Thế vận hội Mùa đông 2010

Thế vận hội Mùa đông 2010 hay Thế vận hội Mùa đông lần thứ XXI (tiếng Anh: 2010 Winter Olympics) là Thế vận hội Mùa đông lần thứ 21, diễn ra từ ngày 12 đến ngày 28 tháng 2 năm 2010 tại Vancouver cùng vùng ngoại vi (Richmond, West VancouverUniversity Endowment Lands) và Whistler (Canada).

Thế vận hội Mùa đông lần thứ XXI
Biểu trưng Thế vận hội Mùa đông 2010
The 2010 Winter Olympics logo, named Ilanaaq the Inukshuk
Thành phố chủ nhàVancouver, Canada
Khẩu hiệuWith glowing hearts
(tiếng Pháp: Des plus brillants exploits)
Quốc gia82
Vận động viên2.566 (1044 nữ, 1522 nam)
Nội dung86 trong 7 môn thể thao (15 phân môn)
Lễ khai mạc12 tháng 2
Lễ bế mạc28 tháng 2
Khai mạc bởi
Thắp đuốc
Sân vận độngBC Place
Mùa đông
Turin 2006 Sochi 2014
Mùa hè
Bắc Kinh 2008 Luân Đôn 2012

Đây là kỳ Thế vận hội lần thứ ba được tổ chức tại Canada, nhưng là lần đầu tiên tại bang British Columbia. Hai lần trước, Canada đã đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1976 được tổ chức tại Montreal, QuebecThế vận hội Mùa đông 1988 được tổ chức tại Calgary, Alberta.

Đây là lần đầu tiên, Canada vươn lên vị trí dẫn đầu toàn đoàn trên bảng tổng sắp huy chương[1], lần cuối cùng một nước chủ nhà giành được thành tích này là Na Uy tại Thế vận hội Mùa đông 1952. Với 14 tấm huy chương vàng, Canada cũng phá vỡ kỷ lục về số huy hương vàng giành được tại một kỳ Thế vận hội Mùa đông. Kỷ lục trước đó là 13 tấm, thành tích đạt được của đoàn Liên Xô tại Thế vận hội Mùa đông 1976Na Uy tại Thế vận hội Mùa đông 2002.[2] Đoàn Hoa Kỳ cũng phá được một kỷ lục tại kỳ đại hội này, khi họ giành được tổng cộng 37 tấm huy chương các loại, phá vỡ kỷ lục về số huy chương giành được tại một kỳ Thế vận hội Mùa đông là 36 tấm, trước đó được đoàn Đức thiết lập vào năm 2002.[1] Các đoàn Slovakia[3]Belarus[4] cũng giành được tấm huy chương vàng Thế vận hội Mùa đông đầu tiên trong lịch sử của mình tại kỳ Olympic lần này.

Để nâng chất lượng tuyết nhân tạo, người ta có thể thêm vào nước các chất phụ gia hóa học hoặc sinh học, còn được gọi là “chất làm cứng tuyết”, chẳng hạn như muốiphân bón. Một loại thuốc trừ sâu đã được sử dụng tại Thế vận hội Vancouver 2010 để nước đóng băng ở nhiệt độ cao hơn.[5]

Kết quả bầu chọn

sửa
Kết quả bầu chọn Thế vận hội Mùa đông 2010
Thành phố Quốc gia Vòng 1 Vòng 2
Vancouver   Canada 40 56
Pyeongchang   Hàn Quốc 51 53
Salzburg   Áo 16 -

Hiệp hội Olympic Canada (Canadian Olympic Association) nhận được ba hồ sơ của Vancouver, CalgaryThành phố Québec xin đại diện cho Canada đi vận động giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2010. Tại vòng bỏ phiếu đầu tiên diễn ra vào ngày 21 tháng 11 năm 1998, hồ sơ của Vancouver-Whistler giành được 26 phiếu, Thành phố Québec 25 còn Calgary 21. Ngày 3 tháng 12 năm 1998, tại vòng bỏ phiếu thứ hai diễn ra, Vancouver giành chiến thắng với tổng số phiếu là 40 so với 32 phiều của Thành phố Québec.

