Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Khả năng tiếp cận
Đây là hướng dẫn thuộc Cẩm nang biên soạn của Wikipedia tiếng Việt Đây là tiêu chuẩn chung tất cả cần tuân theo, dù đôi khi vẫn có ngoại lệ. Bất kỳ chỉnh sửa quan trọng nào trên trang này cần dựa trên sự đồng thuận. Nếu bạn không chắc chắn, hãy thảo luận trước bên trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Các trang trên Wikipedia phải có định dạng rõ ràng, liên kết mô tả tốt cùng văn bản thay thế để mọi độc giả, bao gồm người khuyết tật, có thể dễ dàng điều hướng và tiếp cận nội dung. |
Cẩm nang biên soạn (CNBS) |
---|
Khả năng tiếp cận web là mục tiêu làm cho trang web dễ đọc và dễ điều hướng nhằm mang lại lợi ích cho mọi độc giả, đặc biệt là người khuyết tật. Hướng dẫn khả năng tiếp cận nội dung web (WCAG) 2.1[a] là khung tiêu chuẩn cho các nguyên tắc trên trang này. Việc tuân thủ những nguyên tắc đó sẽ giúp nâng cao chất lượng điều hướng nội dung cũng như khả năng tiếp cận cho mọi người dùng, bao gồm người khuyết tật.
Cấu trúc bài viết
sửaCấu trúc bài viết đúng chuẩn sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận nhờ cho phép người dùng kỳ vọng nội dung nằm trong một phần cụ thể của trang. Chẳng hạn, một người khiếm thị cần tìm liên kết định hướng sẽ biết được rằng nếu không có liên kết nào được tìm thấy ở đầu trang thì chúng đang không xuất hiện ở đó, khiến việc phải đọc qua toàn bộ trang trở nên không cần thiết.
Đề mục
sửaĐề mục cần có tính mô tả và tuân theo thứ tự thống nhất như được xác định trong Cẩm nang biên soạn. Chúng phải được lồng nhau theo đúng thứ tự, bắt đầu từ cấp 2 (==
) cho đề mục chính, sau đó là cấp 3 (===
), v.v. Đề mục cấp 1 (dành lại tự động cho tên bài) không được xuất hiện trong phần thân bài. Cần tránh bỏ qua các cấp đề mục liên tiếp nhau để không làm ảnh hưởng đến cấu trúc phân cấp. Biên tập viên sử dụng trình soạn thảo mã nguồn được phép tạo một dòng trống ngay sau mỗi đề mục.
ĐÚNG | SAI (ngẫu nhiên/hỗn loạn) | SAI (bỏ qua cấp độ) |
---|---|---|
[Phần mở đầu] |
[Phần mở đầu] |
[Phần mở đầu] |
Không lạm dụng mã wiki dấu chấm phẩy (;
, dành riêng cho danh sách mô tả) để tạo đề mục giả và tránh sử dụng văn bản in đậm làm đề mục. Trình đọc màn hình và các công nghệ hỗ trợ khác chủ yếu điều hướng thông qua mã wiki đề mục thích hợp. Khi mục lục quá lớn, nên sử dụng bản mẫu {{Giới hạn mục lục}} để ẩn đi các mục con lồng nhau và giảm kích thước mục lục xuống. Nếu không thể dùng {{Giới hạn mục lục}} do các đề mục cấp thấp xuất hiện ở những nơi khác trong bài viết, thì việc sử dụng chữ in đậm cho đề mục con cấp 5 trở xuống là tùy chọn ít gây khó chịu nhất cho người dùng trình đọc màn hình. Tuy nhiên, tiêu đề giả chỉ được dùng khi bạn đã không còn lựa chọn nào khác.
ĐÚNG | SAI |
---|---|
[Phần mở đầu] |
[Phần mở đầu] |
Phần tử nổi
sửaTrong mã wiki, phần tử nổi (bao gồm hình ảnh) nên được đặt bên trong mục chứa chúng thay vì cuối mục liền trước. Tuy việc đặt nhiều hình ảnh trong một vùng văn bản nhỏ có thể làm một hình bị đẩy xuống phần sau, nhưng đây không phải là vấn đề về khả năng tiếp cận vì trình đọc màn hình luôn đọc ra văn bản alt=
của mỗi hình ảnh tại nơi mà nó xuất hiện trong mã nguồn.
Độ phân giải
sửaBài viết Wikipedia cần đảm bảo khả năng tiếp cận đối với người sử dụng thiết bị màn hình nhỏ như thiết bị di động hoặc màn hình vi tính độ phân giải thấp. Trên máy tính để bàn, đôi khi đây là một vấn đề xảy ra trong bài viết có nhiều hình ảnh ở cả hai bên màn hình; dù độ phân giải thấp hơn sẽ làm kéo dài các đoạn văn theo chiều dọc và di chuyển hình ảnh ra xa theo hướng đó, nhưng vẫn nên tránh thêm hình ảnh hoặc nội dung nổi khác đồng thời trên cả hai bên màn hình. Bảng biểu và hình ảnh lớn cũng có thể gây ra vấn đề; đôi lúc việc cuộn ngang là không thể tránh khỏi, nhưng hãy cân nhắc tái cấu trúc lại bảng biểu lớn để bảng được mở rộng theo chiều dọc thay vì chiều ngang.
Văn bản
sửaTheo mặc định, hầu hết trình đọc màn hình không thể hiện các thuộc tính HTML như thuộc tính văn bản trình bày (đậm, nghiêng, gạch chân, đơn cách, gạch đè) hoặc thậm chí là thuộc tính văn bản ngữ nghĩa (nhấn mạnh, quan trọng, xóa văn bản). Do đó, văn bản bị gạch đè vẫn được đọc ra bình thường. (Biên tập viên sử dụng trình đọc màn hình tham gia thảo luận về quy định và xóa trang nên bật thông báo về thuộc tính văn bản do văn bản bị gạch đè là rất phổ biến trong các cuộc thảo luận trên Wikipedia.)
Do trình đọc màn hình thường bỏ qua dấu gạch đè, việc dùng nó trong bài viết (chẳng hạn, nhằm thể hiện các thay đổi trong một phân tích văn bản) có thể gây ra vấn đề về khả năng tiếp cận và ngộ nhận nếu đây là dấu hiệu duy nhất được áp dụng. Trường hợp này xảy ra cho cả phần tử <s>
và <del>
(cùng với phần tử <ins>
tương ứng, hiển thị dưới dạng gạch chân), cũng như các bản mẫu sử dụng chúng. Không nên sử dụng gạch đè để phản đối nội dung mà bạn cho là không phù hợp hoặc không chính xác. Thay vào đó, hãy đặt nó giữa hai cặp dấu <!--
và -->
, loại bỏ nó hoàn toàn, hoặc đặt một bản mẫu dọn dẹp/tranh chấp trong hàng và nêu vấn đề trên trang thảo luận.
Các trình đọc màn hình có mức hỗ trợ khác nhau đối với ký tự ngoài biên mã Latin-1 và Windows-1252, và việc giả định cách phát âm của bất kỳ ký tự cụ thể nào trong các phạm vi này cũng không có gì chắc chắn. Nếu trình đọc màn hình hoặc bộ tổng hợp giọng nói không thể nhận dạng ký tự thì chúng hoặc là được phát âm dưới dạng dấu chấm hỏi hoặc bị bỏ qua hoàn toàn khỏi giọng nói xuất ra.
