Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao (tiếng Hàn호위사령부; Hanja護衛司令部) (còn gọi là Đơn vị 963,[1] Cục Hộ tống,[2] Bộ Tư lệnh Cảnh vệ,[3] Bộ Tư lệnh Vệ binh,[4] SGC, Cục Cảnh vệTổng cục Cảnh vệ[5]) là đơn vị an ninh có nhiệm vụ bảo vệ gia tộc họ Kim cầm quyền của Bắc Triều Tiên, giới quan chức cấp cao của Đảng Lao động Triều Tiên và VIP trong nước.[6] Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao hiện tại là Đại tướng Yun Jong-rin.[7]

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang kiểm tra Tiểu đoàn Tiêu binh của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao, ngày 8 tháng 2 năm 2023.
Hoạt động1946–nay
Quốc gia Bắc Triều Tiên
Phục vụ Kim Jong Un
Quân chủng Lục quân Nhân dân Triều Tiên
Phân loạiĐơn vị bảo vệ an ninh
Chức năngKhông kích
Vệ sĩ
Gỡ bom
Hoạt động bí mật
Cận chiến
Phản gián
Phản đột kích
Chiến dịch ngầm
Kiểm soát đám đông
Lực lượng bảo vệ
Giải cứu con tin
HUMINT
Đánh giá tình báo
Sơ tán y tế
Tuần tra
Bảo vệ VIP trong nước và gia tộc họ Kim và giới quan chức cấp cao của Đảng Lao động Triều Tiên
Đột kích
Trinh sát
Chiến dịch đặc biệt
Dịch vụ cấp cứu chiến thuật
Quy mô95.000-120.000 (Quân đoàn)
Tổng bộBình Nhưỡng
Tên khác
  • Đơn vị 963
  • Cục Hộ tống
  • Bộ Tư lệnh Cảnh vệ
  • Cục Cảnh vệ
  • Tổng cục Cảnh vệ
Đặt tên theoTổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Hành khúcQuân ca Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Tham chiếnChiến tranh Triều Tiên
Các tư lệnh
Tư lệnhĐại tướng Kwak Chang-sik

Đặt tên

sửa

Gia tộc cầm quyền của Bắc Triều Tiên được cho là mê tín dị đoan và do đó số hiệu của Bộ Tư lệnh này liên quan đến cấu trúc thần số học "9 và 6+3=9" (số chín kép), số "9" được coi là may mắn.[8][9]

Lịch sử

sửa

Theo chính sử, Bộ Tư lệnh này từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên (mà Bắc Triều Tiên gọi là "Chiến tranh Giải phóng Tổ quốc"). Đơn vị này còn huấn luyện nên 72 "anh hùng lao động" và 28 "anh hùng nước cộng hòa".[10]

Tiền thân của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao được thành lập vào năm 1946. Từ thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, Bộ Tư lệnh này là một phần của Bộ An ninh Quốc gia. Tuy nhiên, Kim Nhật Thành vì muốn đối phó với một số nỗ lực đảo chính từ phía phe đối lập nên đã ra lệnh tái tổ chức Đội cận vệ bằng cách sa thải hàng chục sĩ quan và mở rộng đơn vị vệ sĩ riêng của mình thêm 200 người và đặt tên là "Đơn vị 2.16".[7]

Ngày 27 tháng 4 năm 2018, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao đã điều động lực lượng phụ trách bảo vệ lãnh tụ Kim Jong Un khi ông đến thăm Bàn Môn Điếm.[11]

Tổ chức

sửa

Bộ Tư lệnh này trực thuộc Lục quân Nhân dân Triều Tiên và được chia thành khoảng sáu ban, ba lữ đoàn chiến đấu, một số sư đoàn cận vệ và một tiểu đoàn công binh.[7] Toàn đơn vị có tới 95.000-120.000 quân nhân.[7]

Sư đoàn cận vệ được chia thành ít nhất hai phân đội, Phân đội 1 chuyên bảo vệ Kim Nhật Thành và Phân đội 2 bảo vệ Kim Jong Il.[8] Không rõ liệu Kim Jong Un có phân đội chuyên dụng mới hay không.

