Yuri Vasilyevich Bondarev (tiếng Nga: Юрий Васильевич Бондарев, 15 tháng 3 năm 1924 - 29 tháng 3 năm 2020) là một nhà văn, tiểu thuyết gia và nhà biên kịch người Liên Xô/Nga.[1] Ông cũng được biết đến nhiều nhất với vai trò là đồng tác giả kịch bản cho nhiều bộ phim, đặc biệt là loạt phim sử thi quy mô lớn "Giải phóng" (1968–71).[2] và một loạt các bộ phim khác về chủ đề Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Với những đóng góp của mình cho nền văn học và điện ảnh, ông được Nhà nước Liên Xô và Nga trao tặng một loạt những giải thưởng cao qúy nhất.

Yuri Bondarev
Nhà văn Bondarev năm 2014
Nhà văn Bondarev năm 2014
SinhYuri Vasilyevich Bondarev
(1924-03-15)15 tháng 3 năm 1924
Orsk, Liên Xô
Mất29 tháng 3 năm 2020(2020-03-29) (96 tuổi)
Moscow, Nga
Thể loạiTiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, Hiện thực xã hội chủ nghĩa,
Giải thưởng nổi bậtAnh hùng lao động Xã hội Chủ nghĩa Liên Xô
Huân chương Lenin, 2 lần
Giải thưởng Lenin

Tiểu sử

sửa

Bondarev tham gia Thế chiến thứ 2 với tư cách là sĩ quan pháo binh. Những con đường chinh chiến của pháo thủ Bondarev chạy từ bờ sông Volga tới biên giới Tiệp Khắc. Bondarev đã bị thương hai lần và được trao tặng huân chương chiến công bốn lần. Ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1944.[3]

Hoạt động nghệ thuật

sửa

Sau chiến tranh, ông đi học và tốt nghiệp Học viện Văn học Maxim Gorky năm 1951.[4] Tập truyện đầu tiên của ông có tựa đề "Trên một dòng sông lớn" được xuất bản vào năm 1953.[5]

Những thành công đầu tiên của ông trong văn học, các tiểu thuyết Những tiểu đoàn gọi hỏa lực (1957) và Loạt đạn cuối cùng (1959) là một phần của xu hướng mới trong tiểu thuyết chiến tranh, không tập trung vào những anh hùng thuần túy và những kẻ phản diện đê tiện để nhấn mạnh đến cái giá mà con người phải trả trong chiến tranh.[3] Loạt đạn cuối cùng được chuyển thể thành phim vào năm 1961. Các tiểu thuyết tiếp theo của ông là Tĩnh lặng (1962), Hai người (1964) và Họ hàng (1969) đưa ông trở thành một nhà văn hàng đầu của Liên Xô. Tiểu thuyết Tĩnh lặng đã trở thành một dấu mốc khi là tác phẩm đầu tiên miêu tả một công dân bị kết án oan nên phải vào trại cải tạo lao động.[3] Các tiểu thuyết của ông thường đề cập đến các chủ đề về đạo đức và lựa chọn cá nhân.[6]

Trong tiểu thuyết Tuyết bỏng (1969), ông lại quay về với chủ đề chiến tranh. Ông đã tạo ra một bức tranh hoành tráng về Trận Stalingrad từ góc nhìn của nhiều người tham gia, bao gồm cả những người lính bình thường nơi tiền tuyến và những chỉ huy quân sự tại sở chỉ huy.[7] Tiểu thuyết nói về một ngày trong đơn vị pháo binh Drozdovsky, đơn vị đã chiến đấu ác liệt trên con đường tiến đến Stalingrad, họ chịu tổn thất nặng nề nhưng vẫn bám trụ tiêu diệt xe tăng phát xít Đức và ngăn chặn đà tiến của quân địch. Tiểu thuyết này về sau đã được dựng thành phim.

Trong tiểu thuyết Bờ biển (1975), một nhà văn Liên Xô biết rằng một người phụ nữ Đức, người mà ông đã có một mối tình say đắm khi còn là một sĩ quan trẻ, vẫn còn yêu ông. Nhà văn đã qua đời trước khi đến được "bờ biển" đã hứa trong giấc mơ thời trai trẻ của mình.[4] Trong Sự chọn lựa (1980), một người xa xứ mắc bệnh nan y đã tự tử khi đến thăm Moscow để có thể được chôn cất tại thành phố mà mình đã gắn bó vào thời thơ ấu. Số phận của anh ta khiến một người bạn Liên Xô phải tham gia vào một cuộc khám phá đau đớn về những câu hỏi hiện sinh.[4]

Cuốn tiểu thuyết "Tam giác quỷ" (1999) dành riêng cho các sự kiện năm 1993 - vụ xả súng vào "Nhà Trắng" ở Mát-xco-va. Tuy nhiên, những sự kiện này chỉ là bối cảnh bi thảm của tác phẩm, người anh hùng trong tác phẩm không chỉ phải chịu sự sỉ nhục vì bảo vệ Quốc hội mà còn, như thường lệ với Bondarev, bị phản bội bởi một người bạn học cũ.