- Nên thêm chuyển tự cho văn bản nằm trong hệ thống chữ viết phi Latinh khi cần thiết sử dụng ký tự phi Latinh trong ngữ cảnh gốc như tên, địa điểm hay sự vật. Bạn có thể tạo chuyển tự từ bản mẫu sử dụng văn bản chỉ ngôn ngữ chữ viết phi Latinh (chẳng hạn
{{Langx|ru|text=пример|translit=prímer|translation=ví dụ}}
) hoặc {{Transliteration}}. Các bản mẫu trên còn mang lại nhiều lợi ích trợ năng khác (xem § Ngôn ngữ khác bên dưới). - Không sử dụng biểu tượng mà trình đọc sẽ không đọc ra như
♥
(biểu tượng trái tim), hoặc biểu tượng có thể bị đọc sai như–
(dấu gạch nối thay vì dấu trừ); nên thay bằng hình ảnh có văn bản thay thế phù hợp.[1]
Chuỗi ký tự phải đủ để chuyển tải những khía cạnh ngữ nghĩa của văn bản (cũng như những dạng nội dung tương tự khác); việc dựa vào các "biểu tượng đặc biệt" chỉ phân biệt được bằng thuộc tính CSS hoặc mã wiki là không chấp nhận được.
Đừng sử dụng các kỹ thuật yêu cầu tương tác để cung cấp thông tin, chẳng hạn như tooltip hoặc văn bản "di chuột" tương tự. Trường hợp ngoại lệ là từ viết tắt, theo đó bạn có thể dùng bản mẫu {{abbr}}
(bao phần tử <abbr>
) để thể hiện cách viết đầy đủ của một từ viết tắt (bao gồm từ viết tắt từ chữ đầu).
Không được chèn dấu ngắt dòng trong một câu, vì điều này khiến việc sửa đổi bằng trình đọc màn hình trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, bạn có thể thêm một dấu ngắt dòng ngay sau một câu.
Cỡ chữ
sửaLoại cỡ chữ thu nhỏ hoặc phóng to nên hạn chế sử dụng. Chúng thường được áp dụng với phần tử trang tự động chẳng hạn như đề mục, tiêu đề bảng và bản mẫu. Cỡ chữ thay đổi được chỉ định bằng tỉ lệ phần trăm cỡ chữ ban đầu thay vì cỡ chữ tuyệt đối tính bằng pixel hay cỡ điểm. Kích thước tương đối giúp tăng khả năng tiếp cận cho người khiếm thị nhờ cho phép họ đặt kích thước phông chữ mặc định lớn (hơn) trong cài đặt trình duyệt. Kích thước tuyệt đối làm mất đi khả năng như vậy của người dùng.
Tránh dùng cỡ chữ nhỏ trong các phần tử trang có sử dụng cỡ chữ nhỏ hơn, ví dụ như hầu hết văn bản trong hộp thông tin, hộp điều hướng và mục tham khảo.[b] Điều đó có nghĩa là cặp thẻ <small>...</small>
và bản mẫu như {{small}}
hay {{smalldiv}}
không nên áp dụng cho văn bản thuần túy đặt bên trong các phần tử đó. Trong mọi trường hợp, cỡ chữ cuối cùng của bất kỳ văn bản nào không được giảm xuống dưới khoảng 85% cỡ chữ mặc định của trang. Lưu ý rằng thẻ HTML <small>...</small>
có ý nghĩa ngữ nghĩa là chữ in nhỏ hoặc bình luận bên lề;[2] không sử dụng nó cho thay đổi về định kiểu.
Phân số
sửaTrừ trường hợp ngoại lệ trong WP:Cẩm nang biên soạn/Ngày tháng và số § Phân số và tỉ số, không được sử dụng ký tự phân số dựng sẵn như ½ (mã nguồn cũ ½
hoặc ½
). Lý do là một số phân số dựng sẵn có thể không tương thích với trình đọc màn hình hoặc khó giải đoán đối với người đọc khiếm thị. Bản mẫu {{Phân số}}
xuất ra phân số dạng 3⁄4. (Đối với văn bản toán học và khoa học, bản mẫu {{sfrac}}
nên được dùng để xuất ra phân số dạng 3/4.)
Ngôn ngữ khác
sửaTheo mặc định, các bài viết trên Wikipedia tiếng Việt sẽ định rõ cho trình duyệt là chúng được viết hoàn toàn bằng tiếng Việt. Văn bản bằng ngôn ngữ ngoài tiếng Việt nên được gắn thẻ qua bản mẫu, ví dụ như {{lang}}
(hoặc một bản mẫu dẫn xuất). Bản mẫu sẽ bao văn bản lại trong một thẻ ngôn ngữ IETF để chỉ định ngôn ngữ và chữ viết. Chẳng hạn:
-
''Assemblée nationale''
chỉ đơn thuần được in nghiêng, chưa chỉ ra đây là văn bản tiếng Pháp. -
{{lang|fr|Assemblée nationale}}
kết xuất thành Assemblée nationale, mặc định in nghiêng và cho phép trình đọc màn hình chọn một giọng nói tiếng Pháp. -
{{langx|fr|Assemblée nationale}}
→ tiếng Pháp: Assemblée nationale – Tương tự như trên.
Lý do sử dụng: Việc chỉ định ngôn ngữ của văn bản bằng {{lang}}
cho phép bộ tổng hợp giọng nói chọn ra một giọng có khả năng đọc văn bản chính xác.[3]
Thẻ ngôn ngữ IETF chỉ định cả ngôn ngữ của văn bản theo ISO 639 và loại chữ viết được sử dụng:
-
{{lang|sr-Cyrl|Народна скупштина}}
→ Народна скупштина -
{{lang|sr-Latn|Narodna skupština}}
→ Narodna skupština – Tiếng Serbia thường được viết bằng chữ Latinh hoặc Kirin. -
{{lang|ja|Kokumin gikai}}
– Văn bản tiếng Nhật thường mặc định viết theo hệ chữ viết bản địa, trong đó một số ký tự có thể có cách viết khác nhau. -
{{lang|ja-Latn|Kokumin gikai}}
chỉ tiếng Nhật viết theo bảng chữ cái Latinh (e.g. rōmaji). -
{{transliteration|ja|Kokumin gikai}}
tương tự như trên.
Nếu không chỉ định chữ viết, thẻ IETF sẽ giả định chữ viết là loại thông dụng nhất cho một ngôn ngữ cho trước. Vì vậy chuyển tự nên chỉ định chữ viết Latinh bằng cách thêm -Latn
vào sau mã ngôn ngữ, hoặc sử dụng bản mẫu {{transliteration}}
. Wikipedia có một số bản mẫu ngôn ngữ riêng như {{lang-zh}}
và {{nihongo}}
, cung cấp các chức năng đặc trưng cho ngôn ngữ như dễ dàng hiển thị nhiều chuyển tự chỉ với một bản mẫu duy nhất. Không phải ngôn ngữ nào cũng có bản mẫu riêng, song loại bản mẫu này có thể giúp ích trong việc tinh gọn mã wiki thay vì phải dùng {{lang}}
và {{transliteration}}
quá nhiều.
Chỉ định kiểu chữ in nghiêng đi kèm bản mẫu {{lang}}
hoặc {{lang-xx}}
thường là không cần thiết do chúng in nghiêng văn bản chữ Latinh theo mặc định. Đối với tình huống không cho phép in nghiêng văn bản như tên địa danh hoặc tên người, bạn có thể thêm tham số |italic=unset
.[c] Theo CNBS:NGOAITIENGVIET, văn bản dùng chữ viết không phải chữ Latinh không được in nghiêng hoặc in đậm trừ một số ít ngoại lệ.
