Thảo luận:Triết học Việt Nam/Lưu 2
![]() | Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 |
Tư tưởng triết học thời đầu triều Nguyễn
- I. Thời đại
- 1. Tình hình chính trị- xã hội
- Cuối thế kỷ XIX, nhờ sự giúp đỡ của người Pháp, Nguyễn ¸nh đã lấy được Gia Định (1888) và xưng vương. Ông ta vẫn dùng niên hiệu vua Lê mà chưa đặt niên hiệu riêng. Năm 1802, sau khi lấy lại được toàn bộ đất đai của các chúa Nguyễn, Nguyễn Vương Phúc ¸nh cho lập đàn tế cáo trời đất và đặt niên hiệu Gia Long.
- 2. Tình hình văn hóa- tư tưởng
- Các vua triều Nguyễn đều hết sức chú trọng đến việc học và thi, nghĩa là đào tạo và tuyển lựa nhân tài cho chế độ. Gia Long năm thứ 13 chỉ thị: "Học hiệu là nơi chứa nhân tài; phải giáo dục có căn bản mới có thể thành tài; trẫm muốn bắt chước người xưa, đặt nhà học để nuôi học trò ngõ hầu văn phong dấy lên, hiền tài đều nổi, để cho nhà nước dùng". (tất nhiên đó chỉ khuyến khích học tích xưa, nghĩa cũ; học làm thi phú, câu đối, sớ tấu).
- Sách vở do nhà nước soạn và in ra rất nhiều. Lĩnh vực sử: Đại Nam thực lục tiền biên (chép về những đời chúa Nguyễn), Đại Nam thực lục chính biên (lịch sử các đời vua Nguyễn), Việt sử thông giám cương mục. Sách Khâm định nhân sự kim giám gồm 483 quyển, có các mục luân thường, hình thể, phẩm hạnh, cảnh ngộ, ngôn ngữ, văn học, võ lược, nghệ thuật... còn có một bộ sách khác là Thống nhất dư địa chí. Như vậy lúc này Việt Nam đã có những pho sách lớn về lịch sử, địa lý, văn học, nghệ thuật.
- II. Khái quát về tư tưởng triết học đầu triều Nguyễn
- 1. Thế giới quan
- a. Quan niệm về "mệnh", "thiên mệnh"
- "Mệnh" và "thiên mệnh" là ý chí của trời. Sức người không thể thay đổi được.
- Mệnh trời được sử dụng như một thứ vũ khí chính trị (vua lĩnh mệnh trời trị dân). Mệnh cũng là thuốc an thần đối với tầng lớp nhân dân đau khổ, tất cả đều đổ cho mệnh, sướng khổ, vui buồn, được mất...
- Song cách hiểu về Trời rất khác nhau, vua Tự Đức cho Trời là khí thanh, Lý là chủ để cho sự sinh hóa của muôn vât. Danh Nho Nguyễn Đức Đạt lại cho tâm là Trời, giữa Trời và người có sự tương cảm (thiên nhân tương cảm).
- Quan niệm âm dương ngũ hành chi phối khá mạnh:
- Nguyễn Trường Tộ còn minh chứng cho thuyết Âm dương Ngũ hành, ông thấy rằng thủy (Trung Quốc phía Bắc) diệt hỏa (Việt Nam phía Nam). Kim (Pháp ở phía Tây) diệt Mộc (Việt Nam ở phía Đông).
- 2. Nhân sinh quan
- Nhân sinh quan tầng lớp trên trong xã hội là chủ yếu là nhân sinh quan Nho giáo.
- Lấy Ngũ Luân với cốt lõi, cương thường làm nền tảng đạo đức.
- Nhân sinh quan Phật giáo cũng ảnh hưởng khá mạnh vào đời sống tư tưởng toàn xã hội.
- III. Minh Mạng (1791-1840)
- Muốn xây dựng một hệ tư tưởng hoàn chỉnh cho vương triều Nguyễn, lấy Nho giáo làm trụ cột, mang mầu sắc Việt Nam.
- Đặt cơ sở về mặt tư tưởng, thiết lập một số định hướng quan trọng cho triều đình nhà Nguyễn (tác phẩm Minh Mệnh chính yếu)
- 1. Tư tưởng về chính trị- xã hội
- Cho rằng "dân là gốc của nước" vì vậy phải "yêu cái mà dân yêu và ghét cái mà dân ghét"; "người làm chính trị không thể trái ý muốn của dân". Nếu như mặc áo gấm, ăn ngon nhưng dân đói kém thì không có gì vui vẻ. Nhận thức được là đối với người dân thì ăn là lớn nhất, nên nếu dân đói mà kho đầy là vô nghĩa. Giặc giã không đáng lo bằng dân đói kém.