Trong các bài viết của mình, Bondarev đã suy ngẫm rất nhiều về các vấn đề đạo đức và luân lý. Những tác phẩm theo chương trình, ngay cả qua chất thơ của tiêu đề, cũng chứng tỏ niềm đam mê của nghệ sĩ đối với chủ đề đạo đức ("Về đạo đức trong văn học", "Đạo đức là lương tâm xã hội của nhà văn", "Homo Moralis", v.v...).

Bondarev cũng làm nhiều việc cho lĩnh vực điện ảnh. Bên cạnh việc chuyển thể tiểu thuyết của mình lên màn ảnh, ông còn đồng sáng tác kịch bản cho loạt phim sử thi quy mô lớn "Giải phóng" (1968–71).[7]

Hoạt động chính trị

sửa

Trong đời sống chính trị vào đầu những năm 1990, Bondarev tham gia vào hoạt động chính trị của đảng cộng sản Nga, thuộc Mặt trận Cứu quốc Nga. Bondarev là thành viên của Ủy ban trung ương của Đảng Cộng sản Nga Xô viết vào cuối thời kỳ Mikhail Gorbachev. Vào tháng 7 năm 1991, ông đã ký bản tuyên bố chống phong trào Perestroika có tên "Những lời gửi tới nhân dân".

Năm 1987, ông viết, và năm 1994, ông đã nhắc lại rằng “nếu trò chơi cải cách của Gorbachev không dừng lại ngay lập tức, chúng ta sẽ phải chịu thất bại không thương tiếc, chúng ta đang ở bờ vực thẳm và ngọn đèn lồng đỏ báo hiệu sự tự sát đối với đất nước và nhân dân đã được thắp sáng.”[6] Những gì ông viết đã trở thành sự thật vào cuối năm 1991, khi Liên Xô tan rã.

Là một Đảng viên Cộng sản trung thành, sau khi Liên Xô tan rã, Bondarev có mối ác cảm sâu sắc với Gorbachev và Tổng thống Nga Boris Yeltsin, những người đã góp phần vào sự tan rã của Liên Xô.[6][8]

Bondarev qua đời vào ngày 29 tháng 3 năm 2020 tại Moscow ở tuổi 96.[9]

Giải thưởng

sửa
 
Bondarev trên tem thư của Nga, năm 2024

Năm 1994, ông từ chối nhận Huân chương Hữu nghị các dân tộc từ Tổng thống Nga Boris Yeltsin, vì ông coi Yeltsin là người đã góp phần khiến Liên Xô tan rã.[6][11]

Các sách được dịch sang tiếng Anh

sửa
  • Tĩnh lặng, Nhà xuất bản Houghton Mifflin, 1966.
  • Loạt đạn cuối cùng, Nhà xuất bản Ngoại ngữ, 1970.
  • Tuyết bỏng, Progress Publishers, 1976.
  • The Vigil, trích từ Tuyển tập truyện ngắn Liên Xô, Tập 2, Nhà xuất bản Tiến bộ, 1976.
  • Bờ biển, Nhà xuất bản Raduga, 1984.
  • Sự chọn lựa, Nhà xuất bản Raduga, 1984.
  • Người thợ thủ công, Nhà xuất bản Raduga, 1984.

Phim (biên kịch)

sửa

References

sửa
  1. ^ Травля Солженицына и Сахарова. Официальные публикации и документы
  2. ^ Текст выступления Бондарева на партконференции
  3. ^ a b c Brown, Archie (1991). The Soviet Union, A Biographical Dictionary. NY: Macmillan. tr. 44–45. ISBN 0-02-897071-3.
  4. ^ a b c Terras, Victor (1990). Handbook of Russian Literature. Yale University Press. tr. 59. ISBN 0-300-04868-8. Truy cập 26 Tháng sáu năm 2012.
  5. ^ “Издательство ИТРК: Юрий Васильевич Бондарев”. Bản gốc lưu trữ 24 tháng Mười năm 2016. Truy cập 30 Tháng Ba năm 2020.
  6. ^ a b c d Биография Юрия Бондарева
  7. ^ a b Atarov, Nikolai (1976). The Vigil, Anthology of Soviet Short Stories, Vol 2; Introduction. Moscow: Progress Publishers. tr. 111.
  8. ^ Евгений Евтушенко сгорел на работе
  9. ^ Умер писатель Юрий Бондарев (bằng tiếng Nga)
  10. ^ “Память народа”. pamyat-naroda.ru. Truy cập 29 Tháng Ba năm 2020.
  11. ^ Евгений Евтушенко сгорел на работе