thợ xăm và rapper người Việt Nam cần thẩm định độ nổi bật Ayane aka. eunn 03:23, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửaGiữ
sửa- Giữ Ca sĩ đủ tiêu chuẩn về mức độ nổi bật vì có nhiều bài hát phổ biến (dựa trên lượt xem trên YouTube và lượt nghe trên Spotify), đồng thời thường xuyên bị báo chí và truyền hình Việt Nam nhắc tới vì những tranh cãi xung quanh hình ảnh và ca từ của các bài hát của ca sĩ này. GV (thảo luận) 09:07, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ tên này khá hit - Vô ngã (Vô thường) 12:52, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Rapper này cũng khá hot, đủ tiêu chuẩn nổi bật, bài nhạc của họ cũng có những cái hay và cả những cái tiêu cực riêng ([7]). Phạm Ngọc Phương Linh ♥
(T • C • CA • L • B • UR) 14:45, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC) - Giữ Dư độ nổi bật. Thường xuyên được nhắc tên. Dotruonggiahy12 (thảo luận) 18:52, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Tai tiếng cũng là một dạng nổi bật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:15, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Người này để lại những "dấu ấn" tiêu cực và "tai tiếng" được báo chí nhắc đến nhiều và đậm nét, đến nay vẫn còn được gợi mở. –MessiM10 07:16, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Thỏa đnb. phongđăng (thảo luận) 07:26, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Rapper đủ dnb. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 08:02, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
sửa- Trận đấu giữa Việt Nam và Trung Quốc (Vòng loại World Cup 2022 – Khu vực Châu Á) (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem) – (Xem BQXB | thay đổi)
- (Tìm nguồn: "Trận đấu giữa Việt Nam và Trung Quốc (Vòng loại World Cup 2022 – Khu vực Châu Á)" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Bài từng bị BQXB tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Trận đấu giữa Việt Nam và Trung Quốc (Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 khu vực châu Á). Đáng lẽ ra theo đúng tinh thần quy định là sẽ bị xóa nhanh, nếu không có bất cứ thông tin nào khác đủ "chấn động". Tuy nhiên, áp dụng case tiền lệ là Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Bắc Việt Võ cho bài này, và thể theo ý kiến của người khởi tạo bài, tôi đưa bài ra biểu quyết xóa lần 2.
- Nếu kết quả tiếp tục là xóa, sau này nếu bài được khởi tạo lại dưới bất kỳ hình thức/cái tên nào khác, ngoại trừ được viết lại với những dữ kiện thực sự "kinh thiên động địa" cho thấy trận đấu này thật sự nổi bật và "chấn động", bài có thể bị xóa ngay lập tức và các thành viên có thể yêu cầu án cấm đối với người khởi tạo bài (nếu có), để tránh các hành vi phá hoại về sau. – MessiM10 15:54, ngày 3 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:CVQT Quy định có ghi rõ là nếu bài đã từng bị BQ xóa thành công. Sau này nếu có tạo lại bắt buộc phải có thêm thông tin mới đáng kể (không nhất thiết là phải "kinh thiên động địa"), còn không sẽ bị xóa nhanh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:02, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Tôi yêu cầu biểu quyết được mở đến 30 ngày (dựa trên tiền lệ). Giải quyết một lần cho xong. Hy vọng các tv không đóng sớm. phongđăng (thảo luận) 13:53, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa
sửa Xóa Như lý do khi gắn biển Độ nổi bật và lý do đưa bài ra biểu quyết. – MessiM10 15:57, ngày 3 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Xóa nhanh Không đủ nổi bật để có bài. Nên xóa nhanh vì không có thông tin nào mới chứng minh độ nổi bật. Ayane aka. eunn 16:01, ngày 3 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Trận đấu không nổi bật. Squirrel (talk) 07:10, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Tôi nghĩ không nổi bật, không lâu dài về mặt ảnh hưởng. Hiện tại, báo trí nước ngoài đưa tin (hay đặt tên) sau mỗi trận ra sân của Việt Nam (mà kết quả thắng) trước nước bạn là điều rất bình thường mấy năm gần đây. Diễn biến trận đấu này không thấy thông tin gì kinh điển. Các nội dung bình luận viên, xuống sân ăn mừng... đều rất bình thường của mỗi trận bóng. Nếu xét tính thời sự, bài viết là chủ thể dù nhiều năm trôi qua vẫn được "nhiều người quan tâm" hay "ảnh hưởng sâu rộng" mới được gọi là "trận bóng thời sự". Trận đấu này không thỏa tiêu chí này (khi đã không thỏa, tôi nghĩ rằng là thời điểm cần xét lại đnb, vốn bóng đá từ lâu là chủ đề có tình trạng lạm phát mặt báo). phongđăng (thảo luận) 10:11, ngày 6 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:P. ĐĂNG Mời bạn liệt kê vài trận đấu đủ nổi bật nhưng được báo chí đặt nickname. Rõ ràng 1 trận đấu được báo chí đặt "nickname" là chuyện hiếm có, chứ không có chuyện là bình thường. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:57, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Uruguay v Brazil (1950 FIFA World Cup) (Cú sốc ở Maracana)
- Uruguay thắng Brazil (lúc đó được coi là ứng cử viên chắc chắn cho giải vô địch, nhưng lại để thua). Trận này còn để lại dư âm đến mức khi Brazil gặp Uruguay thì nó là đề tại vang lại khắp mặt báo chí (trận này hiện tại vẫn còn ảnh hưởng đối với cả hai phe theo tích cực + tiêu cực).
- Battle of Santiago (1962 FIFA World Cup) (Trận Santiago)
- Japan v Iraq (1994 FIFA World Cup qualification) (Bi kịch ở Doha)
- Nền bóng đá Nhật Bản từ sau trận này họ phát triển rất mạnh, sau đó trở thành một trong những đội bóng hàng đầu châu Á ngày nay. Xem trận đấu này ảnh hưởng lên báo chí bất kể thời gian.