Bộ Tư lệnh này có doanh trại đóng quân trên khắp cả nước, thường là gần biệt thự chính thức, và có sự hiện diện mạnh mẽ ở Bình Nhưỡng. Họ cũng phụ trách việc giám sát giới tướng lĩnh quân sự và đảng viên chủ chốt để đảm bảo an toàn cho gia tộc họ Kim.[2] Bộ Tư lệnh này còn phối hợp với Bộ Tư lệnh Phòng vệ Bình Nhưỡng (với 70.000 người)[12]Quân đoàn III để bảo vệ thủ đô và các địa điểm chiến lược khác.[7] Các đơn vị quân sự khác này cung cấp thêm 95.000-100.000 binh lính, cùng với pháo binh và xe bọc thép nhằm bảo vệ giới lãnh đạo nước này.[13]

Tuyển mộ và huấn luyện

sửa

Theo lời khai của người đào tẩu Bắc Triều Tiên Lee Young-kuk, nhóm tuyển mộ thuộc Đội cận vệ bỏ thời gian đi tìm kiếm tân binh tại các trường trung học trên khắp cả nước, riêng học sinh phải ra xếp hàng để nhóm này kiểm tra. Điều kiện tiên quyết về thể chất như không có vết sẹo trên mặt và cơ thể cân đối. Những ứng viên tiềm năng sẽ được xem xét kỹ lưỡng về lịch sử gia đình để xem liệu họ có trung thành với đảng và có "xuất thân" tốt hay không. Ai mà được chọn thì sẽ được cấp một số ID trong khi tất cả các hồ sơ khác đều bị xóa sạch; việc liên lạc với gia đình bị cấm.[14] Chỉ một thành viên trong mỗi gia đình được phép làm vệ sĩ.[14]

Những người mới tuyển mộ đều được đưa đến các trại huấn luyện đặc biệt trong sáu tháng và phải trải qua khóa huấn luyện kéo dài tới hai năm.[15] Quá trình huấn luyện bao gồm theo học lớp Taekwondo, bắn súng, hành quân 25 km với đầy đủ trang bị và chiến thuật hoạt động đặc biệt.[14] Theo người đào tẩu Oh Young-nam, cựu thành viên Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ Tối cao đã xuất bản một cuốn sách huấn luyện dày 300 trang ghi lại chi tiết những sự cố an ninh trước đây.[16]:547

Tư lệnh

sửa

Nhân vật

sửa

Đọc thêm

sửa
  • Bermudez Jr., Joseph S. (14 tháng 3 năm 2001). The Armed Forces of North Korea. I.B. Tauris. ISBN 1-86064-486-4.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “OGD (The Road Song) and the Ghost of Sejanus | North Korea Leadership Watch”.
  2. ^ a b Moon Sung Hwee (16 tháng 9 năm 2008). “Watch Escort Bureau, Learn of Kim's Successor”. Daily NK. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  4. ^ Tertitskiy, Fyodor (2022). The North Korean Army: History, Structure, Daily Life. Abingdon-on-Thames: Routledge. tr. 75. ISBN 978-1-032147-15-4.
  5. ^ “Kim Jong Un tightens his grip”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ “Kim Jong il's visit to KPA Unit 963”. North Korean Economy Watch. 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ a b c d e “Guard Command”. North Korea Leadership Watch. 21 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2017.
  8. ^ a b “Insider exclusive: What guides the decision-making of Kim Jong-un?”. New Focus International. 31 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Jang Jin-sung (5 tháng 4 năm 2013). “In North Korea, nine is the magic number”. The Guardian. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  10. ^ Kang Mi Jin (14 tháng 7 năm 2011). “Kim Jong Il Hits Escort Command Base”. Daily NK. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  11. ^ “Koreas summit: Five key moments from the Kim-Moon meeting”. BBC News. 27 tháng 4 năm 2018.
  12. ^ “Pyongyang Defense Corps”. North Korea Leadership Watch. 29 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  13. ^ Michael Madden (31 tháng 10 năm 2013). “Was a North Korean General Really Executed by Mortar Fire?”. Foreign Policy. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2014.
  14. ^ a b c d Donald MacIntyre (18 tháng 2 năm 2002). “The Supremo in His Labyrinth”. Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  15. ^ John M. Glionna (20 tháng 2 năm 2011). “Kim Jong Il's guard set himself free”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2013.
  16. ^ a b Martin, Bradley (2006). Under the Loving Care of the Fatherly Leader. New York, New York, USA: Thomas Dunne Books. ISBN 0-312-32322-0.

Liên kết ngoài

sửa