Vancouver giành quyền đăng cai Thế vận hội kỳ này tại phiên họp thứ 115 của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) được tổ chức vào ngày 2 tháng 7 năm 2003 diễn ra ở Praha, Cộng hòa Séc. Kết quả được chủ tịch IOC Jacques Rogge công bố [6]. Tại vòng bỏ phiếu cuối cùng, hai đối thủ của Vancouver là các thành phố: Pyeongchang của Hàn QuốcSalzburg, Áo. Pyeongchang dẫn đầu ở vòng bỏ phiếu đầu tiên, còn Salzburg bị loại. Ở vòng bỏ phiếu thứ hai, tất cả những thành viên đã bầu cho Salzburg đều dồn phiếu cho Vancouver. Đây là kỳ bầu cử sít sao nhất trong lịch sử của IOC kể từ khi Sydney đánh bại Bắc Kinh để giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2000 cũng chỉ với 2 phiếu cách biệt.

Địa điểm thi đấu

sửa
 
Richmond Olympic Oval: địa điểm thi đấu môn trượt băng tốc độ

Một số địa điểm thi đấu, như nhà thi đấu Richmond Olympic Oval, có độ cao ngăng với mặt nước biển, một điều tương đối hiếm cho một kỳ Thế vận hội Mùa đông.[cần dẫn nguồn] Vancouver là thành phố lớn nhất từng đăng cai một kỳ Olympic Mùa đông.[7] Vào tháng 2, khi kỳ đại hội diễn ra, nhiệt độ trung bình tại Vancouver là vào khoảng 4.8 °C (40.6 °F).[8]

Lễ khai mạc và bế mạc được tổ chức tại sân vận động BC Place, địa điểm đã nhận được hơn 150 triệu $ cho việc trùng tu. Các địa điểm thi đấu tại Vancouver và vùng ngoại vi bao gồm Pacific Coliseum, trung tâm Vancouver Olympic/Paralympic Centre, trung tâm UBC Winter Sports Centre, nhà thi đấu Richmond Olympic Oval và khu trượt tuyết Cypress Mountain. GM Place, nhà thi đấu của câu lạc bộ Vancouver Canucks tại Giải khúc côn cầu trên băng nhà nghề Bắc Mĩ (NHL), là địa điểm tổ chức thi đấu môn khúc côn cầu trên băng, nhưng do chính sách không được gắn tên quảng cáo vào một địa điểm thi đấu Olympic, nên nhà thi đấu sẽ mang tên Canada Hockey Place trong thời gian kỳ đại hội diễn ra.[9] Thế vận hội Mùa đông 2010 là kỳ Thế vận hội đầu tiên môn khúc côn cầu trên băng sẽ thi đấu trên một sân băng theo kích cỡ NHL, mặc dù vẫn thi đấu theo luật của IIHF. Các địa điểm thi đấu tại Whistler bao gồm khu trượt tuyết Whistler Blackcomb, Whistler Olympic Park và trung tâm Whistler Sliding Centre.

Linh vật

sửa

Các linh vật của kỳ đại hội lần này được giới thiệu vào ngày 27 tháng 11 năm 2007.[10] Lấy cảm hứng từ các loài vật trong thần thoại của người thổ dân các lãnh thổ Tây Bắc Canada:

  • Miga — Chú gấu biển thần thoại.[11] Là sự lai giống giữa loài Cá hổ kình và loài Gấu Kermode.
  • Quatchi — Cũng là một loài vật thần thoại, loài sasquatch.
  • Sumi - Là sự lai giống giữa loài cá hổ kình, loài gấu và loài chim bão, xuất hiện nhiều trên các totem của người thổ dân da đỏ [12].