- Philippines 2–0 Việt Nam (Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010) (Điều kỳ diệu ở Hà Nội, Đêm Hà Nội diệu kỳ, Phép màu Hà Nội)
- Điểm chung của tất cả trận đấu trên không chỉ "có nguồn" mà còn "ảnh hưởng" và "lâu dài". Trận đấu đang thảo luận không giúp được gì tạo ra cột mốc ảnh hưởng nền bóng đá 2 nước. Diễn biến trận này phải nói là nhạt, không thấy chỗ nào đặc biệt (trận ASEAN Cup 2024 gần đây của VN với Thái Lan may ra còn có vài điểm "tấu hài" để nhớ). Xem báo chí Trung Quốc giật tít. Đó là lý do cho việc tôi tin rằng, tình trạng bài viết được "đụng đâu đặt tên" thì không đồng nghĩa với việc nó đủ nổi bật để có bài riêng trên Wikipedia. Trận đấu đủ nổi bật thì vẫn nổi bật kể cả không có mấy danh xưng từ báo chí. Trận đấu nổi bật, theo tôi, trước hết nằm ở thành tích, bước ngoặc làm thay đổi được một số thứ mà trận đó phát ra được (độ bao phủ nguồn mỗi trận đã bình thường hóa trong môn thể thao này). Tôi cũng cho rằng, đây là cách để độ nổi bật các bài viết Wikipedia được xác thực đúng với mức chủ thể sở hữu trước tình trạng "lạm phát báo chí" trong bóng đá. Mục đích của "trận đấu" là để "đấu", giá trị trận đấu phụ thuộc cách cầu thủ thi đấu, không phải nằm ở việc cách báo chí giật tít. Một trận đấu dù có được nhắc đến nhiều nhưng không để lại tác động đáng kể thì vẫn không đủ nổi bật. Không nói xa, xét riêng mặt bằng chung tại khu vực châu Á, trận này không có điểm gì so với Philippines (hiện tại nhắc đến trận 2010 vẫn còn loạt báo chí nhắc đến trận chiến tích nước này). Ngoài ra, tôi cũng nêu ý kiến dường như tv tạo bài viết đang tham chiếu sai về "đại kình địch" giữa Việt Nam và Trung Quốc tại thảo luận. Hai nước này chưa phải ở mức xếp vào "đại kình địch" (trong vòng 24 năm gặp nhau 7 lần). Kình địch ví dụ Trung Quốc-Nhật Bản (43 lần), Trung Quốc-Hàn Quốc (38 lần). phongđăng (thảo luận) 08:52, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:P. ĐĂNG Tôi thấy bạn thảo luận lạc đề. Những trận bạn liệt kê đều đủ nổi bật. Tôi yêu cầu bạn liệt kê ra những trận đấu có "nickname" mà không đủ nổi bật. Bạn không liệt kê được. Bạn tuyên bố 1 trận đấu có "nickname" là bình thường. Tôi không thấy điểm này bình thường ở chỗ nào. 99% các trận đấu đều không được báo chí đặt nickname. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:38, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Nguyentrongphu Đọc thấy bạn kêu tôi liệt kê mấy trận đấu đủ nổi bật được báo chí đặt tên. Tuy nhiên, tôi nghĩ lập luận của bạn là Burden of proof (philosophy). Tôi nghĩ rằng người ta không vớt đá dưới biển để tìm vàng. Tôi đang chứng minh trận đấu này không đủ nổi bật dựa vào độ nổi bật của các trận đấu đã thỏa và có bài trên Wikipedia, tiêu chí có thể không phải ở mức so sánh buộc phải đủ nổi bật "ngang nhau" mới có thể có bài, nhưng các bài đã tồn tại là minh chứng cho "mặt bằng" chung để nhận xét các bài chủ đề tương tự. Trang báo này, cho thấy việc Trung Quốc và cổ động viên nước này chỉ trích nặng ngôn từ thường xuyên đối với đội bóng nhà nhiều đến mức từ lâu trở nên rất bình thường. Nguồn này, trận Trung Quốc-Thái Lan cũng được báo đặt là "thảm kịch", tôi đã tra cứu nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng có vẻ không thấy trận này được wiki viết, nếu tìm thấy, bạn có thể dẫn link. Tôi nghĩ, trận đấu được đặt tên hay không không phải tiêu chí có bài trên Wikipedia, vì trước hết, tiêu chí độ nổi bật "lưu trữ" sự kiện Wikipedia khác với tiêu chí một tờ báo được viết. Bình thường tôi đang đề cập, tôi cũng tin rằng các tv ngay từ đầu đã cố gắng đề cập là bình thường trong "thành tích", "ảnh hưởng" và "lâu dài", đó là điểm bình thường tôi dùng đánh giá trận đấu này. Các trận bóng đá, tôi tin rằng, ấn tượng cho người xem là dựa trên "thành tích", "ảnh hưởng" và "lâu dài". Do đó, khi với tinh thần là người xem và đánh giá trực tiếp (không nhìn trận đấu qua con mắt báo chí), tôi không thấy trận đấu bất kì phát huy điểm này được thì tôi đánh giá không ấn tượng, tương đương Wikipedia là không nổi bật. Chủ thể là thứ cho thấy được tự bản thân nó đã nổi bật hay chưa. Tôi đã dẫn nguồn trước đó cho thấy báo chí Việt Nam cũng nhận xét Trung Quốc giật tít trong chuyên ngành đưa tin bóng đá. 99% báo chí không đặt tên các trận đấu, không đồng nghĩa 1% còn lại luôn đủ nổi bật. phongđăng (thảo luận) 15:55, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Trận này không nổi bật bằng những trận bạn liệt kê, nhưng điều đó không đồng nghĩa là trận này không đủ nổi bật. Tôi xin bảo lưu quan điểm đã nêu. Cộng đồng sẽ quyết định số phận của bài này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:17, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Các bài viết Wikipedia hoạt động dựa trên nguồn, do đó BQX dành cho các bài viết lạm phát nguồn nhưng tính chất sự việc có vẻ đang cần xem xét. Tôi cũng nghĩ kết quả bài viết nên để cho cộng đồng quyết định vì quan điểm của các tv đã được nêu và giải thích rõ tất cả. Cứ để thời gian kết chốt cho biểu quyết này. phongđăng (thảo luận) 03:56, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Trận này không nổi bật bằng những trận bạn liệt kê, nhưng điều đó không đồng nghĩa là trận này không đủ nổi bật. Tôi xin bảo lưu quan điểm đã nêu. Cộng đồng sẽ quyết định số phận của bài này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:17, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Nguyentrongphu Đọc thấy bạn kêu tôi liệt kê mấy trận đấu đủ nổi bật được báo chí đặt tên. Tuy nhiên, tôi nghĩ lập luận của bạn là Burden of proof (philosophy). Tôi nghĩ rằng người ta không vớt đá dưới biển để tìm vàng. Tôi đang chứng minh trận đấu này không đủ nổi bật dựa vào độ nổi bật của các trận đấu đã thỏa và có bài trên Wikipedia, tiêu chí có thể không phải ở mức so sánh buộc phải đủ nổi bật "ngang nhau" mới có thể có bài, nhưng các bài đã tồn tại là minh chứng cho "mặt bằng" chung để nhận xét các bài chủ đề tương tự. Trang báo này, cho thấy việc Trung Quốc và cổ động viên nước này chỉ trích nặng ngôn từ thường xuyên đối với đội bóng nhà nhiều đến mức từ lâu trở nên rất bình thường. Nguồn này, trận Trung Quốc-Thái Lan cũng được báo đặt là "thảm kịch", tôi đã tra cứu nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng có vẻ không thấy trận này được wiki viết, nếu tìm thấy, bạn có thể dẫn link. Tôi nghĩ, trận đấu được đặt tên hay không không phải tiêu chí có bài trên Wikipedia, vì trước hết, tiêu chí độ nổi bật "lưu trữ" sự kiện Wikipedia khác với tiêu chí một tờ báo được viết. Bình thường tôi đang đề cập, tôi cũng tin rằng các tv ngay từ đầu đã cố gắng đề cập là bình thường trong "thành tích", "ảnh hưởng" và "lâu dài", đó là điểm bình thường tôi dùng đánh giá trận đấu này. Các trận bóng đá, tôi tin rằng, ấn tượng cho người xem là dựa trên "thành tích", "ảnh hưởng" và "lâu dài". Do đó, khi với tinh thần là người xem và đánh giá trực tiếp (không nhìn trận đấu qua con mắt báo chí), tôi không thấy trận đấu bất kì phát huy điểm này được thì tôi đánh giá không ấn tượng, tương đương Wikipedia là không nổi bật. Chủ thể là thứ cho thấy được tự bản thân nó đã nổi bật hay chưa. Tôi đã dẫn nguồn trước đó cho thấy báo chí Việt Nam cũng nhận xét Trung Quốc giật tít trong chuyên ngành đưa tin bóng đá. 99% báo chí không đặt tên các trận đấu, không đồng nghĩa 1% còn lại luôn đủ nổi bật. phongđăng (thảo luận) 15:55, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:P. ĐĂNG Tôi thấy bạn thảo luận lạc đề. Những trận bạn liệt kê đều đủ nổi bật. Tôi yêu cầu bạn liệt kê ra những trận đấu có "nickname" mà không đủ nổi bật. Bạn không liệt kê được. Bạn tuyên bố 1 trận đấu có "nickname" là bình thường. Tôi không thấy điểm này bình thường ở chỗ nào. 99% các trận đấu đều không được báo chí đặt nickname. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:38, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:P. ĐĂNG Mời bạn liệt kê vài trận đấu đủ nổi bật nhưng được báo chí đặt nickname. Rõ ràng 1 trận đấu được báo chí đặt "nickname" là chuyện hiếm có, chứ không có chuyện là bình thường. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:57, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Sau khi đọc ý kiến của các bạn và suy xét thật kỹ, tôi cho rằng bài này không cần có bài riêng. Đây là một số lý do cho luận điểm của tôi:
- Như các bạn dưới đã bình luận, tôi thấy không nên lấy lý do trận đấu này được đưa tin đông đảo để giữ bài, vì sự thực là... gần như trận đấu nào của ĐT Việt Nam (hoặc U23 VN) cũng đều được rất đông phương tiện truyền thông-truyền hình quan tâm cả, bất kể đó là trận đấu giao hữu hay thuộc một giải đấu chính thức. VD như thời ông Philippe Troussier, đội đá thua nhiều bị chửi lên chửi xuống như vậy, NHM thì được cho là tỏ ra thờ ơ, nhưng sự thực là báo chí, truyền thông, và đặc biệt là dân mạng thì vẫn dành sự quan tâm lớn.