Phiên âm ngữ âm hoặc chỉ dẫn phát âm nên sử dụng {{IPA}}, {{respell}} hoặc một bản mẫu khác liên quan. {{PIE}} là dành cho tiếng Ấn-Âu nguyên thủy.
Liên kết
sửa- Hãy tạo mô tả liên kết tốt, đặc biệt là liên kết ngoài (tránh "nhấn vào đây!", "tại đây").[4][5]
- Không dùng ký tự Unicode làm ký hiệu; hãy dùng ký hiệu với văn bản thay thế. Ví dụ, một số trình đọc màn hình sẽ không thể chuyển một ký tự như "→" thành văn bản dùng được.
- Sử dụng Bản mẫu:Visible anchor nhằm hỗ trợ người suy giảm thị lực định vị mục tiêu liên kết trong trang đích dễ dàng hơn.
Màu
sửa
Màu sắc thường được tìm thấy nhiều nhất tại các bài viết Wikipedia bên trong các bản mẫu và bảng.
Bài viết (và các trang khác) có sử dụng màu nên chú ý về khả năng tiếp cận, như sau:
- Đảm bảo rằng màu sắc không phải là phương pháp duy nhất được sử dụng để truyền đạt thông tin quan trọng. Đặc biệt, không sử dụng nền hoặc văn bản có màu trừ khi trạng thái của nó cũng được biểu thị bằng phương pháp khác, chẳng hạn như một biểu tượng khớp với chú giải, hoặc nhãn cước chú cuối trang. Nếu không, người dùng mất thị lực hoặc độc giả truy cập Wikipedia thông qua bản in hoặc thiết bị không có màn hình màu sẽ không nhận được thông tin đó.
- Liên kết phải làm sao để độc giả có thể xác định rõ đó là liên kết.
- Một số độc giả của Wikipedia bị rối loạn sắc giác một phần hoặc hoàn toàn, hoặc khiếm thị. Hãy đảm bảo độ tương phản của văn bản với nền của nó đạt ít nhất mức AA của Nguyên tắc về Nội dung Web Tiếp cận (WCAG) 2.0, và mức AAA nếu khả thi (xem phần "Understanding SC 1.4.3: Contrast (Minimum)" của WCAG). Để dùng màu CSS đã đặt tên cho văn bản trên nền trắng, hãy tham khảo Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Khả năng tiếp cận/Màu CSS cho văn bản trên nền trắng để biết những màu được đề xuất. Ngoài ra, dưới đây là các công cụ có thể được sử dụng để kiểm tra xem độ tương phản có chính xác không:
- Bạn có thể sử dụng một vài công cụ trực tuyến để kiểm tra độ tương phản màu, ví dụ như công cụ của WebAIM, trang WhoCanUse, hoặc Snook's Color Contrast Check.
- Trên web còn có thêm nhiều công cụ khác nữa, song trước khi sử dụng, hãy kiểm tra xem chúng đã được cập nhật hay chưa. Một số công cụ được dựa trên thuật toán của WCAG 1.0, trong khi hướng dẫn trên tham khảo thuật toán của WCAG 2.0. Nếu công cụ không đề cập cụ thể rằng nó dựa trên WCAG 2.0, hãy xem như nó đã lỗi thời.
- Nhóm Thiết kế của Wikimedia Foundation đã cung cấp sẵn một bảng màu với các màu được đánh dấu theo hướng về mức tuân thủ AA. Bảng màu này được áp dụng cho tất cả các phần tử giao diện người dùng trên các sản phẩm và trong các chủ đề chính Wikimedia, máy tính để bàn và thiết bị di động. Tuy nhiên, bảng màu không xét đến văn bản được liên kết.
- Bảng màu trong Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Khả năng tiếp cận/Màu hiển thị kết quả cho 14 sắc độ đi kèm với màu nền tối nhất hoặc sáng nhất tuân thủ mức AAA đối với văn bản chữ đen, chữ trắng, văn bản liên kết và văn bản liên kết đã truy cập.
- Google Chrome có một trình gỡ lỗi độ tương phản màu với hướng dẫn trực quan và bộ chọn màu.
- Phần mềm tải về Color Contrast Analyser cho phép bạn chọn màu trên trang, đồng thời phân tích kỹ lưỡng độ tương phản của chúng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo chỉ sử dụng thuật toán "độ sáng" (luminosity) mới nhất chứ không phải thuật toán lỗi thời "độ trắng màu/hiệu màu" (color brightness/difference).
- Bạn có thể sử dụng một vài công cụ trực tuyến để kiểm tra độ tương phản màu, ví dụ như công cụ của WebAIM, trang WhoCanUse, hoặc Snook's Color Contrast Check.
- Một số công cụ khác có thể được dùng để giúp tạo biểu đồ đồ họa và bảng phối màu cho bản đồ và những thứ tương tự. Chúng không phải là phương tiện chính xác để xem xét khả năng tiếp cận độ tương phản, nhưng có thể có ích cho các tác vụ cụ thể.
- Paletton (tên cũ Color Scheme Designer) hỗ trợ chọn một bộ màu tốt cho biểu đồ đồ họa.
- Color Brewer 2.0 cung cấp các cách phối màu an toàn cho bản đồ kèm theo giải thích chi tiết.
- Hệ phối màu định tính nhẹ của Paul Tol, gồm một bộ chín màu phù hợp cho người dùng mù màu và kèm với nhãn văn bản đen (cùng nhiều bảng màu khác).
- Một số công cụ mô phỏng rối loạn sắc giác: Toptal ColorFilter (phân tích trang web), Coblis Color-blindness Simulator (phân tích tập tin nội bộ), NoCoffee (tiện ích trên trình duyệt Firefox, phân tích trang web).
- Một công cụ mã nguồn mở rất đơn giản và tiện lợi cho việc chọn màu tương phản là Color Oracle, một "trình giả lập mù màu miễn phí cho Windows, Mac và Linux". Nó cho phép bạn xem bất cứ thứ gì trên màn hình của mình giống như cách nó sẽ được nhìn thấy bởi một người nào đó mắc một trong ba loại rối loạn sắc giác hoặc ở thước xám.
- Nếu một bài viết sử dụng màu không đúng cách và bạn không biết cách tự khắc phục, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của các biên tập viên khác.
Phần tử khối
sửaDanh sách liệt kê
sửaKhông tách các mục trong một danh sách bằng cách để dòng trống hoặc ngắt cột dạng bảng giữa chúng, kể cả các mục trong một danh sách mô tả (danh sách có dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm đứng đầu, cũng là cách định dạng của phần lớn thảo luận trong trang thảo luận), danh sách có thứ tự hoặc không có thứ tự. Danh sách vốn dĩ được sử dụng để nhóm các thành phần đi cùng với nhau, nhưng MediaWiki sẽ hiểu dòng trống là phần cuối của một danh sách và bắt đầu một danh sách mới. Ngắt dòng kép quá mức cũng làm gián đoạn trình đọc màn hình do khi đó phần mềm sẽ đọc thành nhiều danh sách mặc dù thực tế chỉ có một, gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Cách định dạng như vậy còn có thể làm tăng thời gian cần thiết để đọc danh sách lên gấp nhiều lần.
