Tiếng Hy Lạp cổ đại

(Đổi hướng từ Tiếng Hi Lạp cổ)

Tiếng Hy Lạp cổ đại là hình thức tiếng Hy Lạp được sử dụng trong thế kỷ 15 TCN đến thế kỷ 3 TCN. Được nói bởi người Hy Lạp cổ ở nhiều giai đoạn khác nhau: thời kỳ sơ khai (thế kỷ 15 TCNthế kỷ 12 TCN), thời kỳ tăm tối (thế kỷ 12 TCNthế kỷ 8 TCN), thời kỳ cổ phong (thế kỷ 8 TCNthế kỷ 5 TCN), và thời kỳ cổ điển (thế kỷ 5 TCNthế kỷ 3 TCN).

Hy Lạp cổ đại
Ἑλληνική
Hellēnikḗ
Bia đá nói về quy hoạch xây dựng tượng nữ thần Athena của đền Parthenon, 439 TCN
Khu vựccác vùng cận Đông Địa Trung Hải
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtLinear B (thời Mykenai)
Chữ Hy Lạp
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2grc
ISO 639-3grc (bao gồm tất cả gia đoạn trước hiện đại)
Glottologanci1242[1]
Lược đồ Hy Lạp cổ đại của Homeros
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Đoạn mở đầu sử thi Odyse của Hómēros

Tiếng Hy Lạp cổ là ngôn ngữ bản địa của Hómēros và của những nhà hiền triếtsử gia Hy Lạp cổ vào thế kỷ 5 TCN. Ảnh hưởng của người La Mã cũng đóng góp nhiều từ mượn vào từ vựng tiếng Anh và đã được coi là tiêu chuẩn trong hệ thống giáo dục và kiến thức Thế giới phương Tây vào thời kỳ Phục hưng. Bài viết này chủ yếu chứa thông tin về các Sử thithời kỳ Cổ đại về ngôn ngữ này.

Trong thời kỳ Hy Lạp hóa (300 TCN) Người Hy Lạp cổ đã bắt đầu thông dụng tiếng phổ thông, được coi như là một giai đoạn lịch sử riêng biệt, mặc dù dạng cổ nhất có sự tương đồng với phương ngữ Attic và dạng gần đây nhất sáp nhập vào tiếng Hy Lạp trung đại. Có một số khu vực còn nói tiếng Hy Lạp cổ, trong khi tiếng Attic phát triển thành tiếng Koine phổ thông.

Phương ngữ

sửa

Tiếng Hy Lạp cổ là một ngôn ngữ đa tâm, chia thành nhiều phương ngữ khác nhau. Gồm những phương ngữ khác nhau như tiếng Attica và tiếng Ionia, tiếng Aeolia, tiếng Nam Akhaia, và tiếng Dōrismos, và nhiều tiếng khác. Một vài phương ngữ được tìm thấy trong các tài liệu cổ được sử dụng trong văn thơ, các tiếng còn lại chỉ được chứng thực trong chữ khắc.

Tiếng Hy Lạp của Homeros nổi bật nhất trong các phương ngữ Hy Lạp cổ là dạng văn học của tiếng Hy Lạp thời cổ phong (chủ yếu lấy nhiều từ ở IoniaAeolia) được dùng nhiều trong các sử thi như IliadOdyse, và nhiều bài văn thơ của nhiều nhà thơ khác. Tiếng Hy Lạp Homeros có sự khác biệt đáng biệt đáng kể về ngữ pháp và cách phát âm từ tiếng Attica cổ và những phương ngữ cổ khác.

 
Những vùng từng nói tiếng Hy Lạp cổ

Nguồn gốc và hình thái của hệ ngôn ngữ Hy Lạp chưa được hiểu rõ vì không có nhiều bằng chứng chứng minh. Một số giả thuyết nói về cách mà các nhóm phương ngữ Hy Lạp có thể đã tách ra từ nhiều từ ngôn ngữ gần giống tiếng Hy Lạp từ nguồn gốc chung tiền Ấn-Âu và thời kỳ cổ đại, tiếng có rất nhiều điểm chung nhưng có sự khác biệt ở một vài chi tiết. Phương ngữ duy nhất được chứng thực từ thời kỳ này là tiếng Hy Lạp Mykenai, nhưng liệu có liên quan hay không với các phương ngữ và các hoàn cảnh trong lịch sử có thể đã tồn tại ở một dạng khác.

Các học giả tin rằng nhóm các ngôn ngữ Hy Lạp thời cổ đại đã tồn tại đâu đó vào khoảng năm 1120 TCN, vào thời kỳ Dorian xâm lược - và sự xuất hiện đầu tiên của chúng dưới dạng chữ cái viết chính xác bắt đầu vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Cuộc xâm lược sẽ không phải là "Dorian" trừ khi những kẻ xâm lược có một số mối quan hệ văn hóa với người Dorian lịch sử. Cuộc xâm lược được biết là đã di dời dân cư đến các vùng Attic-Ionic sau này, những người tự coi mình là hậu duệ của dân cư đã di dời hoặc tranh giành với người Dorian.

Người Hy Lạp vào thời điểm này tin rằng có 3 nhóm người chính ở Hy Lạp - Doris, Aeolis và Ionis (và người Athens), mỗi người có phương ngữ xác định và đặc trưng của họ. Cho phép họ giám sát Arcadian, một phương ngữ miền núi khó hiểu, và Síp, xa trung tâm của học thuật Hy Lạp, sự phân chia người và ngôn ngữ này khá giống với kết quả điều tra khảo cổ học-ngôn ngữ hiện đại.

 
Các phương ngữ tiếng Hy Lạp cổ ở các vùng Hy LạpTiểu Á
 
Các phương ngữ Hy Lạp cổ ở vùng Magna Graecia (Nam ÝSicily) vào thời cổ đại.

Các vùng phân bố tiếng Hy Lạp cổ:[2]

Âm vị

sửa

Phụ âm

sửa
Âm môi Âm răng Âm mạc Âm hầu
Âm mũi μ
(m)
ν
(n)
γ
(ŋ)
Âm bật Âm
bật nhẹ
β
(b)
δ
(d)
γ
(ɡ)
âm
bật nặng
π
(p)
τ
(t)
κ
(k)
âm
bật hơi
φ
()
θ
()
χ
()
Âm xát σζ
(s) • (z)
η
(h)
Âm rung ρ
(r)
Âm trung lưỡi λ
(l)

/z/ là tha âm vị của /s/, dùng trước các phụ âm kêu, và đặc biệt trong tổ hợp /zd/ được viết như zêta (ζ). Âm // (r không kêu) được viết như rho với hơi mạnh () có thể là một tha âm vị của /r/.

Trước Sau
không tròn có tròn
Kín ι
i
υ
y
Nửa kín εει
e
οου
o
Nửa mở η
ɛː
ω
ɔː
Mở α
a

Vào thế kỷ 4 TCN, /oː/ được đọc sang /uː/

Hình thái

sửa
 
Ostracon bearing the name of Cimon, Stoa of Attalos

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “tiếng Hy Lạp cổ”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Newton, Brian E.; Ruijgh, Cornelis Judd (ngày 13 tháng 4 năm 2018). “Greek Language”. Encyclopædia Britannica.