- Tôi cũng đồng tình với ý kiến trận đấu này chỉ gây chú ý nhất thời, chứ tác động về lâu dài là không lớn. So ra thì dấu ấn của trận đấu còn chẳng bằng trận VN thắng HQ hồi 2003 (như bác Messi dẫn ở dưới) và gần đây hơn là trận Olympic VN thắng 1-0 trước Olympic Nhật Bản (Đại hội Thể thao châu Á 2018). Và còn xa mới bằng các trận đấu chung kết mà tuyển VN giành chức vô địch như AFF, hay U23 ở Thường Châu hồi 2018. Về phía TQ, sau khi ĐT nước này phục thù bằng trận thắng 2-0 trước chính VN sau đó một năm, tôi nhận thấy truyền thông TQ và dân mạng xứ tỷ dân cũng gần như nguôi ngoai và không còn để tâm đến trận thua VN mới một năm trước, tuy vẫn luôn miệng chỉ trích đội nhà. Ngoài ra, tôi cũng thắc mắc ngoài hai nước chính có ĐT tham gia là VN và TQ, thì còn có phương tiện truyền thông nào của những nước khác thật sự chú ý và đưa tin về trận đấu này không? Hay chỉ có truyền thông hai nước đưa tin là chính? Jimmy Blues ♪ 08:45, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Có, ngoài hai nước VN và Trung Quốc ra, thì còn có kênh ESPN của Mỹ, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), tờ Matichon của Thái Lan và tờ báo của Indonesia đưa tin nữa, ngoài ra thì còn có cả tờ báo nơi quê nhà Hàn Quốc của ông Park cũng đưa tin về trận đấu này, nếu bạn không tin thì có thể tham khảo nguồn 27 của bài để kiểm chứng.
- Ngoài ra, tuyển Trung Quốc cũng là một kình địch rất lớn của bóng đá Việt Nam nữa, chúng ta đã không thắng họ trong 24 năm rồi, khoảng thời gian đó là rất lâu đấy, nhưng ngày hôm đó việc chúng ta thắng "đại kình địch" này thì thật sự đó không phải là một điều bình thường một chút nào cả. Và vì chúng ta đã thắng trận ngay đúng vào dịp Tết cổ truyền nên việc tôi viết bài này hoàn toàn là một điều dễ hiểu. Mong bạn hiểu và gạch bỏ phiếu xóa. – Phanminh1970 (thảo luận) 03:13, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Đúng là tôi không có tìm các nguồn ngoại ngữ khác ngoài những nguồn Việt-Trung trong bài nên không nắm rõ, nhưng qua ý kiến của bạn thì đúng là truyền thông các nước đưa tin về trận đấu này khá là rộng rãi. Tuy nhiên tôi vẫn bảo lưu quan điểm là trận đấu này có tính chất gây chú ý dư luận đương thời thay vì có tác động lâu dài. Còn về ý "kình địch", bạn có hiểu nhầm khái niệm của từ này không? Trong bóng đá nói chung, theo tôi hiểu hai đội được gọi là kinh địch của nhau khi mà hai đội này thường xuyên chạm trán nhau và ăn miếng trả miếng, hay nói cách khác là ngang tài ngang sức với nhau, nhưng có tính cạnh tranh/ăn thua lớn, VD như Cạnh tranh giữa Liverpool F.C. và Manchester United F.C., Cạnh tranh giữa Juventus và AC Milan,... Tôi không muốn bias TQ, nhưng công bằng mà nói, VN đã thắng được TQ bao nhiêu trận, so với số trận mà họ thắng chúng ta từ trước đến nay, mà đòi xem họ là kình địch? Dư luận TQ đã bao giờ cho rằng VN xứng đáng là kình địch của họ chưa?? Nói TQ và NB/HQ là kình địch của nhau nghe còn có lý hơn một chút, dù cho thành tích của TQ trước hai đội kia rõ ràng lép vế hơn hẳn. Đối với tôi, VN đã và đang chỉ có một kình địch duy nhất - Thái Lan, từ hai chục năm trước đã như thế và bây giờ vẫn vậy, sự so kè của VN với TL vẫn luôn là hấp dẫn nhất so với Indo hay Malay. – Jimmy Blues ♪ 15:14, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Trận đấu này có ý nghĩa truyền thông hơn là bách khoa. DangTungDuong (thảo luận) 09:14, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xóa Không nổi bật. Mohammed (talk) 09:50, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Giữ
sửa- Giữ "Lần đầu tiên đánh bại Trung Quốc sau 24 năm" -> thông tin này chứng minh trận đấu này đủ nổi bật. Bài có nhiều nguồn và thông tin. Đây không phải là trận đấu kiểu ao làng (sau vài năm rồi đi vào dĩ vãng). Dư luận TQ còn gọi trận đấu này với nickname "thảm kịch tại Hà Nội" là đủ hiểu sự nổi bật của nó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:59, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Thường thì những trận đấu gây sốc kiểu này hay để lại những tác động lớn và lâu dài. Việt Nam sau khi thắng UAE 2-0 thì lần đầu tiên vào tứ kết giải châu Á, Philippines sau khi thắng VN 2-0 thì nền bóng đá của họ phất lên trong cả chục năm. Còn trận này thì em chưa thấy tác động rõ rệt ở đâu. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 06:14, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Không phải cứ vô tứ kết, bán kết thì mới đủ nổi bật. Trận đấu này tôi thấy có "thành tích" nổi bật (tôi đã nêu và xin không lặp lại). Thêm nữa, trận đấu được nhiều báo chí nhắc tới + đặt tên nickname (có rất ít trận đấu trong lịch sử được báo chí đặt nickname). Tôi đã nêu quan điểm cá nhân, còn xóa hay giữ thì tùy vào cộng đồng quyết định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:35, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Thường thì những trận đấu gây sốc kiểu này hay để lại những tác động lớn và lâu dài. Việt Nam sau khi thắng UAE 2-0 thì lần đầu tiên vào tứ kết giải châu Á, Philippines sau khi thắng VN 2-0 thì nền bóng đá của họ phất lên trong cả chục năm. Còn trận này thì em chưa thấy tác động rõ rệt ở đâu. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 06:14, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Đủ nổi bật. Ngừng so sánh (Hãy tận hưởng) 11:05, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Từng này thông tin và nguồn là đủ để chứng minh độ nổi bật của bài. I So bad 13:37, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Cần giữ lại bài viết này, không được xóa nó, đây là một trận đấu có tác động lớn đối với nền bóng đá Việt Nam. Trong bản tin thời sự 12h trưa trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam, bản tin có nhắc đến trận đấu này như một chiến tích. Hơn nữa tôi có đề nghị không được xóa bài viết này trên trang thảo luận với những lý do mà tôi đã nêu ở đó. Phanminh1970 (thảo luận) 01:27, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Trận đấu đủ nổi bật, có nhiều ý nghĩa hơn là về mặt thời sự. WhoAlone 14:16, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Tương tự các ý kiến trên ༒ Nhac Ny ༒ Talk to me ♥ 19:14, ngày 8 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Giữ Sau khi check thông tin thì tôi thấy bài viết này có thể giữ lại. Một trận đấu mà lần đầu tiên sau 24 năm Việt Nam thắng Trung Quốc, mà còn vào mùng 1 Tết nữa, thì nó không chỉ có ý nghĩa đơn thuần mà còn có ý nghĩa thời sự nữa, như các ý kiến bên trên. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 08:01, ngày 11 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
