Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng

Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng (tiếng Hàn Quốc: 평양방위사령부), còn gọi là Quân đoàn Phòng vệ Bình Nhưỡngquân khuquân đoàn trực thuộc Quân đội Nhân dân Triều Tiên (QĐNDTT) đóng tại thủ đô Bình Nhưỡng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.[1][2]

Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng
평양방위사령부
Hoạt động1955–nay
Quốc gia Bắc Triều Tiên
Phân loạiPhòng thủ Nội địa
Bộ phận củaBộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Đoàn quân Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng trong một cuộc duyệt binh năm 2015.

Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng gồm 70.000 quân nhân QĐNDTT, cùng với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối caoQuân đoàn III, chịu trách nhiệm bảo vệ thủ đô.[3][4] Theo nhà phân tích về Triều Tiên Joseph F. Bermudez, không giống như hai đơn vị tương đương, bộ tư lệnh này hoạt động bên trong khu vực Bình Nhưỡng.[5]

Bộ tư lệnh này báo cáo trực tiếp với Bộ Tổng tham mưu và được coi là một trong nhiều đòn bẩy quyền lực trong QĐNDTT.[6]

Lịch sử

sửa

Bộ tư lệnh này được thành lập dưới quyền Bộ Quốc phòng (nay là Bộ Lực lượng Vũ trang Nhân dân) vào năm 1955 với mục đích bảo vệ thủ đô quốc gia khỏi Quân đội Hàn QuốcQuân đoàn 8 Lục quân Mỹ từ sau khi Liên Hợp Quốc tấn công vào Bắc Triều Tiên. Bộ tư lệnh này được sáp nhập vào bộ tư lệnh ưu tiên của QĐNDTT vào thập niên 1960 và trở nên độc lập 30 năm sau đó vào thập niên 1990. Trong thập niên 1980, Bộ tư lệnh này báo cáo với Đơn vị 963 để rồi về sau bị loại khỏi đội hình chiến đấu.[7]

Sách Trắng Quốc phòng năm 2014 do Bộ này công bố ngày 21 tháng 12 năm 2012, cho biết các đơn vị pháo binh trực thuộc Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng được chuyển giao cho Bộ Tổng tham mưu của QĐNDTT để thống nhất hệ thống chỉ huy pháo binh.[8]

Vị tư lệnh nổi bật của Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng là Phó Nguyên soái Ri Yong-ho, nắm quyền chỉ huy bộ tư lệnh này từ năm 2003 đến năm 2009 và về sau trở thành Tổng Tham mưu trưởng QĐNDTT.[9] Ông là người cuối cùng gây tiếng vang hồi còn là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng. Một vị tư lệnh nổi bật khác là người tiền nhiệm của Ri tên gọi Pak Ki So, từng giữ chức vụ này từ năm 1995 đến năm 2003.[10]

Nhiệm vụ

sửa

Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng chủ yếu chịu trách nhiệm bảo vệ thủ đô và tài sản của đảng và nhà nước.[11] Bộ tư lệnh này sử dụng Đường cao tốc Anh hùng Thanh niên làm trục lộ quân sự cho miền nam CHDCND Triều Tiên cùng với Quân đoàn III. Trong trường hợp có khả năng xảy ra đảo chính hoặc ngoại xâm, các sư đoàn xe tăng được triển khai đến đường cao tốc này nhằm cắt đứt tuyến đường đi vào thủ đô.[12][13]

Không phận thủ đô nằm dưới sự bảo vệ của Bộ Tư lệnh Phòng không Bình Nhưỡng trực thuộc Quân chủng Phòng không Không quân, Quân đội Nhân dân Triều Tiên.[14] Sĩ quan chỉ huy của bộ tư lệnh này thường mang cấp bậc thượng tướng và theo truyền thống là người phụ trách tất cả các cuộc duyệt binh mang tính nghi lễ trên Quảng trường Kim Nhật Thành.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Mizokami, Kyle (7 tháng 11 năm 2017). “Why An Invasion of North Korea Is the U.S. Military's Ultimate Nightmare”. The National Interest (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ Gause, Ken E. (31 tháng 8 năm 2011). North Korea Under Kim Chong-il: Power, Politics, and Prospects for Change (bằng tiếng Anh). ABC-CLIO. ISBN 978-0-313-38175-1.
  3. ^ “Pyongyang Defense Corps”. North Korea Leadership Watch. 29 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ Korea North Army Weapon Systems Handbook Volume 1 Strategic Information and Major Weapon Systems (bằng tiếng Anh). Lulu.com. ISBN 978-1-4330-6210-0.
  5. ^ Bermudez, Shield of the Great Leader, Allen and Unwin, 2001, 58, 64.
  6. ^ Kihl, Young Whan; Kim, Hong Nack (12 tháng 1 năm 2006). North Korea: The Politics of Regime Survival. M.E. Sharpe. ISBN 9780765616388 – qua Google Books.
  7. ^ Gause, Ken E. (12 tháng 1 năm 2006). North Korean Civil-military Trends: Military-first Politics to a Point. Strategic Studies Institute, U.S. Army War College. ISBN 9781584872573 – qua Google Books.
  8. ^ “북한군 '전방에 침투능력 보유 기동여단 증강'. 21 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2019.
  9. ^ Ramstad, Evan (17 tháng 7 năm 2012). “Pyongyang Repositions Military”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2019.
  10. ^ “Pak Ki So”. www.globalsecurity.org. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ “Pyongyang Defense Command”. North Korea Leadership Watch (bằng tiếng Anh). 6 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ Madden, Michael (3 tháng 8 năm 2018). “Much Ado About Kangson”. Henry L. Stimson Center. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2018. The Pyongyang-Nampo Highway is a key southern defense route for the Pyongyang Defense Command and III Army Corps. In the event of a domestic or foreign attack (from the South) on the DPRK, the 107th and 108th Tank Divisions deploy on the highway to cut off access routes into Pyongyang.
  13. ^ “DPRK Briefing Book: North Korea's Military Strategy”. Nautilus Institute for Security and Sustainability (bằng tiếng Anh). 19 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ Rawnsley, Adam (9 tháng 7 năm 2017). “The many failed attempts to kill the leaders of North Korea”. Business Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.