- "Vua đối với dân cũng như cha hiền đối với đứa trẻ con vậy, chưa lạnh đã nghĩ đến áo mặc, chưa đói đã nghĩ đến cho ăn, há lại đợi cho lúc khóc hu hu rồi mới cho ăn sao?"
- Đối với quan:
- Đòi hỏi quan lại phải thực sự và thường xuyên chăm lo cho dân, phải sửa mình hối lỗi từ công việc hàng ngày, phải hết lòng với chức vụ được giao, không nên dùng lời suông sáo rỗng. nghiêm khắc trừng trị những tên quan tham, sách nhiễu dân, hiểu rằng tha cho một kẻ thì kẻ khác sẽ coi thường pháp luật.
- Khuyến khích và khen thưởng những lời nói thẳng.
- Trách nhiệm của vua:
- Vua là gốc của phong hóa phải làm gương cho thiên hạ: không cầu an nhàn, mà cần (siêng năng).
- Kiệm: không nên quá xa xỉ vì bổng lộc là dầu mỡ của dân, không nên dùng của công làm ân huệ riêng
- Ảnh hưởng tư tưởng thiên nhân cảm ứng của Tống Nho: vua phải kính thiên, vua có đức xấu trời sẽ giáng họa để răn dạy, vua biết sợ hãi thì trời sẽ ban điều tốt... thấy hạn hán, ông bèn giảm cung nữ, giảm án.
- Sử dụng người tài: vua phải mở lòng dung nạp, nhờ đó mà tài trí thiên hạ đều là tài trí của mình; đồng thời phải gạt bỏ những lời xu nịnh, lựa lời đón ý.
- Hiền tài là trụ cột của Quốc gia Quốc gia chỉ quý người hiền tài trên hết, hơn cả ngọc ngà châu báu. Trong 21 năm làm vua đã bốn lần hạ chiếu cầu người hiền tài và năm nào cũng đề nghị các quan tiến cử. Cất nhắc, tiến cử, đánh giá người phải xem lời nói, việc làm, phải chí công vô tư, công bằng, công khai... đem ra bàn định trong triều, gạt bỏ mọi quen biết riêng tư.
- Đề ra những tiêu chuẩn cụ thể về đạo làm người. Ban bố 10 điều huấn:
- 1. Hậu đường luân lý: vua tôi có nghĩa, cha con có tình (thân), vợ chồng có riêng biệt, anh em có thứ bậc, bạn bè có tin cậy. Kẻ làm quan phải giữ phép công, hết lòng vì công việc. Kẻ sĩ chăm học. Quân sĩ chăm luyện tập. Nha lại coi trọng pháp luật, không đục khoét của dân. Con cái hiếu kính với cha mẹ. Vợ chồng hòa thuận. Anh em phải thương yêu nhau. Bạn bè tin cậy nhau.
- 2. Giữ lòng ngay thẳng: giữ nhân, nghĩa, lễ, trí; giàu không kiêu, nghèo không dối; không bị cám dỗ sa vào thói hư tật xấu; không làm việc bất thiện; không nói lời bất chính...
- 3. Chăm lo nghề nghiệp:
- 4. Chuộng tiết kiệm: không xo hoa lãng phí, ăn uống có tiết độ.
- 5. Phong tục trung hậu: ân tình với họ hàng, hòa thuận với làng xóm, trên dưới lễ nhượng, giàu không khinh nghèo, sang không lấn hèn, khỏe không hiếp yếu, không lừa dối, độc ác, tranh giành.
- 6. Dạy con em.
- 7. Đạo học chân chính: Học cốt cái đạo làm người. Trong đó nội dung chính là hiếu đễ nhân nghĩa.
- 8. Không tà dâm.
- 9. Cẩn thận giữ phép nước: không vi phạm pháp luật.
- 10. Ráng làm việc lành. Tích thiện: hiếu đễ, nhân, nghĩa, lễ, trí...
58.187.106.121 01:32, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC) 58.187.106.121 01:52, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC) 58.187.106.121 01:56, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC) Nguyễn Văn Đại 02:03, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Minh họa:Vua Minh Mạng nghiêm trị kẻ phạm luật - không nghị thân
Dưới triều vua Minh Mạng, hoàng tử Miên Phú nhiều lần cùng tùy tùng phi ngựa rong chơi bất kể ngày đêm. Một đêm, hoàng tử cùng mấy người phủ thuộc là Hoàng Văn Vân, Bùi Văn Nghị và Bùi Văn Quế phi ngựa náo động ở phía tả hoàng thành. Miên Phú về trước, nh¬ưng mấy người phủ thuộc còn hò nhau đua ngựa, thi tài xem ai hơn. Không may có một bà già đang đi bên đường tránh không kịp, bị ngựa của Hoàng Văn Vân xéo chết.