Các quốc gia tham dự

sửa

Có 82 đoàn cử vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông 2010.[13] Quần đảo Cayman, Colombia, Ghana, Montenegro, Pakistan, PeruSerbia lần đầu tham dự Đại hội. Trong khi các đoàn Jamaica, MéxicoMaroc đánh dấu sự trở lại sau khi vắng mặt tại Thế vận hội Mùa đông 2006. Tonga cũng đã có thể có mặt tại kỳ Olympic lần này khi đăng ký một vận động viên thi đấu tại môn luge, nhưng anh đã không vượt qua được vòng loại cuối cùng.[14] Luxembourg có hai vận động viên vượt qua vòng loại,[15] nhưng một người đã không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Ủy ban Olympic của quốc gia này,[16] trong khi người còn lại gặp chấn thương trước kỳ Đại hội[17].

 

Các quốc gia sau đã có vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông 2006 nhưng vắng mặt tại Vancouver kỳ này:

Các môn thi đấu

sửa

Có 15 môn thể thao được tranh tài tại Thế vận hội Mùa đông 2010. Tám môn thể thao được xếp hạng vào các môn thể thao trên băng: Xe trượt băng (bobsleigh), luge, skeleton, khúc côn cầu trên băng, trượt băng nghệ thuật, trượt băng tốc độ, trượt băng vòng ngắnbi đá trên băng (curling). Ba môn được xếp vào thể loại trượt tuyết alpine và snowboarding gồn: trượt tuyết alpine, trươt tuyết tự dosnowboarding. Bốn môn thể thao được xếp vào hạng các môn thể thao Nordic (phương Bắc) bao gồm: biathlon, trượt tuyết việt dã, nhảy skithể thao Nordic phối hợp.

Trong ngoặc là số bộ huy chương của từng môn.

Bảng tổng sắp huy chương

sửa

Dưới đây là mười đoàn dẫn đầu về số huy chương giành được tại Thế vận hội Mùa đông 2010. Nước chủ nhà Canada được đánh dấu.

1   Canada (CAN) 14 7 5 26
2   Đức (GER) 10 13 7 30
3   Hoa Kỳ (USA) 9 15 13 37
4   Na Uy (NOR) 9 8 6 23
5   Hàn Quốc (KOR) 6 6 2 14
6   Thụy Sĩ (SUI) 6 0 3 9
7   Trung Quốc (CHN) 5 2 4 11
7   Thụy Điển (SWE) 5 2 4 11
9   Áo (AUT) 4 6 6 16
10   Hà Lan (NED) 4 1 3 8