sửa- Ý kiến So sánh Phiên bản ngày 23 tháng 12 năm 2022 với phiên bản hiện tại của bài viết, tôi thấy bài có thêm nhiều thông tin, nhiều nguồn hơn và nhất là có nguồn tiếng Trung. Nên vì vậy, kết hợp với yêu cầu của người khởi tạo bài và tiền lệ bài Bắc Việt Võ tôi dẫn ở trên, tôi mới gắn "đnb" và đưa bài ra biểu quyết xóa lần thứ 2. Vì vậy các thành viên cần giữ thiện ý, nhất là các BQV/ĐPV tránh vội vàng xóa nhanh. – MessiM10 16:16, ngày 3 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT: Nhiều thông tin hơn nhưng đa số toàn là những thông tin thừa thãi không cần thiết, nào là bình luận viên truyền hình, nào là trực tiếp trên kênh nào, nào là đội hình xuất phát (có cả bảng ghi lại danh sách 2 đội chi tiết hơn ở dưới mà không hiểu sao lại cố viết thêm cái đội hình này vào), thêm cả mấy cái ghi chép số liệu của từng cầu thủ nữa. Những bài viết về trận đấu bóng đá khác mà tôi từng biết (hoặc viết) cũng không "vung viết vẽ vời" đến mức độ này. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 13:19, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- +1. Những phản ứng về một trận bóng đá trong bài tôi thấy rất bình thường, thắng làm vua thua "là ăn chửi", đa phần cũng không đáng để nói nhiều trong bài. – Squirrel (talk) 14:20, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @HuyNome42: Tôi từng có dự định viết bài Hàn Quốc 0–1 Việt Nam (2003) nhưng vì cái case Việt Nam và Trung Quốc này mà tôi chưa thể thực hiện được. Cái cú sốc thắng Hàn Quốc năm 2003 tính chất tương tự, thậm chí còn nổi bật hơn vì nó gắn liền với tên tuổi của Phạm Văn Quyến (trận đấu này được nhiều nguồn uy tín nhắc đến đến tận bây giờ), vị thế của bóng đá Hàn Quốc lúc đó là thứ 4 World Cup vừa diễn ra 1 năm trước đó. Vấn đề chính yếu khiến tôi nghi ngờ bài này và chưa thể viết bài về trận thắng Hàn Quốc năm 2003, nằm ở việc cái tính chất quan trọng của (cả hai) trận đấu và dấu ấn là không nhiều, và khi biết về case đã từng bị BQX của bài này với tỷ lệ áp đảo 5/0. Tuyển Việt Nam vốn đã bị loại từ trước đó trong khi tuyển Trung Quốc thực chất cơ hội đi tiếp của họ chỉ còn trên lý thuyết (kém vị trí thứ 3 đến 9 điểm mà trong khi chỉ còn đúng 3 trận, trong khi hồi đá với Hàn Quốc năm 2003 tuyển VN vẫn còn nguyên cơ hội đi tiếp ở VL Asian Cup và vị thế nền bóng đá Việt Nam lúc đó ở châu Á còn chẳng ai biết). Ví dụ nếu nhờ trận thắng này tuyển Việt Nam được dự World Cup lần đầu tiên, bóng đá Việt Nam đổi đời chắc chắn không có lý do gì để tôi bỏ phiếu xóa cả. Nhưng vấn đề là dấu ấn của nó rất ít, kể cả tôi có đọc qua bản bên tiếng Trung cũng chỉ có nhiêu đó thông tin. Thứ hạng FIFA của hai đội ở thời điểm đó cũng không quá xa đến độ đẳng cấp "một trời một vực" như trận Philippines thắng 2–0 năm 2010, trận đấu được coi như làm "đổi đời" nền bóng đá Philippines đến tận bây giờ (PLP hồi đó là một trong những đội yếu nhất ở châu Á và Đông Nam Á chẳng ai biết trên bản đồ bóng đá, toàn thua đậm trong khi Việt Nam là ĐKVĐ AFF Cup, ấy nhưng thắng và có lần đầu tiên vào bán kết một giải đấu khu vực). Cái trận Việt Nam thắng UAE 2–0 đó là trận đầu tiên, trận thắng đầu tiên trong lần đầu tiên Việt Nam thống nhất tham dự cúp châu Á và giúp Việt Nam có lần đầu vào tứ kết cúp châu Á, làm bàn đạp để Việt Nam 1 năm sau vô địch Đông Nam Á lần đầu tiên (cần chú ý cái chữ "lần đầu tiên" và những tác động). Cái cốt lõi là cần phải có dấu ấn, tác động để làm cho trận đấu thật sự nổi bật. Còn việc 24 năm mới thắng Trung Quốc nó chưa thực sự đủ mạnh, vì trong bóng đá thì đội bị đánh giá thấp hơn "giải dớp" thắng đội mạnh hơn thì rất nhiều, nhưng vấn đề là cái tác động đằng sau để làm mạnh độ nổi bật thì chưa rõ, ngoại trừ cái tên "thảm kịch Hà Nội" vẫn còn đang làm tôi cân nhắc (vì không có nguồn bên thứ ba độc lập). – MessiM10 15:21, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:CVQT Đội yếu thắng đội mạnh hơn trong bóng đá là bình thường. Tuy nhiên, 24 năm mới thắng được 1 trận là không phải bình thường. Báo TQ nickname trận đấu này là "thảm kịch Hà Nội". Báo VN cũng có nhắc tới nickname này (nguồn 9). Bạn nói không có nguồn thứ ba độc lập là sao? Báo chí thường được tính là nguồn thứ ba độc lập. Không tính các trường hợp chính trị vì báo chí VN, TQ bị chính quyền kiểm soát. Trong chủ đề chính trị, báo chí VN và TQ không được tính là nguồn thứ ba độc lập. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:02, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Nhiều bài bị BQ xóa. Sau này được viết lại có chất lượng tốt hơn + nhiều nguồn -> được giữ là chuyện bình thường. Chuyện này không hiếm và đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử Wikipedia Vi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:05, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu: Bác ơi, 24 năm nhưng chỉ gặp nhau 7 lần trong 24 năm đó, chứ không phải năm nào cũng gặp nhau ít nhất 1-2 lần như cấp câu lạc bộ kiểu như Real Madrid với Barcelona, nó khác đấy (ví dụ đá 30 40 trận mới thắng 1 trận thì còn đặc biệt). Cấp đội tuyển quốc gia một năm chỉ có vài trận đấu (nhiều nhất cũng chỉ hơn 10 trận), và không phải năm nào cũng phải đá với cùng một đối thủ. Ví dụ giáp biên giới với nhau như Pháp với Đức, Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha hay gần hơn là Việt Nam với Lào, không phải năm nào đội tuyển của họ cũng gặp nhau, vì tùy vào kết quả phân chia rồi bốc thăm các thứ. Ấy nên chuyện 24 năm mới thắng 1 đối thủ ở cấp đội tuyển quốc gia nó không thật sự là điểm nhấn, vì thế giới nó có nhiều trường hợp thậm chí còn dài hơn lên đến 30, 40 năm không thắng nhưng vẫn không đủ nổi bật, gần nhất có Euro 2020 Thụy Sĩ thắng Pháp sau 32 năm nhưng vẫn không có bài. Có chăng nó chỉ là vế sau là "thảm kịch Hà Nội" vì đúng là tra mạng thì một số website của Trung Quốc và cả RFA (bản tiếng Trung) cũng nói. Nhưng nguồn từ bên thứ ba, như tôi nói, là các nguồn báo chí ngoài 2 nước. Vì thắng thua trong một trận bóng thì truyền thông của quốc gia trong cuộc sẽ tung hô hoặc dìm hàng, nhiều khi ở mức thái quá, nhất là trong thời buổi bùng nổ công nghệ, mạng xã hội hiện nay. Nên trường hợp này cần phải có nguồn từ bên thứ ba là báo chí quốc tế ngoài 2 nước đề cập như nào về trận đấu thì chưa thấy nhắc đến nhiều và đậm nét như HuyNome42 nói ở dưới. Ngoài ra cái cần là trận đấu đã thay đổi nền bóng đá 2 nước như thế nào cũng chưa thấy (tức là tác động và dấu ấn), trên mạng thì cũng khá mờ nhạt. Trung Quốc không phải là nước năm nào cũng dự World Cup thường xuyên (mới có 1 lần năm 2002) trong khi Việt Nam thì thắng trận này cũng không được dự vì bị loại trước đó, vì vậy nó không đủ mạnh để mà cho thấy trận đấu này đặc biệt đến mức cần có mục từ riêng trên Wikipedia; hơn nữa khoảng cách về thứ hạng FIFA lúc đó của 2 đội cũng không quá xa đến mức đẳng cấp "một trời một vực". Nó khác xa với Chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018, một trận chung kết của một giải đấu trẻ rõ ràng không đủ nổi bật (các bài chung kết về sau còn bị xóa), nhưng cái chính nó lại có tác động mạnh về lâu dài đến vị thế nền bóng đá cả hai nước Việt Nam và Uzbekistan và được truyền thông nhắc đậm nét đến giờ. – MessiM10 04:37, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Trận này rõ ràng là không nổi bật bằng trận chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018, nhưng điều đó không đồng nghĩa trận này không đủ nổi bật. Ví dụ, Pelé thừa nổi bật, nhưng điều đó không đồng nghĩa phải xóa toàn bộ các cầu thủ đá banh chuyên nghiệp người VN (vì họ độ nổi bật thua Pelé xa lắc). Lập luận như bạn thì chỉ có những thứ nổi bật nhất mới đáng để có bài, còn lại phải xóa hết? Xin nhắc lại lần cuối, quan điểm của tôi là 1 trận đấu đủ nổi bật khi nó có những "thành tích" đáng chú ý hoặc được báo chí chú ý tới nhiều. Rõ ràng là rất ít trận đấu trong lịch sử VN được đặt "nickname". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:10, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:CVQT Bạn đòi hỏi nguồn ngoài nước TQ và VN là vô lý. Wikipedia chưa bao giờ có yêu cầu quái lạ như vậy. Đây là trận đấu đá banh giữa TQ và VN, đòi nguồn nước khác là vô lý. Tôi xin nhắc lại là theo quy định từ đó tới giờ, nguồn báo chí được tính là nguồn thứ cấp độc lập (đủ tiêu chuẩn của Wikipedia). Tôi không có nghĩa vụ phải thuyết phục bạn. Bạn bỏ phiếu thế nào là quyền của bạn. Tôi đã nêu hết quan điểm của mình và xin dừng lại cuộc thảo luận này. Tôi không thích thảo luận lòng vòng (cuối cùng chả đi tới đâu). Cộng đồng sẽ là người quyết định cuối cùng là nên xóa hay giữ bài viết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:06, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Rất nhiều nhân vật đủ nổi bật người VN chỉ có nguồn tiếng Việt (không có nguồn nước ngoài đề cập tới). Vậy chắc phải đem xóa hết? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:19, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu: Hình như bác đang nhầm giữa Wikipedia:Độ nổi bật (người) và Wikipedia:Độ nổi bật (sự kiện), hai phạm trù này là khác nhau mà. "Trận đấu" nó thuộc vào phạm trù sự kiện, vậy nên nó phải đáp ứng tiêu chí nổi bật cho sự kiện. Ngoài ra kết hợp với hướng dẫn tại Wikipedia tiếng Anh (en:Wikipedia:Notability (sports)#Individual games or series) thì có đoạn "To be notable, games should be extraordinary and have a lasting impact on the sport; news coverage should be extensive (e.g., outside of the week of its occurrence and in non-local newspapers).", "A game that is widely considered by independent reliable sources to be notable, outside routine coverage of each game, especially if the game received front page coverage outside of the local areas involved". Đại khái là nó cần có hai yếu tố "tác động lâu dài" và "có nguồn bên thứ ba chứng minh ngoài các nguồn địa phương 2 nước", thế nên tôi mới có lập luận ở phía trên là cần nguồn ngoài 2 nước VN và TQ ấy bác chứ không phải "đòi hỏi vô lý" đâu. Còn ý bác thì tôi tôn trọng và không phủ nhận vì đó là lập luận của bác, ai cũng có quyền được nêu ý kiến. – MessiM10 06:09, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Lập luận của bạn là trận này không nổi bật bằng trận chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018 nên đòi xóa. Lập luận này tôi thấy rất có vấn đề. Sự kiện hay người gì cũng vậy thôi. Những sự kiện hay người kém nổi bật hơn so với sự kiện/người nổi bật nhất -> KHÔNG đồng nghĩa là những sự kiện hay con người đó không đủ nổi bật. Ví dụ, trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 nổi bật hơn trận chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018 gấp 100 lần -> suy ra phải xóa luôn bài kém nổi bật hơn? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:53, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:CVQT Bạn mới là người hiểu sai quy định. "Non-local newspapers" -> quy định yêu cầu báo chính thống. Có nghĩa là báo địa phương là không đủ để xác minh độ nổi bật. Báo địa phương dạng như báo tỉnh (không được truyền bá rộng rãi khắp nước). Tôi xin khẳng định là bạn đã hiểu sai quy định. Thêm nữa, nếu sự kiện được nhiều báo chí khác nhau nhắc tới -> đủ nổi bật. Quy định có ghi rõ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:49, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu: "Non-local newspapers" ở đây còn tùy vào ngữ cảnh và phạm vi của nó mà bác. Ở cấp địa phương, có thể hiểu như đội bóng của địa phương đá với đội bóng của một địa phương khác, và được báo chí ngoài địa phương (ở đây là báo chính thống ở cấp quốc gia) đưa tin đậm nét, có ảnh hưởng lâu dài thì nó có thể đủ nổi bật. Ví dụ trận en:Arsenal 1–2 Manchester United (1999), xét ở cấp câu lạc bộ (cấp địa phương). Còn trận đấu ở cấp độ đội tuyển quốc gia thì cần có nguồn ngoài 2 quốc gia (bên en họ còn cho luôn một ví dụ là en:2009 Republic of Ireland v France football matches), bởi bóng đá nó là môn thể thao ảnh hưởng rất lớn, một đội tuyển quốc gia giành chiến thắng thì nước thắng tung hô, còn đội thua thì bên nước thua dìm xuống đáy, nó rất bình thường. Lập luận như bác, chắc từ giờ trận thắng/thua nào của đội tuyển Việt Nam em cũng tạo bài hết, vì nguồn đề cập bằng tiếng Việt cho những chiến thắng/thua của đội tuyển vô số kể luôn, vô cùng đậm nét, khéo 1 bài 100 nguồn thậm chí 200 nguồn, ví dụ Việt Nam 0–3 Indonesia (2024). Như bác nói, Wikipedia không phải cái fandom, Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kình địch bóng đá Việt Nam – Indonesia, không phải trận đấu nào cũng viết được vì nó sẽ biến Wikipedia thành mớ tin tức (tin thời sự, tin giật gân) mà mất đi tính bách khoa. Bác tham khảo thêm Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Manchester United F.C. 1-6 Tottenham Hotspur F.C.. Chứ ý em không phải trận nào nổi bật hơn hay gấp 100 lần mới có bài như bác hiểu, nói thế mất quan điểm. – MessiM10 07:55, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Đi so với trận "2009 Republic of Ireland v France football matches" là khập khiểng rồi. Nền đá bóng của VN không thể nào đi so với mấy nước đá banh mạnh ở châu Âu được. Bạn cứ so sánh trận này với trận XYZ nào đó ngoài kia. Điều đó không quan trọng. Trận đấu này có kém nổi bật hơn mấy trận đấu khác không đồng nghĩa là phải xóa nó đi. Vấn đề bạn cần tập trung vào là trận đấu này có đủ nổi bật hay không? Nếu đủ nổi bật thì được phép tạo bài, tại sao cứ phải đi so sánh với trận này trận kia là sao? Tôi thấy trận này đủ nổi bật vì những lý do đã nêu (xin không lặp đi lặp lại lần thứ n). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:01, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Lập luận như bạn phải xóa luôn bài chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018. Bài đó tôi cũng không thấy bất cứ báo chí nước ngoài nào nhắc tới trận đó (ngoài VN và Uzbekistan). Lưu ý, nguồn afc (tiếng Anh) không được tính là nguồn độc lập nhé vì trang đó không phải là báo chí. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:55, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- User:CVQT "Non-local newspapers" không bao giờ có nghĩa là nguồn quốc gia thứ ba ngoài 2 quốc gia tham gia trận đấu. Bạn đã hiểu sai. Dĩ nhiên, nếu có thì càng tốt (quy định không bắt buộc phải có). Bạn cứ so sánh trận này với U-23 năm 2018 là khập khiểng. Tôi không bao giờ nói bất cứ trận nào cũng phải có bài. 99% các trận đấu đều không đủ nổi bật. Chỉ có số ít trận đấu mới đủ nổi bật để có bài riêng. Bài nào có trên 100 nguồn độc lập khác nhau thì bạn cứ việc viết (tôi sẽ bỏ phiếu giữ). VN và Indonesia không phải kình địch nên bị xóa là đúng rồi. VN và Thái Lan thì ok (có bài). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:55, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu: "Non-local newspapers" ở đây còn tùy vào ngữ cảnh và phạm vi của nó mà bác. Ở cấp địa phương, có thể hiểu như đội bóng của địa phương đá với đội bóng của một địa phương khác, và được báo chí ngoài địa phương (ở đây là báo chính thống ở cấp quốc gia) đưa tin đậm nét, có ảnh hưởng lâu dài thì nó có thể đủ nổi bật. Ví dụ trận en:Arsenal 1–2 Manchester United (1999), xét ở cấp câu lạc bộ (cấp địa phương). Còn trận đấu ở cấp độ đội tuyển quốc gia thì cần có nguồn ngoài 2 quốc gia (bên en họ còn cho luôn một ví dụ là en:2009 Republic of Ireland v France football matches), bởi bóng đá nó là môn thể thao ảnh hưởng rất lớn, một đội tuyển quốc gia giành chiến thắng thì nước thắng tung hô, còn đội thua thì bên nước thua dìm xuống đáy, nó rất bình thường. Lập luận như bác, chắc từ giờ trận thắng/thua nào của đội tuyển Việt Nam em cũng tạo bài hết, vì nguồn đề cập bằng tiếng Việt cho những chiến thắng/thua của đội tuyển vô số kể luôn, vô cùng đậm nét, khéo 1 bài 100 nguồn thậm chí 200 nguồn, ví dụ Việt Nam 0–3 Indonesia (2024). Như bác nói, Wikipedia không phải cái fandom, Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kình địch bóng đá Việt Nam – Indonesia, không phải trận đấu nào cũng viết được vì nó sẽ biến Wikipedia thành mớ tin tức (tin thời sự, tin giật gân) mà mất đi tính bách khoa. Bác tham khảo thêm Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Manchester United F.C. 1-6 Tottenham Hotspur F.C.. Chứ ý em không phải trận nào nổi bật hơn hay gấp 100 lần mới có bài như bác hiểu, nói thế mất quan điểm. – MessiM10 07:55, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu: Hình như bác đang nhầm giữa Wikipedia:Độ nổi bật (người) và Wikipedia:Độ nổi bật (sự kiện), hai phạm trù này là khác nhau mà. "Trận đấu" nó thuộc vào phạm trù sự kiện, vậy nên nó phải đáp ứng tiêu chí nổi bật cho sự kiện. Ngoài ra kết hợp với hướng dẫn tại Wikipedia tiếng Anh (en:Wikipedia:Notability (sports)#Individual games or series) thì có đoạn "To be notable, games should be extraordinary and have a lasting impact on the sport; news coverage should be extensive (e.g., outside of the week of its occurrence and in non-local newspapers).", "A game that is widely considered by independent reliable sources to be notable, outside routine coverage of each game, especially if the game received front page coverage outside of the local areas involved". Đại khái là nó cần có hai yếu tố "tác động lâu dài" và "có nguồn bên thứ ba chứng minh ngoài các nguồn địa phương 2 nước", thế nên tôi mới có lập luận ở phía trên là cần nguồn ngoài 2 nước VN và TQ ấy bác chứ không phải "đòi hỏi vô lý" đâu. Còn ý bác thì tôi tôn trọng và không phủ nhận vì đó là lập luận của bác, ai cũng có quyền được nêu ý kiến. – MessiM10 06:09, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu: Bác ơi, 24 năm nhưng chỉ gặp nhau 7 lần trong 24 năm đó, chứ không phải năm nào cũng gặp nhau ít nhất 1-2 lần như cấp câu lạc bộ kiểu như Real Madrid với Barcelona, nó khác đấy (ví dụ đá 30 40 trận mới thắng 1 trận thì còn đặc biệt). Cấp đội tuyển quốc gia một năm chỉ có vài trận đấu (nhiều nhất cũng chỉ hơn 10 trận), và không phải năm nào cũng phải đá với cùng một đối thủ. Ví dụ giáp biên giới với nhau như Pháp với Đức, Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha hay gần hơn là Việt Nam với Lào, không phải năm nào đội tuyển của họ cũng gặp nhau, vì tùy vào kết quả phân chia rồi bốc thăm các thứ. Ấy nên chuyện 24 năm mới thắng 1 đối thủ ở cấp đội tuyển quốc gia nó không thật sự là điểm nhấn, vì thế giới nó có nhiều trường hợp thậm chí còn dài hơn lên đến 30, 40 năm không thắng nhưng vẫn không đủ nổi bật, gần nhất có Euro 2020 Thụy Sĩ thắng Pháp sau 32 năm nhưng vẫn không có bài. Có chăng nó chỉ là vế sau là "thảm kịch Hà Nội" vì đúng là tra mạng thì một số website của Trung Quốc và cả RFA (bản tiếng Trung) cũng nói. Nhưng nguồn từ bên thứ ba, như tôi nói, là các nguồn báo chí ngoài 2 nước. Vì thắng thua trong một trận bóng thì truyền thông của quốc gia trong cuộc sẽ tung hô hoặc dìm hàng, nhiều khi ở mức thái quá, nhất là trong thời buổi bùng nổ công nghệ, mạng xã hội hiện nay. Nên trường hợp này cần phải có nguồn từ bên thứ ba là báo chí quốc tế ngoài 2 nước đề cập như nào về trận đấu thì chưa thấy nhắc đến nhiều và đậm nét như HuyNome42 nói ở dưới. Ngoài ra cái cần là trận đấu đã thay đổi nền bóng đá 2 nước như thế nào cũng chưa thấy (tức là tác động và dấu ấn), trên mạng thì cũng khá mờ nhạt. Trung Quốc không phải là nước năm nào cũng dự World Cup thường xuyên (mới có 1 lần năm 2002) trong khi Việt Nam thì thắng trận này cũng không được dự vì bị loại trước đó, vì vậy nó không đủ mạnh để mà cho thấy trận đấu này đặc biệt đến mức cần có mục từ riêng trên Wikipedia; hơn nữa khoảng cách về thứ hạng FIFA lúc đó của 2 đội cũng không quá xa đến mức đẳng cấp "một trời một vực". Nó khác xa với Chung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018, một trận chung kết của một giải đấu trẻ rõ ràng không đủ nổi bật (các bài chung kết về sau còn bị xóa), nhưng cái chính nó lại có tác động mạnh về lâu dài đến vị thế nền bóng đá cả hai nước Việt Nam và Uzbekistan và được truyền thông nhắc đậm nét đến giờ. – MessiM10 04:37, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Không đúng như những gì bạn nói, những thông tin đó là các cơ sở quan trọng để làm rõ độ nổi bật của chủ đề bài viết, hơn nữa những thông tin về đội hình ra sân hay số liệu cầu thủ là để giúp cho người đọc hiểu về phong độ thi đấu của từng cầu thủ chứ không phải là dữ liệu thừa thãi như bạn nghĩ. Đồng thời những thông tin đó mang tính chất then chốt, giúp cho bài viết thật sự đủ mức độ "chấn động" tương tự như một số bài viết về các cuộc thi đấu thể thao tại Mỹ, điển hình như Super Bowl 50. – Phanminh1970 (thảo luận) 13:38, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Phanminh1970: Tôi hiểu là bạn có cố gắng trong việc mở rộng nội dung bài. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, một bài viết về một trận đấu bóng đá rất khác với một bài viết về một trận đấu bóng bầu dục. Tôi không quan tâm mấy đến bóng bầu dục, nhưng trước khi bạn dẫn ra Super Bowl, bạn PHẢI tham khảo các bài viết về các trận bóng đá trước đây ([13], [14], [15]; tôi nghĩ là bạn sẽ tự suy ngẫm được tại sao lại có sự khác biệt rõ rệt như vậy.
- Ngoài ra, những thông số về phong độ thi đấu của cầu thủ, chi tiết bàn thắng... trong bài này mang tính chất "then chốt" và "chấn động" ở điểm nào? Đội hình ra sân thì đã có một bảng ở dưới trình bày chi tiết (thậm chí là chi tiết đến các thời điểm thay người), việc bạn viết lại ở mục trên thì có tác dụng gì nữa? Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 14:46, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Theo tôi được biết, một cầu thủ được đánh giá là toàn diện khi ở mọi chỉ số bóng đá, cầu thủ này đều đạt được những điểm số tốt, như vậy cầu thủ này được cho là đa năng và có thể chơi ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên không phải người chơi bóng này cũng sở hữu một bộ chỉ số đồng đều và hoàn hảo. Trong bóng đá, mỗi cầu thủ đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Vì vậy, việc lượng hóa những kỹ năng của cầu thủ là vô cùng quan trọng để có thể đánh giá chất lượng của một cầu thủ một cách chính xác giúp huấn luyện viên có được những quyết định chiến thuật phù hợp với từng mẫu cầu thủ khác nhau. Vì thế, những chỉ số như bàn thắng, dứt điểm, chuyền bóng, phạm lỗi...đều rất quan trọng, nên tôi mới đặt các dữ liệu đó vào trong bài viết.
- Còn về dữ liệu "chi tiết bàn thắng" thì thông tin đó giúp người đọc hiểu về việc các cầu thủ đã ghi bàn thắng đó như thế nào, đã chuyền bóng ra sao...nhất là đối với những người đọc có thâm niên về chiến thuật bóng đá. – Phanminh1970 (thảo luận) 04:25, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Phanminh1970: Viết bài trên wiki thì cần phải biết lựa cái nào nổi bật để viết vào bài, không phải bất cứ cái gì trên đời này cũng có thể tống vào một bài viết. Mời đọc: WP:KHONGTHUMUC. Đây là bách khoa toàn thư, hoàn toàn không phải là fandom hay fanpage hội nhóm về bóng đá. – Squirrel (talk) 04:40, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Những thông tin bạn nói sẽ thích hợp hơn cho những người có am hiểu chuyên sâu về bóng đá hoặc các nhà nghiên cứu bóng dá. Còn đây là bài viết cho người đọc phổ thông, bạn có đảm bảo được bao nhiêu người trong số đó sẽ quan tâm sâu và rộng về chi tiết của từng cá nhân cầu thủ, chi tiết các bàn thắng? Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 06:35, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Phanminh1970: Bạn nên tham khảo cách viết từ một số bài như Thành phố Hồ Chí Minh 5–2 Long An (2017), Đồng Nai 8–0 Thanh Hóa (bài viết tốt) để biết nên đưa những thông tin nào vào bài, tránh biến Wikipedia thành trang tin tức đơn thuần + fandom. Bên cạnh đó, văn phong viết cần tránh văn phong báo chí, ca ngợi và thiếu trung lập, bài viết mà bạn viết có một số câu văn có phần quá ca ngợi chiến thắng của tuyển Việt Nam, điều nay không đảm bảo tính trung lập. Yếu tố "chấn động" để làm cho trận đấu này trở nên nổi bật nằm ở chỗ cái tác động của nó sau này như thế nào? Theo tôi hiểu thì thứ nhất là việc dư luận TQ gọi là "thảm kịch tại Hà Nội", thứ hai là trận thắng đầu tiên của một đội tuyển thuộc khu vực Đông Nam Á ở vòng loại 3 World Cup, thứ ba là góp phần vào thành tích đội tuyển VN là đội thuộc Đông Nam Á giành nhiều điểm nhất VL3 WC thời điểm đó (mà tôi đã bổ sung vào bài). Cần các nguồn tiếng Trung và nguồn quốc tế chứng minh là vì vậy (tôi đã làm ở trong bài). Ngoài ra các thông tin về đội hình ra sân, dự bị,... đã có nguyên một cái bảng/hình ở mục kết quả trận đấu rồi nên không cần thiết đưa lại thành các bảng khác về phong độ từng người gây loãng nội dung bài, rất tạp nham và không bách khoa. – MessiM10 09:20, ngày 6 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu: Thôi tôi đã nâng cấp và sửa sang lại cho bài viết. May mà cố tìm ra được nguồn ESPN có viết về trận đấu này để đáp ứng điều kiện "có nguồn bên ngoài 2 nước đưa tin đậm nét về chủ thể". Tôi sẽ gạch phiếu xóa, nhưng kết quả chung cuộc thế nào chỉ có cộng đồng quyết định còn bản thân tôi sẽ đứng về phía trung lập, và tôi tôn trọng quan điểm của bác. Thực tế việc tôi gắn cờ đnb ở thời điểm đó cũng nhằm mục đích là để giữ thiện ý cho các thành viên, vì lúc ấy bài đã bị xóa nhanh 1 lần (có ghi trong nhật trình) và bị một số thành viên tiếp tục yêu cầu xóa nhanh do chủ thể từng bị BQXB trước đó với tỷ lệ áp đảo. Tuy nhiên qua xem xét tôi thấy bài có bổ sung nội dung so với phiên bản bị xóa (chỉ có 2 nguồn) nên tạo cơ hội để tìm sự đồng thuận lại về bài viết này. – MessiM10 10:08, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT: Xin phép được đưa ra một ý kiến ngoài luồng. Tôi thấy trong bài nêu rõ hai đội VN và TQ gặp nhau lần đầu vào năm 1997, và các báo tại VN cũng tính thành tích đối đầu từ năm này. Nhưng sau khi ngâm cứu thì phát hiện Trung Quốc từng thi đấu với tuyển miền Bắc VN từ tận năm 1956; lúc này thì tuyển miền Bắc không phải thành viên của FIFA mà là tuyển ở bên kia vĩ tuyến 17, nên khi thống kê thì FIFA tính thành tích của tuyển miền Nam cho tuyển VN hiện tại chứ không phải tuyển miền Bắc. Nhưng một số báo Trung thì lại tính thành tích thi đấu từ lần gặp miền Bắc VN năm 1956, nên không biết chiếu theo lịch sử đối đầu thì tôi nên tính theo năm 56 hay 97? Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 10:55, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @HuyNome42: Chỉ nên tính từ sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975 và là thành viên chính thức của FIFA. Còn 3 trận đấu của đội tuyển VNDCCH năm 1956, 1959, 1960 chỉ nên đề cập sơ qua trong bài viết (phần trước trận đấu), do không phải các trận đấu chính thức do FIFA quản lý. – MessiM10 11:01, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT: Đồng ý là nên để cộng đồng quyết định. Chuyện bài bị BQ xóa, xong sau này được cộng đồng BQ giữ là chuyện bình thường (do có thêm thông tin). Sơn Tùng cũng từng bị BQ xóa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:59, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT: Xin phép được đưa ra một ý kiến ngoài luồng. Tôi thấy trong bài nêu rõ hai đội VN và TQ gặp nhau lần đầu vào năm 1997, và các báo tại VN cũng tính thành tích đối đầu từ năm này. Nhưng sau khi ngâm cứu thì phát hiện Trung Quốc từng thi đấu với tuyển miền Bắc VN từ tận năm 1956; lúc này thì tuyển miền Bắc không phải thành viên của FIFA mà là tuyển ở bên kia vĩ tuyến 17, nên khi thống kê thì FIFA tính thành tích của tuyển miền Nam cho tuyển VN hiện tại chứ không phải tuyển miền Bắc. Nhưng một số báo Trung thì lại tính thành tích thi đấu từ lần gặp miền Bắc VN năm 1956, nên không biết chiếu theo lịch sử đối đầu thì tôi nên tính theo năm 56 hay 97? Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 10:55, ngày 5 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @CVQT: Nhiều thông tin hơn nhưng đa số toàn là những thông tin thừa thãi không cần thiết, nào là bình luận viên truyền hình, nào là trực tiếp trên kênh nào, nào là đội hình xuất phát (có cả bảng ghi lại danh sách 2 đội chi tiết hơn ở dưới mà không hiểu sao lại cố viết thêm cái đội hình này vào), thêm cả mấy cái ghi chép số liệu của từng cầu thủ nữa. Những bài viết về trận đấu bóng đá khác mà tôi từng biết (hoặc viết) cũng không "vung viết vẽ vời" đến mức độ này. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 13:19, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Ý kiến Thời gian qua tôi đã cố gắng viết lại bài này trong nháp, nhưng thành thật mà nói kể cả sau khi tham khảo bản tiếng Trung thì dữ liệu nhiều khả năng chỉ có thế thôi, không thể có một dữ kiện "kinh thiên động địa" được hơn giống như Messi nói. Ngoài các nguồn từ hai nước thì nguồn quốc tế cho trận này cũng rất hẻo, mà nếu so ra thì trận chung kết một giải đấu trẻ của cấp ao làng thậm chí còn nhiều nguồn thứ ba hơn. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 05:52, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Ý kiến Dù thế nào đi chăng nữa, bài viết cần phải được giữ lại, trận đấu này đã gây nên làn sóng phản ững mạnh cho dư luận hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc (với niềm vui phía Việt Nam và thất vọng đối với Trung Quốc). Hơn nữa như tôi đã nói trong phiếu giữ bài mà tôi đã bầu chọn thì bản tin thời sự trưa trên VTV1 ngày mùng 2 Tết (2/2/2022) đã nhắc đến trận thắng này như một chiến tích hào hùng, cá nhân tôi cũng nghĩ như thế. Nếu mọi người không tin thì có thể tìm bản tin đó trên internet để kiểm chứng thực hư. Phanminh1970 (thảo luận) 09:49, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Kết quả sẽ được cộng đồng quyết định sau biểu quyết này. Riêng tôi nghĩ rằng, một trận đấu vốn ảnh hưởng bình thường, dù có bình luận của nhân viên bản tin thời sự cũng không thực sự khiến nó trở nên đặc biệt. Một số sự việc diễn ra tại ngay một thời điểm đôi khi bị phóng đại (ví dụ: trúng số ngày bình thường sẽ thấy có hơi ngạc nhiên nhưng tựu trung không có gì đặc biệt; ngược lại, trúng số ngày đầu năm, ngày kỷ niệm hay bất kì sự kiện (đúng lúc, đúng thời điểm) thì chắc hẳn sẽ được "ngôn ngữ hóa". phongđăng (thảo luận) 11:30, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG: Tôi thì ít nhiều có chung suy nghĩ giống như bạn Đăng đã nói. Thực ra, có những trận đấu chẳng rơi vào ngày đẹp cũng có thể tạo nên dấu ấn lớn cả chục năm về sau, như trận Philippines thắng VN 2-0 mà tôi và một số người đã dẫn ở trên. Vấn đề ở đây là sức ảnh hưởng của trận đấu có sâu rộng được hay không, có kéo dài hay không, đó đang là cái lỡ cỡ của chủ thể bài này. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 15:41, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Theo Wikipedia:Độ nổi bật (sự kiện) "tính tức thời, khuynh hướng mà tin tức và các vấn đề hiện tại có vẻ quan trọng hơn so với khi xem xét chúng ở thời điểm một vài năm sau. Một số sự kiện được đưa tin nhiều nhưng chưa có tính lịch sử và độ quan trọng lâu dài. Các phương tiện truyền thông đều có các tiêu chí về nội dung tin tức, nhưng nó khác với các tiêu chí của Wikipedia và bách khoa toàn thư nói chung. Bạo lực, chết do tai nạn, hay các sự kiện khác có thể đủ ấn tượng đối với phóng viên và các biên tập viên phần tin tức, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đủ nổi bật để có bài viết ở Wikipedia.". Hiện tại, tôi nghĩ là chưa thỏa, chủ thể bài viết này có thể tự chứng minh độ nổi bật "lâu dài" sự kiện của nó nếu vài năm trong sắp tới được báo chí đưa tin, khi đó có thể tạo lại nếu bị xóa. Tình hình báo chí Trung Quốc, có thể vài trận sắp tới các nhà báo nước này tiếp diễn việc giật tít "thảm kịch", "thua kinh khủng nhất"... khi đưa tin bóng đá. phongđăng (thảo luận) 04:55, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Thường thì bản tin thời sự chỉ nhắc đến những vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội...nhưng việc một bản tin thời sự nhắc đến một trận đấu bóng đá thì nó là một việc mà từ trước đến nay chưa từng có. Bạn có nhớ bản tin thời sự tối 16/12/2018 trên VTV1, tức chỉ 1 ngày sau khi Việt Nam vô địch AFF Cup 2018 không? Bản tin đã nhắc rất nhiều thậm chí còn mời hai cầu thủ đến để phỏng vấn nữa cơ đấy. Phanminh1970 (thảo luận) 04:24, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Tôi không nghĩ vậy. Vì bản chất của "bảng tin thời sự" tại VN được định nghĩa là cập nhật các sự kiện trong nước và quốc tế mang tính chất thời sự được quan tâm ngay thời điểm đưa tin (theo Thông tư 09/2020/TT-BTTTT). Từ đó suy ra, bóng đá không ngoại lệ trong trường hợp này, nó được tin tức nhắc đến như tôi đã giải thích là diễn ra ngay dịp đầu năm mới. Bóng đá hầu hết là môn thể thao quốc gia, minh chứng văn hóa, lịch sử hoặc đặc điểm nổi bật của quốc gia đó. Trận đá gần đây nhất của VN các cầu thủ cũng được phỏng vấn. Do vậy, tôi nghĩ rằng việc được bản tin thời sự nhắc là chuyện thường tình, không có tác dụng chứng minh độ nổi bật. phongđăng (thảo luận) 04:37, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG: Tôi thì ít nhiều có chung suy nghĩ giống như bạn Đăng đã nói. Thực ra, có những trận đấu chẳng rơi vào ngày đẹp cũng có thể tạo nên dấu ấn lớn cả chục năm về sau, như trận Philippines thắng VN 2-0 mà tôi và một số người đã dẫn ở trên. Vấn đề ở đây là sức ảnh hưởng của trận đấu có sâu rộng được hay không, có kéo dài hay không, đó đang là cái lỡ cỡ của chủ thể bài này. Anh Lân Đi Bộ (We Live, We Love, We Lie.) 15:41, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Kết quả sẽ được cộng đồng quyết định sau biểu quyết này. Riêng tôi nghĩ rằng, một trận đấu vốn ảnh hưởng bình thường, dù có bình luận của nhân viên bản tin thời sự cũng không thực sự khiến nó trở nên đặc biệt. Một số sự việc diễn ra tại ngay một thời điểm đôi khi bị phóng đại (ví dụ: trúng số ngày bình thường sẽ thấy có hơi ngạc nhiên nhưng tựu trung không có gì đặc biệt; ngược lại, trúng số ngày đầu năm, ngày kỷ niệm hay bất kì sự kiện (đúng lúc, đúng thời điểm) thì chắc hẳn sẽ được "ngôn ngữ hóa". phongđăng (thảo luận) 11:30, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Ý kiến Tôi đã cho thêm một đoạn ngữ liệu nữa vào trong bài viết: "Cụ thể, tờ Sina cho rằng đây là "Trận đấu đáng quên nhất trong lịch sử bóng đá Trung Quốc", còn tờ Sohu thì khẳng định trận thua này là "Trận thua nhục nhã nhất trong lịch sử bóng đá Trung Quốc"." . Như vậy, với những nguồn đã có trong bài và câu văn tôi vừa thêm vào thì bài viết đã đủ mức độ nổi bật. Rất mong các thành viên sẽ hiểu và gạch bỏ phiếu xóa. Phanminh1970 (thảo luận) 04:05, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Lưu trữ
sửa- 2003: 11, 12
- 2004: 01, 02, 03, 04
- 2005: 03, 06, 09, 10, 11, 12
- 2006: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2007: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2008: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2009: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2010: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2011: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2012: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2013: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2014: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2015: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2016: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2017: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2018: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 10, 11, 12
- 2019: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2020: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2021: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2022: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2023: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2024: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12
- 2025: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12