Tương tự, bạn không được chuyển đổi giữa các loại mã đánh dấu đầu dòng danh sách (dấu hai chấm, dấu hoa thị hoặc dấu thăng) trong cùng một danh sách. Khi thụt lề để trả lời cho một dòng văn bản bắt đầu bằng một tổ hợp dấu hai chấm và dấu hoa thị hoặc dấu thăng, bạn cần sao chép đúng chuỗi ký tự đang sử dụng ở trên và nối thêm một ký tự nữa. Một cách khác là chỉ việc đặt lại lề và bắt đầu một thảo luận mới (tức một danh sách HTML mới).
Ví dụ:
Trong một cuộc thảo luận, nên làm cách sau:
* Đồng ý. Tôi ủng hộ ý tưởng này. —Thành viên:Ví dụ
** Câu hỏi: Bạn thích gì về nó? —Thành viên:Ví dụ 2
*** Nó có vẻ phù hợp với tinh thần của Wikipedia. —Thành viên:Ví dụ
Hoặc trong thảo luận không dấu đầu dòng:
: Đồng ý. Tôi ủng hộ ý tưởng này. —Thành viên:Ví dụ
:: Câu hỏi: Bạn thích gì về nó? —Thành viên:Ví dụ 2
::: Nó có vẻ phù hợp với tinh thần của Wikipedia. —Thành viên:Ví dụ
Để một dấu đầu dòng lên trước trong câu trả lời cũng được chấp nhận:
* Đồng ý. Tôi ủng hộ ý tưởng này. —Thành viên:Ví dụ
*: Câu hỏi: Bạn thích gì về nó? —Thành viên:Ví dụ 2
*:: Nó có vẻ phù hợp với tinh thần của Wikipedia. —Thành viên:Ví dụ
Ngược lại, không chuyển từ danh sách có dấu đầu dòng sang danh sách mô tả:
* Đồng ý. Tôi ủng hộ ý tưởng này. —Thành viên:Ví dụ
:: Câu hỏi: Bạn thích gì về nó? —Thành viên:Ví dụ 2
hoặc chuyển từ danh sách có dấu đầu dòng sang dạng hỗn hợp:
* Đồng ý. Tôi ủng hộ ý tưởng này. —Thành viên:Ví dụ
:* Câu hỏi: Bạn thích gì về nó? —Thành viên:Ví dụ 2
Để dòng trống giữa các mục của danh sách là cách làm không tốt:
* Đồng ý. Tôi ủng hộ ý tưởng này. —Thành viên:Ví dụ
** Câu hỏi: Bạn thích gì về nó? —Thành viên:Ví dụ 2
Tương tự như trên với cách "nhảy qua" nhiều hơn một bậc:
* Đồng ý. Tôi ủng hộ ý tưởng này. —Thành viên:Ví dụ
*** Câu hỏi: Bạn thích gì về nó? —Thành viên:Ví dụ 2
Cách làm sau không được khuyến khích:
: Đồng ý. Tôi ủng hộ ý tưởng này. —Thành viên:Ví dụ
:* Câu hỏi: Bạn thích gì về nó? —Thành viên:Ví dụ 2
Việc thêm một dấu đầu dòng như trên làm tăng thêm độ phức tạp của danh sách một cách không cần thiết và dễ khiến người khác sử dụng sai mức thụt đầu dòng khi trả lời.
Tách đoạn trong các mục danh sách
sửaMã đánh dấu danh sách MediaWiki không tương thích với mã đánh dấu đoạn văn MediaWiki thông thường.
Để đưa nhiều đoạn văn trong một mục của danh sách, hãy tách chúng bằng {{pb}}
:
* Đây là một mục.{{pb}}Đây là một đoạn văn khác nằm trong mục này.
* Đây là một mục khác.
Bạn cũng có thể làm tương tự qua mã đánh dấu HTML tường minh cho đoạn văn (chú ý thẻ kết thúc </p>
):
* Đây là một mục.<p>Đây là một đoạn văn khác nằm trong mục này.</p>
* Đây là một mục khác.
Trong cả hai trường hợp, phải định dạng toàn bộ trong một dòng mã duy nhất. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chọn sử dụng kỹ thuật bao lại một mã ngắt dòng bên trong comment HTML (để chuyển nó thành một ngắt dòng đầu ra) nhằm tách đoạn tốt hơn trong chế độ mã nguồn:
* Đây là một mục.<!--
--><p>Đây là một đoạn văn khác nằm trong mục này.</p>
* Đây là một mục khác.
Bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật trên cho nhiều dạng thêm vào phần tử khối bên trong một mục danh sách (vì mục danh sách thực chất là phần tử khối, có thể chứa phần tử khối khác):
* Đây là một mục.<!--
--><p>Đây là một đoạn văn khác nằm trong mục này, và chúng ta sẽ dẫn lời ai đó:</p><!--
-->{{talkquote|Hãy mường tượng đến một thế giới mà trong đó mỗi người có thể tự do tiếp cận khối kiến thức chung của nhân loại.|Jimbo}}<!--
--><p>Đây là một đoạn văn kết thúc nằm trong cùng mục đó.</p>
* Đây là một mục khác.
Xin lưu ý rằng không phải mọi tiêu bản trang hoàng đều có thể được sử dụng theo cách này (ví dụ, một số tiêu bản trích dẫn trang trí được tạo ra dựa trên bảng biểu và trình phân tích cú pháp MediaWiki sẽ không xử lý mã đánh dấu wiki như vậy giống như khi nằm trong một mục danh sách).
Không sử dụng ngắt dòng để mô phỏng đoạn văn vì các đoạn có ngữ nghĩa khác nhau:
* Đây là một mục.<br />Đây là cùng một đoạn văn với ngắt dòng phía trước nó.
* Đây là một mục khác.
Thẻ ngắt dòng là để bao lại bên trong một đoạn văn, chẳng hạn như dòng thơ (<poem>
) hoặc một khối mã nguồn (<syntaxhighlight>
).
Không được dùng dấu hai chấm để tạo cấp độ thụt lề giống nhau, vì (như đã nêu ở trên) cách này sẽ cho ra ba danh sách riêng biệt:
* Đây là một mục.
: Đây là một danh sách hoàn toàn riêng biệt.
* Đây là mục thứ ba.
Một cách khác, bạn có thể dùng một trong các bản mẫu danh sách HTML. Đây là kỹ thuật tốt nhất đối với việc thêm vào phần tử khối, chẳng hạn như mã nguồn định dạng sẵn, trong danh sách:
{{bulleted list
|1=Đây là một mục:
<pre>
Đây là vài đoạn mã
</pre>
Đây vẫn là cùng một mục.
|2=Đây là mục thứ hai.
}}
Tuy nhiên kỹ thuật trên không được sử dụng trên trang thảo luận.
Thụt lề
sửaMột cách tiếp cận mang tính trợ năng đối với thụt lề là bản mẫu {{block indent}}
cho nội dung nhiều dòng; bản mẫu sử dụng CSS để thụt lề nội dung. Có một số bản mẫu áp dụng được cho thụt lề dòng đơn, bao gồm {{in5}}
(một bản mẫu toàn cục có cùng tên trên tất cả các trang Wikimedia); chúng thụt lề nội dung với nhiều ký tự khoảng trắng khác nhau. Không nên lạm dụng phần tử <blockquote>...</blockquote>
hoặc các bản mẫu sử dụng nó (ví dụ như {{blockquote}}
) để thụt lề trực quan; chúng chỉ dùng cho nội dung trích dẫn nguyên văn. Bản mẫu {{block indent}}
ra đời dành cho các trường hợp không phải trích dẫn nguyên văn như trên, vậy nên vui lòng sử dụng nó.