Tai nạn

sửa

Đúng ngày khai mạc của kỳ Thế vận hội Mùa đông lần này, Nodar Kumaritashvili, vận động viên môn luge thuộc đoàn Gruzia đã thiệt mạng trong một buổi tập sau khi xe trượt của anh bị văng ra khỏi đường trượt va vào phải một cột thép.[42]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “U.S. clinches medals mark, Canada ties gold record”. The Washington Times. Vancouver. The Associated Press. ngày 27 tháng 2 năm 2010.
  2. ^ Canadian Press (ngày 27 tháng 2 năm 2010). “Canada sets Olympic gold record”. CBC Sports. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
  3. ^ “Anastazia Kuzmina wins Slovakia first winter crown”. The Australian. ngày 14 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2010.
  4. ^ Reuters (ngày 26 tháng 2 năm 2010). “Grishin Grabs First Gold For Belarus”. The New York Times. New York. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2010.[liên kết hỏng]
  5. ^ Olympic mùa đông: Thắng vàng, nhưng mất “xanh”
  6. ^ “Vancouver to host 2010 Winter Olympics”. CBBC Newsround. ngày 2 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2009.
  7. ^ Mackin, Bob (ngày 10 tháng 2 năm 2010). “Vancouver to reduce downtown traffic”. Toronto Sun. QMI. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2010.
  8. ^ “Winter Olympics all wet?: Vancouver has the mildest climate of any Winter Games host city”. Vancouver Sun. ngày 9 tháng 7 năm 2003.
  9. ^ “GM Place to get new name for 2010”. CTV News. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2009.
  10. ^ “2010 Vancouver Olympics' mascots inspired by First Nations creatures”. CBC Sports. ngày 27 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2007.
  11. ^ (tiếng Pháp) “Vancouver 2010 - Mascottes intrigantes”. Société Radio-Canada. 2007. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2007.
  12. ^ (tiếng Pháp) “Vancouver 2010”. COVAN. 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2010. Truy cập 14 décembre 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  13. ^ “Olympic Athletes, Teams and Countries”. Vancouver 2010 Winter Olympics. VANOC. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2010.
  14. ^ "Tongan athlete narrowly misses out on Winter Olympics" Lưu trữ 2019-04-04 tại Wayback Machine, Australian Broadcasting Corporation, mùng 1 tháng 2 năm 2010
  15. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2010.
  16. ^ “Sport | Kari Peters bleibt zu Hause”. wort.lu. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  17. ^ “Sport | Stefano Speck fährt nicht nach Vancouver”. wort.lu. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  18. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa “Vancouver Olympics – Athletes”. Vancouver2010.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2011.
  19. ^ a b c d e f “Alpine team takes fall at 2010 Games – Vancouver 2010 Olympics”. thestar.com. ngày 10 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2010.
  20. ^ a b c d e “Germany, Norway round out 2010 Olympic men's hockey”. TSN. ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  21. ^ “Athletes: Vancouver Mùa đông 2010 Olympics”. Vancouver2010.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  22. ^ a b c d e f “ISU Figure skating qualification system”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2010.
  23. ^ a b c d e f “2009 Figure Skating World Championship results”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2010.
  24. ^ “Saiba os brasileiros que podem ir a Vancouver”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2010.
  25. ^ “Bulgaria received one more quota for the games”. Топспорт. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2010.
  26. ^ “Travers is snow joke”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  27. ^ “Olympic Qualification”. World Curling Federation. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  28. ^ “Suomen Olympiajoukkueeseen Vancouver 2010 -talvikisoihin on valittu 94 urheilijaa – kahdella miesalppihiihtäjällä vielä mahdollisuus lunastaa paikka joukkueessa – Suomen Olympiakomitea”. Noc.fi. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  29. ^ “108 Français à Vancouver – JO 2010 – L'EQUIPE.FR”. Vancouver2010.lequipe.fr. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  30. ^ “Ghana's 'Snow Leopard' qualifies to ski in Mùa đông 2010 Olympics”. CBC News. Truy cập 200http://en.wiki.x.io/w/index.php?title=2010_Winter_Olympics&action=edit&section=99-03-14. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  31. ^ “Short Track Speed Skating entry list”. ngày 24 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2009.
  32. ^ “Tashi and Jamyang qualify for 2010 Olympic Winter Games”. ngày 18 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2009.
  33. ^ a b “Lambiel crushes competition at Nebelhorn”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2009.
  34. ^ “North Korea – CTV Olympics”. Ctvolympics.ca. ngày 22 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  35. ^ “Sports | Mongolia Web News”. Mongolia-web.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2010.
  36. ^ “Genomineerden”. Nocnsf.nl. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2010.
  37. ^ “Anders Rekdal tatt ut til OL i Vancouver på overtid”. Olympiatoppen (bằng tiếng Na Uy). ngày 29 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2010.
  38. ^ “Wystartujemy w Vancouver” (bằng tiếng Ba Lan). ngày 19 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2009.
  39. ^ a b “Athletes: Vancouver Mùa đông 2010 Olympics”. Vancouver2010.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  40. ^ “OS-truppen komplett(erad) – Olympic Team complete(d)”. SOC. ngày 1 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2010.
  41. ^ “Vancouver 2010 Olympic Winter Games Qualifications | News | USA Luge”. Luge.teamusa.org. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  42. ^ “Winter Olympics Luge Crash: Nodar Kumaritashvili DIES”. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa