Thế vận hội Mùa hè 1980

sự kiện thể thao đa môn ở Liên Xô

Thế vận hội Mùa hè 1980, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXII, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Moskva, CHXHCN Xô Viết Liên bang Nga, Liên Xô. Ngoài ra môn đua thuyền buồm được tổ chức tại Tallinn và một vài trận đấu vòng bảng cũng như trận tứ kết của môn bóng đá được diễn ra tại Leningrad, Kiev, và Minsk. Đây cũng là kỳ Thế vận hội Mùa hè đầu tiên được tổ chức tại Đông Âu. Hoa Kỳ và 64 nước khác đã tẩy chay kỳ Thế vận hội này, một số vận động viên khác từ những nước tẩy chay kể trên đã tham gia thi đấu nhưng là dưới lá cờ Olympic. Đây là lần đầu tiên mà Việt Nam tham dự một kỳ Thế vận hội với tư cách là một quốc gia thống nhất.

Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXII
Biểu trưng
Thời gian và địa điểm
Quốc giaLiên Xô
Thành phốMoskva
Sân vận độngSân vận động Trung tâm Lénin
Lễ khai mạc19 tháng 7
Lễ bế mạc3 tháng 8
Tham dự
Quốc gia80[1]
Vận động viên5.179
(4.064 nam, 1.115 nữ)[1]
Sự kiện thể thao203 trong 21 môn
Đại diện
Tuyên bố khai mạcTổng bí thư Leonid Brezhnev
Vận động viên tuyên thệNikolay Andrianov
Trọng tài tuyên thệAleksandr Medved
Ngọn đuốc OlympicSergei Belov
  1976 1984  

Giành quyền đăng cai

sửa
 
Một tấm tem Liên Xô hiển thị logo của Thế vận hội (trái) và linh vật Misha (phải) cầm ngọn đuốc Olympic 1980. Bản đồ cho thấy tuyến đường rước đuốc chạy từ Olympia, Hy Lạp, địa điểm của Thế vận hội Olympic cổ đại, thông qua Tallinn, CHXHCNXV Estonia đến Moskva, CHXHCNXV Liên bang Nga. Nó cũng mô tả số huy chương vàng, bạc và đồng (80, 69, 46) mà các vận động viên Liên Xô giành được tại Thế vận hội.

Chỉ có 2 thành phố tham gia giành quyền đăng cai Olympic 1980 là MoskvaLos Angeles. Cuộc họp lần thứ 75 của IOC là nơi bỏ phiếu bình chọn nước đăng cai diễn ra tại Viên, Áo vào ngày 23 tháng 10 năm 1974

Kết quả bỏ phiếu đăng cai Olympic 1980
Thành phố Vòng 1
  Moskva 39
  Los Angeles 20

Tẩy chay

sửa

Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã tẩy chay không tham gia vì chiến tranh Liên Xô–Afghanistan năm 1979, mặc dù một số vận động viên từ một số quốc gia tẩy chay đã tham dự dưới lá cờ Olympic trung lập. Điều này khiến Liên Xô và một số quốc gia thuộc Khối Phía Đông đã trả đũa bằng cách tẩy chay không tham gia Thế vận hội Mùa hè 1984 được tổ chức tại Los Angeles. Một số trong những sự kiện cuối của Thế Vận hội 1980 đã gần như bị lu mờ bởi cái chết và khối lượng đông đảo người tham gia trái phép tang lễ của ca sĩ-nhạc sĩ Vladimir Vysotsky vô cùng phổ biến và được yêu thích.[2]

Thua lỗ

sửa

Olympic 1980 tại Liên Xô là kỳ Olympic thua lỗ nặng nề nhất trong lịch sử với khoảng 9 tỷ USD.

Các môn thi đấu

sửa

Các quốc gia tham dự

sửa
Các Ủy ban Olympic quốc gia tham dự

Bảng tổng sắp huy chương

sửa
  Đoàn chủ nhà (  Liên Xô)
Bảng huy chương Thế vận hội Mùa hè 1980
HạngNOCVàngBạcĐồngTổng số
1  Liên Xô806946195
2  Đông Đức473742126
3  Bulgaria8161741
4  Cuba87520
5  Ý83415
6  Hungary7101532
7  România661325
8  Pháp65314
9  Anh Quốc57921
10  Ba Lan3141532
11–36Các nước còn lại263054110
Tổng số (36 đơn vị)204204223631
 
Huy chương đồng Olympic 1980

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “Moscow 1980”. Olympic.org. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ Video