Một dấu hai chấm (:
) ở đầu dòng sẽ đánh dấu dòng đó làm phần <dd>
của một danh sách mô tả HTML (<dl>
) trong trình phân tích cú pháp MediaWiki.[d] Hiệu ứng trực quan thu được trong hầu hết các trình duyệt Web là thụt lề dòng. Dấu hai chấm trên được sử dụng, chẳng hạn, để biểu thị câu trả lời trong một cuộc thảo luận theo chuỗi trên trang thảo luận. Tuy nhiên, mã đánh dấu này khi đứng riêng thì thiếu đi phần tử <dt>
bắt buộc của danh sách mô tả gắn liền đến <dd>
(mô tả/định nghĩa). Khi kiểm tra mã được gửi tới trình duyệt, có thể thấy kết quả là HTML bị hỏng (tức là nó không xác thực được[6]). Kết quả là các công nghệ hỗ trợ như trình đọc màn hình sẽ thông báo một danh sách mô tả không tồn tại, gây nhầm lẫn cho bất kỳ người truy cập nào chưa quen với mã đánh dấu hỏng của Wikipedia. Dấu hai chấm đầu dòng do đó không phải là lý tưởng về mặt khả năng tiếp cận, ngữ nghĩa hoặc tái sử dụng, nhưng dấu này hiện đang được dùng phổ biến bất chấp những vấn đề mà nó gây ra cho người dùng trình đọc màn hình.
Dòng trống không nên được đặt giữa các dòng văn bản thụt lề bằng dấu hai chấm – đặc biệt là trong nội dung bài viết. Phần mềm sẽ hiểu đó là đánh dấu kết thúc một danh sách và bắt đầu một danh sách mới.
Nếu cần thiết có khoảng trống, có hai hướng đi như dưới đây, vốn sẽ cho kết quả khác nhau đối với trình đọc màn hình:
Cách thứ nhất là thêm một dòng trống với cùng số dấu hai chấm với dòng ngay trên và ngay dưới. Đây là cách phù hợp khi hai biên tập viên đang viết ra bình luận liên tiếp nhau ở cùng một mức thụt lề. Ví dụ:
: Tôi hoàn toàn đồng ý. —Thành viên:Ví dụ : : Tôi không tin. Có nguồn nào tốt hơn không? –Thành viên:Ví dụ 2
Trình đọc màn hình sẽ biết đó là hai mục danh sách (bỏ qua dòng trống).
Cách thứ hai, khi coi nội dung như một bình luận riêng lẻ (hoặc một mục danh sách khác, chẳng hạn như trong văn bản bài viết), là sử dụng mã đánh dấu đoạn văn mới trong cùng dòng đầu ra (xem mục trước đối với các kỹ thuật nâng cao để thêm vào khối nội dung phức tạp):
: Văn bản ở đây.{{pb}}Thêm văn bản. —Thành viên:Ví dụ 3
Để hiển thị một công thức hoặc biểu thức toán học trên dòng riêng, bạn nên dùng <math display="block">1 + 1 = 2</math>
thay vì :<math>1 + 1 = 2</math>
.
Danh sách dọc
sửaDanh sách dọc có dấu đầu dòng
sửaĐối với danh sách dọc có dấu đầu dòng, không nên đặt dòng trống giữa các mục để tách chúng ra. Thay vào đó, hãy dùng bản mẫu pb hoặc mã đánh dấu HTML <p>. (Một dòng trống trước khi bắt đầu hoặc sau khi kết thúc danh sách sẽ không gây ra vấn đề gì.)
Vấn đề khi đặt dòng trống ở giữa chừng danh sách là nếu các mục được phân cách bởi nhiều hơn một ngắt dòng, danh sách HTML sẽ kết thúc trước ngắt dòng, và một danh sách HTML khác sẽ được tạo ra sau ngắt dòng. Như vậy, cái trông giống một danh sách duy nhất sẽ bị chuyển thành nhiều danh sách nhỏ hơn đối với độc giả sử dụng trình đọc màn hình. Ví dụ, với đoạn mã:
* Hoa trắng * Hoa vàng * Hoa hồng * Hoa đỏ
phần mềm sẽ ép khoảng trắng giữa các dòng đi một phần và kết quả trông giống như sau:
- Hoa trắng
- Hoa vàng
- Hoa hồng
- Hoa đỏ
nhưng trình đọc màn hình sẽ đọc thành: "Danh sách gồm 2 mục: (gạch đầu dòng) Hoa trắng, (gạch đầu dòng) Hoa vàng, hết danh sách. Danh sách gồm 1 mục: (gạch đầu dòng) Hoa hồng, hết danh sách. Danh sách gồm 1 mục: (gạch đầu dòng) Hoa đỏ, hết danh sách. "
Không tách các mục trong danh sách bằng thẻ ngắt dòng (<br />
). Hãy sử dụng {{liệt kê}} / {{danh sách không dấu đầu dòng}} nếu muốn giữ định dạng danh sách dọc; hoặc xem xét dùng {{flatlist}} / {{hlist}} nếu danh sách có thể được kết xuất tốt hơn dưới dạng chiều ngang (trong hàng) như được mô tả trong hai mục sau đây.
Danh sách dọc không dấu đầu dòng
sửaĐối với danh sách không dấu đầu dòng chạy dọc trang từ trên xuống, có hai bản mẫu {{liệt kê}} và {{danh sách không dấu đầu dòng}} để cải thiện khả năng tiếp cận và ý nghĩa ngữ nghĩa bằng cách đánh dấu những gì rõ ràng là một danh sách thay vì thêm vào ngắt dòng <br />
. Chúng chỉ khác ở mã wiki được sử dụng để tạo ra danh sách. Lưu ý rằng vì chúng là bản mẫu nên văn bản trong mỗi mục danh sách không thể chứa biểu tượng dấu gạch đứng (|
) trừ khi nó được thay bằng {{!}}
hoặc được chứa trong thẻ <nowiki>...</nowiki>
. Tương tự, văn bản cũng không thể chứa dấu bằng (=
) trừ khi được thay bằng {{=}}
hoặc chứa trong <nowiki>...</nowiki>
, nhưng bạn cũng có thể bỏ qua bằng cách đặt tên cho các tham số (|1=
, |2=
v.v.) Nếu công việc trở nên quá phức tạp, bạn có thể sử dụng biến thể với {{endplainlist}}. Trong một chú thích, có khả năng bạn sẽ cần đến {{chú thích nhóm danh sách không dấu đầu dòng}}.
Mã wiki | Kết xuất thành |
---|---|
{{Liệt kê | * Hoa trắng * Hoa vàng * Hoa hồng * Hoa đỏ }} |
|
Mã wiki | Kết xuất thành |
---|---|
{{Danh sách không dấu đầu dòng | Hoa trắng | Hoa vàng | Hoa hồng | Hoa đỏ }} |
|
Một cách khác, trong các bản mẫu như hộp điều hướng hoặc bất kỳ vùng chứa phù hợp nào khác, danh sách có thể được tạo kiểu với lớp "plainlist
", theo đó:
| listclass = plainlist
hoặc| bodyclass = plainlist
Trong hộp thông tin, có thể sử dụng:
| rowclass = plainlist
hoặc| bodyclass = plainlist
Danh sách ngang
sửaĐối với danh sách chạy dọc trang theo chiều ngang, cũng như trong dòng đơn ở hộp thông tin và bảng biểu khác, có hai bản mẫu {{flatlist}} / {{hlist}} (viết tắt của "horizontal list") để cải thiện khả năng tiếp cận và ý nghĩa ngữ nghĩa. Tính năng này sử dụng đánh dấu HTML đúng cho từng mục danh sách, thay vì bao gồm các ký tự dấu đầu dòng mà phần mềm hỗ trợ cho người khiếm thị sẽ đọc to rõ (ví dụ, "chấm mèo chấm chó chấm ngựa chấm...") chẳng hạn. Chúng chỉ khác ở mã wiki được sử dụng để tạo ra danh sách. Lưu ý rằng khi đưa văn bản vào các bản mẫu này (hoặc bất kỳ bản mẫu nào khác), ký tự dấu gạch đứng (|) phải được thoát bằng {{!}}.
Mã wiki | Kết xuất thành |
---|---|
{{flatlist | * Hoa trắng * Hoa đỏ ** Hoa hồng * Hoa vàng }} |
|
Mã wiki | Kết xuất thành |
---|---|
{{hlist | Hoa trắng | Hoa đỏ | Hoa hồng | Hoa vàng }} |
|
Một cách khác, trong các bản mẫu như hộp điều hướng hoặc bất kỳ vùng chứa phù hợp nào khác, danh sách có thể được tạo kiểu với lớp "hlist
", theo đó:
| listclass = hlist
hoặc| bodyclass = hlist
Trong hộp thông tin, có thể sử dụng:
| rowclass = hlist
hoặc| bodyclass = hlist
Đề mục danh sách
sửaViệc sử dụng dấu chấm phẩy để tạo một "đề mục giả" trước một danh sách (hình 1) sẽ tạo một khoảng trống danh sách, và tệ hơn nữa. Dòng có dấu chấm phẩy là một danh sách mô tả gồm một mục và không có nội dung mô tả, tiếp theo là danh sách thứ hai.
Thay vào đó, hãy sử dụng mã đánh dấu đề mục (hình 2).
1. SAI
; Khí hiếm
* Heli
* Neon
* Argon
* Krypton
* Xenon
* Radon
2. ĐÚNG
== Khí hiếm ==
* Heli
* Neon
* Argon
* Krypton
* Xenon
* Radon
Bảng
sửaTrình đọc màn hình và các công cụ duyệt web khác sử dụng thẻ đánh dấu bảng biểu cụ thể để giúp người dùng điều hướng dữ liệu chứa trong chúng.
Hãy dùng cú pháp dấu gạch đứng wikitable để tận dụng hết các tính năng có sẵn. Xem meta:Help:Tables để biết thêm thông tin chi tiết về cú pháp đặc biệt được áp dụng cho bảng biểu. Không nên chỉ dùng định dạng, bất kể là CSS hay định kiểu cố định, để tạo ý nghĩa ngữ nghĩa (ví dụ như thay đổi màu nền).
Nhiều hộp điều hướng, bản mẫu loạt bài và hộp thông tin được tạo ra bằng bảng biểu.
Tránh dùng thẻ <br />
hoặc <hr />
trong các ô liền kề để mô phỏng một dòng không có trong cấu trúc bảng HTML. Đây là vấn đề đối với người dùng trình đọc màn hình vốn đọc bảng theo từng ô, từng dòng HTML, thay vì từng dòng trực quan.
Bảng dữ liệu
sửaMã wiki:
{| class="wikitable"
|+ văn bản mô tả
|-
! scope="col" | tiêu đề cột 1
! scope="col" | tiêu đề cột 2
! scope="col" | tiêu đề cột 3
|-
! scope="row" | tiêu đề dòng 1
| dữ liệu 1 || dữ liệu 2
|-
! scope="row" | tiêu đề dòng 2
| dữ liệu 3 || dữ liệu 4
|}
Kết quả:
tiêu đề cột 1 | tiêu đề cột 2 | tiêu đề cột 3 |
---|---|---|
tiêu đề dòng 1 | dữ liệu 1 | dữ liệu 2 |
tiêu đề dòng 2 | dữ liệu 3 | dữ liệu 4 |
- Mô tả (
|+
) - Phần mô tả là tiêu đề của bảng, mô tả bản chất của nó.[7] Bảng dữ liệu bắt buộc phải có phần mô tả.
- Tiêu đề dòng và cột (
!
) - Giống như phần mô tả, chúng giúp trình bày thông tin theo cấu trúc hợp lý cho người truy cập.[8] Tiêu đề giúp trình đọc màn hình kết xuất thông tin tiêu đề về các ô dữ liệu. Ví dụ, thông tin tiêu đề được đọc ngay trước dữ liệu ô, hoặc thông tin tiêu đề được cung cấp theo yêu cầu..[9] Vì tiêu đề dòng và tiêu đề cột có thể được đọc trước dữ liệu trong mỗi ô khi điều hướng ở chế độ bảng, nên tiêu đề cột và dòng cần xác định duy nhất cột và dòng tương ứng.[10]
- Phạm vi tiêu đề (
! scope="col" |
and! scope="row" |
) - Cho phép nhận diện tiêu đề là tiêu đề dòng hay tiêu đề cột. Bạn nên dùng
! scope="colgroup" colspan="2" |
nếu tiêu đề cột kéo dài qua một nhóm cột và! scope="rowgroup" rowspan="2" |
nếu tiêu đề dòng kéo dài qua một nhóm dòng, trong đó điều chỉnh khoảng kéo dài (span) cho phù hợp. Tiêu đề lúc này có thể được liên kết với ô tương ứng.[11]
Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Khả năng tiếp cận/Hướng dẫn về bảng dữ liệu cung cấp thêm các yêu cầu chi tiết về:
- Mô tả bảng đúng
- Cấu trúc tiêu đề đúng
- Bảng phức tạp
- Hình ảnh và màu sắc
- Tránh bảng lồng nhau
Bảng bố cục
sửaTránh sử dụng bảng để định vị trực quan nội dung không phải dạng bảng. Bảng dữ liệu cung cấp thông tin bổ sung và phương pháp điều hướng, nhưng với nội dung thiếu đi quan hệ dòng và cột hợp lý thì dễ gây sai sót. Thay vào đó, hãy sử dụng <div>
hoặc các phần tử có ngữ nghĩa phù hợp, cùng với thuộc tính style
.
Khi sử dụng bảng để định vị nội dung không phải dạng bảng, hãy giúp trình đọc màn hình xác định được đó là bảng bố cục chứ không phải bảng dữ liệu. Đặt thuộc tính role="presentation"
bên trong bảng và đừng đặt bất kỳ thuộc tính summary
nào. Không sử dụng các phần tử <caption>
or <th>
bên trong bảng, hoặc bên trong bất kỳ bảng lồng nhau nào. Trong mã đánh dấu bảng wiki, điều này có nghĩa là không được dùng tiền tố |+
hoặc !
. Hãy đảm bảo thứ tự đọc nội dung là chính xác. Hiệu ứng trực quan như căn giữa hoặc kiểu chữ in đậm có thể thu được qua định kiểu hoặc phần tử ngữ nghĩa. Ví dụ:
{| role="presentation" class="toccolors" style="width:94%"
|-
| colspan="2" style="text-align: center; background-color: #ccf;" | <strong>Văn bản quan trọng</strong>
|-
| The quick || brown fox
|-
| jumps over || the lazy dog.
|}
Hình ảnh
sửaTrong hầu hết trường hợp, hình ảnh phải bao gồm một ghi chú qua cú pháp hình ảnh dựng sẵn. Ghi chú này cần mô tả ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh và thông tin cần thiết mà nó đang cố gắng truyền tải.
Phần mô tả hình ảnh chi tiết, nếu không phù hợp với một bài viết, nên được đặt trên trang miêu tả của hình ảnh, với một lưu ý rằng nhấp vào liên kết hình ảnh sẽ đưa đến một miêu tả chi tiết hơn.
- Tránh sử dụng hình ảnh thay cho bảng hoặc biểu đồ. Nếu được, mọi biểu đồ hoặc sơ đồ phải có văn bản tương đương hoặc phải được mô tả rõ ràng để người dùng nếu không thể nhìn thấy hình ảnh vẫn có thể hiểu được phần nào về khái niệm.
- Tránh kẹp văn bản giữa hai hình ảnh hoặc sử dụng kích thước hình ảnh cố định, trừ trường hợp thật sự cần thiết.
- Tránh dùng thư viện ảnh hỗn độn vì kích thước màn hình và định dạng trình duyệt có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đối với một số độc giả do hình ảnh hiển thị bị phân mảnh. Bài viết có quá nhiều hình ảnh sẽ bị lỗi "time out" trên các phiên bản di động của Wikipedia. Lý tưởng nhất là một trang nên có không quá 100 hình ảnh (bất kể nhỏ như thế nào). Xem MediaWiki:Limit number of images in a page.
- Tránh đề cập trong văn bản về việc hình ảnh nằm ở bên trái hoặc bên phải. Vị trí hình ảnh có thể khác đối với người xem trang web dành cho thiết bị di động, đồng thời không có ý nghĩa gì đối với người sử dụng phần mềm hỗ trợ đọc trang. Thay vào đó, hãy sử dụng ghi chú hình để xác định hình ảnh. (Xem Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Hình ảnh § Đề cập từ văn bản bài viết.)
Vị trí hình ảnh
sửaHình ảnh phải nằm bên trong mục mà chúng có liên quan (ngay sau đề mục và ghi chú đầu mục), không đặt trong chính đề mục cũng như ở cuối mục trước. Điều này đảm bảo rằng trình đọc màn hình sẽ đọc được, và trang web dành cho thiết bị di động sẽ hiển thị được hình ảnh (và văn bản thay thế của nó) trong mục chính xác.
Các hướng dẫn trên đã bao gồm văn bản thay thế cho phương trình định dạng LaTeX trong chế độ <math>
. Xem Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Toán học § Văn bản thay thế.
Không đưa hình ảnh vào trong đề mục, kể cả biểu tượng và mã đánh dấu <math>
. Làm như vậy sẽ làm phá vỡ liên kết đến các mục và gây ra một số vấn đề khác.
Biểu tượng
sửaHình ảnh và biểu tượng không mang tính trang trí thuần túy nên có thuộc tính alt đóng vai trò thay thế cho hình ảnh đối với độc giả khiếm thị, trình thu thập tìm kiếm và người dùng phi trực quan khác. Nếu có văn bản thay thế được thêm vào, văn bản đó phải ngắn gọn hoặc hướng người đọc đến mô tả ảnh hoặc văn bản liền kề.
Hoạt ảnh, video và nội dung âm thanh
sửaHoạt ảnh
sửaĐể đảm bảo tính trợ năng, một hoạt ảnh (GIF) cần phải:
- Có thời lượng không quá năm giây (để tránh trở thành phần tử trang trí thuần túy)[12] hoặc
- Có tích hợp các chức năng điều khiển (dừng, tạm dừng, phát)[13]
Như vậy, GIF với hoạt ảnh dài hơn năm giây phải được chuyển đổi sang video (để tìm hiểu thêm, xem hướng dẫn chuyển đổi GIF hoạt ảnh thành Theora OGG).
Ngoài ra, hoạt ảnh không được tạo ra nhiều hơn ba lần nháy sáng trong vòng một giây. Hoạt ảnh nhấp nháy vượt quá giới hạn đó có khả năng gây co giật.[14]
Video
sửaChú thích đóng (CC) và phụ đề là quá trình hiển thị văn bản trên tập tin âm thanh và video tại Wikipedia qua Timed Text. Cả hai thường dùng làm bản ghi cho phần âm thanh của một chương trình theo thời gian thực (có thể là nguyên văn hoặc qua chỉnh sửa), trong đó bao gồm mô tả về các yếu tố ngoài giọng nói. Chúng là công cụ hỗ trợ cho người suy giảm thính lực hoặc khiếm thính cũng như giúp người không nói ngôn ngữ bản xứ hiểu được nội dung của một tập tin đa phương tiện. Hai yếu tố này nên được đưa vào mọi video với thành phần âm thanh có ý nghĩa.
Chú thích đóng là hình thái văn bản của mọi thông tin quan trọng được cung cấp qua âm thanh như đàm thoại, âm thanh tự nhiên hoặc nhân tạo, bối cảnh, hành động và biểu cảm của con người và động vật, văn bản hoặc đồ họa.[15] Nên tham khảo hướng dẫn bên ngoài Wikipedia về cách tạo chú thích đóng.[16]
Văn bản không phải tiếng Việt cần được dịch sang tiếng Việt.
Âm thanh
sửaPhụ đề đối với lời nói, lời bài hát, lời thoại, v.v.[17] có thể dễ dàng thêm vào tập tin âm thanh bằng phương pháp tương tự như đối với video: :commons:Commons:Video § Subtitles and closed captioning.
Tùy chọn phong cách và đánh dấu
sửaThực hành tốt nhất: mã wiki và lớp CSS
sửaNói chung, định dạng bảng và phần tử cấp khối khác phải được thiết lập qua lớp CSS thay vì thuộc tính trong hàng. CSS toàn trang trong MediaWiki:Common.css được kiểm thử cẩn thận để đảm bảo khả năng tiếp cận (ví dụ như đủ độ tương phản màu) và khả năng tương thích với nhiều loại trình duyệt. Hơn nữa, nó cho phép người dùng có nhu cầu rất cụ thể thay đổi bảng phối màu trong định kiểu của riêng mình (Đặc biệt:MyPage/skin.css, hoặc định kiểu của trình duyệt). Ví dụ, một định kiểu trong Wikipedia:Định kiểu cho người dùng khiếm thị cho ra nền có độ tương phản cao hơn đối với hộp điều hướng. Vấn đề là khi các lớp mặc định trên toàn trang bị ghi đè, một cá nhân sẽ khó chọn chủ đề của riêng mình hơn rất nhiều.
Việc đảm bảo ngoại quan nhất quán giữa các bài viết và sự tuân thủ hướng dẫn về văn phong cũng tạo ra mức độ chuyên nghiệp cao hơn.
Xét về khả năng tiếp cận, có thể chấp nhận lệch hướng phần nào ra khỏi các quy ước tiêu chuẩn miễn là khả năng tiếp cận ấy không bị ảnh hưởng. Cộng đồng nói chung đã cố gắng xây dựng và điều chỉnh nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận của phong cách mặc định. Nếu có bản mẫu hoặc hệ phối màu nhất định lệch ra khỏi tiêu chuẩn, tác giả cần chắc chắn rằng nó đã đáp ứng các yêu cầu về khả năng tiếp cận, ví dụ như đạt đủ độ tương phản màu cần thiết. Chẳng hạn, hộp thông tin và hộp điều hướng liên quan đến một câu lạc bộ thể thao có thể sử dụng hệ màu vàng và đỏ để phù hợp với màu sắc trang phục của đội. Trong trường hợp này, liên kết màu đỏ sẫm trên nền vàng nhạt cung cấp đủ độ tương phản màu và do đó được xem là tiếp cận được, còn màu trắng trên nền vàng hoặc đen trên nền đỏ thì không.
Nói chung, bài viết cần sử dụng mã đánh dấu wiki thay vì một tập hợp hạn chế các phần tử HTML được cho phép. Đặc biệt, không sử dụng các phần tử HTML <i>
và <b>
để định dạng văn bản; tốt hơn hết, nên dùng mã wiki ''
và '''
tương ứng cho kiểu chữ in nghiêng hoặc in đậm, và sử dụng bản mẫu hoặc phần tử đánh dấu ngữ nghĩa đối với trường hợp khác. Cũng nên tránh dùng phần tử <font>
trong văn bản bài viết; nên sử dụng {{em}}
, {{code}}
, {{var}}
và các bản mẫu đánh dấu ngữ nghĩa khác khi cần thiết. Để thay đổi cỡ chữ, hãy dùng bản mẫu {{resize}}, {{small}} và {{big}} thay vì cấu hình với thuộc tính phong cách CSS như font-size
hoặc phần tử bị loại bỏ như <big>
. Tất nhiên sẽ có một vài trường hợp ngoại lệ; chẳng hạn, bạn có thể dùng phần tử <u>...</u>
để chỉ thị cái gì đó như một liên kết ví dụ vốn không thực sự có thể nhấp được, nhưng trong những trường hợp khác, định dạng gạch chân thường không nên được sử dụng trong văn bản bài viết.
Người dùng có hỗ trợ CSS hoặc JavaScript hạn chế
sửaPhần tử tự thu gọn (thu gọn trước) không nên được sử dụng để ẩn đi nội dung trong phần thân của bài viết.
Bài viết Wikipedia phải tiếp cận được với độc giả sử dụng các loại trình duyệt và thiết bị hạn chế hoặc không hỗ trợ JavaScript hay CSS. Hãy nhớ rằng nội dung Wikipedia có thể được tái sử dụng tự do theo các cách mà chúng ta không thể đoán trước, cũng như được truy cập trực tiếp qua trình duyệt đời cũ. Đồng thời, cũng phải thừa nhận là sẽ không thể cung cấp chất lượng hiển thị tương đương cho những người dùng như vậy mà không loại đi những tính năng có lợi cho người dùng trình duyệt mới hơn. Do đó, bạn không được sử dụng các tính năng có thể khiến nội dung bị ẩn hoặc hỏng khi không có CSS hoặc JavaScript. Tuy nhiên, cũng cần xem xét bổ sung đối với người dùng không có CSS hoặc JavaScript chủ yếu để đảm bảo trải nghiệm đọc của họ là chấp nhận được, mặc dù chắc chắn sẽ kém hơn.
Để đáp ứng các vấn đề cân nhắc nêu trên, hãy kiểm thử bất kỳ thay đổi nào có khả năng gây hại khi tắt JavaScript hoặc CSS. Trong Firefox hoặc Chrome, bạn có thể làm việc này dễ dàng với tiện ích mở rộng Web Developer; hoặc tắt JavaScript trong các trình duyệt khác từ màn hình "Tùy chọn" (Options). Cần đặc biệt cẩn thận với các hiệu ứng CSS trong hàng vốn không được một số phiên bản trình duyệt, phương tiện và XHTML hỗ trợ.
Năm 2016, khoảng 7% người truy cập Wikipedia không yêu cầu tài nguyên JavaScript.[18]
Xem thêm
sửaGhi chú
sửa- ^ WCAG 3.0 đang trong giai đoạn dự thảo tính đến tháng 12 năm 2024. Phiên bản trước đó là WCAG 2.0 cũng là tiêu chuẩn ISO với tên là ISO/IEC 40500:2012.
- ^ Cỡ chữ chung cho hộp thông tin và hộp điều hướng bằng 88% cỡ chữ mặc định. Cỡ chữ chung cho mục tham khảo bằng 90% cỡ chữ mặc định. Các giá trị khác có thể được tìm thấy trong MediaWiki:Common.css.
- ^ Xem thông tin chi tiết về cách dùng này trong tài liệu bản mẫu của {{lang}}.
- ^ Danh sách mô tả HTML trước đây được gọi là danh sách định nghĩa và danh sách liên kết. Cấu trúc
<dl><dt>...</dt><dd>...</dd></dl>
là giống nhau; chỉ có thuật ngữ là thay đổi giữa các phiên bản HTML khác nhau.
Tham khảo
sửa- ^ “F26: Failure of Success Criterion 1.3.3 due to using a graphical symbol alone to convey information”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “4.5.4 The small element”. HTML Living Standard. Web Hypertext Application Technology Working Group. 24 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “H58: Using language attributes to identify changes in the human language”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023. Cấp AA.
- ^ “G91: Providing link text that describes the purpose of a link”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “F84: Failure of Success Criterion 2.4.9 due to using a non-specific link such as 'click here' or 'more' without a mechanism to change the link text to specific text”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “Markup Validation Service: Check the markup (HTML, XHTML, …) of Web documents”. validator.w3.org. v1.3+hg. World Wide Web Consortium. 2017. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2017. Lỗi được thông báo là "Error: Element
dl
is missing a required child element." - ^ “H39: Using caption elements to associate data table captions with data tables”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023. Cấp A.
- ^ “H51: Using table markup to present tabular information”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “4.9.10 The th element”. HTML Living Standard. Web Hypertext Application Technology Working Group. 24 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “HTML Tables with JAWS”. FreedomScientific.com. Freedom Scientific. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “H63: Using the scope attribute to associate header cells and data cells in data tables”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2023.
- ^ “G152: Setting animated gif images to stop blinking after n cycles (within 5 seconds)”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “G4: Allowing the content to be paused and restarted from where it was paused”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. 7 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “Guideline 2.3 Seizures: Do not design content in a way that is known to cause seizures”. Web Content Accessibility Guidelines (WCAG) 2.0. World Wide Web Consortium. 11 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “G69: Providing an alternative for time based media”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
- ^ Xem:
- Media Access Group (2002). “Captioning FAQ”. WGBH Educational Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2019. (hướng dẫn cơ bản nhanh)
- English-language Working Group on Closed Captioning Standards (2008). “Closed Captioning Standards and Protocol for Canadian English Language Television Programming Services” (PDF). CAB-ACR.ca (ấn bản thứ 3). Canadian Association of Broadcasters. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2021. (tài liệu tham khảo chi tiết)
- “Captioning Key”. DCMP.org. Described and Captioned Media Program, U.S. Department of Education. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
- ^ “Providing an alternative for time-based media for audio-only content”. Techniques for WCAG 2.0. World Wide Web Consortium. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
- ^ File:Browsers, Geography, and JavaScript Support on Wikipedia Portal.pdf và File:Analysis of Wikipedia Portal Traffic and JavaScript Support.pdf.
Đọc thêm
sửa- Clark, Joe (2003). Building Accessible Websites. New Riders Press. ISBN 0-7357-1150-X. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
- Pilgrim, Mark (2002). “Dive Into Accessibility: 30 days to a more accessible web site”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2017.
- Patrick J. Lynch; Sarah Horton (2016). Web Style Guide. Yale University Press. ISBN 978-0-300-21165-8. OCLC 1004033147.
Liên kết ngoài
sửa- The Wikimedia Design Style Guide
- Recommendations for mobile friendly articles on Wikimedia wikis
- 10 Quick Tips to Make Accessible Web Sites, from WAI
- Colorblind web page filter
- Legibility, from Web Style Guide, 3rd Edition
- Essential Components of Web Accessibility, from WAI
- Introduction to Web Accessibility, from WAI
- Known and tracked MediaWiki accessibility issues