Vua Minh Mạng biết chuyện, liền sai ngay Tôn nhân phủ Tôn Thất Bằng, Cơ mật viện Tr¬ương Đăng Quế, Hình bộ Nguyễn Công Hoán và Nội các Hoàng Quýnh cùng tham gia điều tra xét hỏi. Sau khi đã thành án, vua phê chuẩn:
- Hoàng tử Miên Phú bị tước mũ áo, cách l¬ương bổng hàng năm, đóng cửa ở nhà riêng để tự xét mình sửa lỗi, không cho ra ngoài một bước, không đ¬ược dự vào hàng các hoàng tử, chứ gọi là Phú mà thôi.
- Hoàng Văn Vân (kẻ trực tiếp gây ra cái chết cho bà già) bị xử chém ngay.
- Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế bị phạt vãng sung quân. Khi đến chỗ phát phối còn bị đánh 100 hồng côn.
Vua còn phán tiếp:
"Người đàn bà chết đã có đền mạng, đáng lý không cho tiền mai táng nữa. Nh¬ưng lại nghĩ: già nua thất thểu ở giữa nơi kinh thành thực đáng thương xót. Vậy chuẩn cho tên Phú phải đền cho người chết 200 lạng bạc để giữ công bằng, quyết không có lý nghị thân, nghị quý. Phàm các em và con cháu chớ nên coi thường, lấy thân để thử pháp luật". 58.187.106.121 01:34, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- IV. Nguyễn Đức Đạt (1823-1887)
- Nguyễn Đức Đạt để lại hai tập thơ, tám tập văn, trong đó Nam Sơn tùng thoại là lớn nhất.
- 1. Thế giới quan
- Tiếp thu quan niệm của Lão Tử, Nguyễn Đức Đạt cho đại đạo như trời đất che chở, nó rất cao nên không có gì vượt lên trên, rất rộng nên không có gì vượt ra ngoài, rất sâu nên ngàn vạn dòng nước chảy vào cũng không đầy. Đạo dù vô hình nhưng có thật trong trời đất, nó có mà chưa từng có, không mà chưa từng không.
- Đạo là mênh mông, chỉ có thể noi theo mà không biết cùng cực, có thể biết mà không gọi tên được.
- 2. Nhận thức luận
- Đạo vốn không khó cầu (nhận thức được nó). Để cầu nó cần gạt bỏ những điều càn rỡ, phải thực hiện bốn điều không mà Khổng Tử dạy (không hợp lễ thì không trông, không hợp lễ thì không nghe, không hợp lễ thì không nói, không hợp lễ thì không làm) và bốn đầu mối theo Mạnh Tử (lòng thương xót là đầu mối của nhân, lòng xấu hổ là đầu mối của nghĩa, lòng biết từ chối nhún nhường là đầu mối của lễ, lòng biết phải trái là đầu mối của trí).
- Luận Ngữ, Mạnh Tử chứ là truyện, không phải là kinh, kinh thì toàn diện, truyện chỉ một mặt.
- Tán dương Ngũ Kinh: "Tóm hết sự biến đổi trong thiên hạ, thông suốt tình hình trong thiên hạ, không sách nào rõ bằng Kinh Dịch. Nêu lên chế độ cho thiên hạ, bồi thực cội gốc cho thiên hạ, không sách nào rõ bằng Kinh Thư. Thu thập trí tuệ của thiên hạ, giúp đỡ việc trị an cho thiên hạ, không sách nào rõ bằng Kinh Thi. Chấn chỉnh quyền bính trong thiên hạ, không sách nào rõ bằng Kinh Xuân Thu. Châm chước điển tác trong thiên hạ, định ra đạo chí cực cho thiên hạ, không sách nào rõ bằng Kinh Lễ".
- 3. Về chính trị- xã hội
- Hữu vi trước rồi mới vô vi sau (ảnh hưởng của Minh Mạng)
- Vua nên yêu kính dân như yêu kính bản thân mình.
- Vua phải trọng dụng hiền thần mà xa lánh kẻ nịnh bợ, im lặng, ngậm miệng ăn tiền: "Chính nhân nói thẳng có lợi cho công việc, nhưng trái tai. Tà nhân chỉ vâng dạ, hại cho đức nhưng bùi tai". Vua có trực thần là gốc của việc trị. Vua có nịnh thần là gốc của việc loạn. Vua mà tin kẻ "ngậm miệng ăn tiền" thì bại vong, theo người nói thẳng thì hưng thịnh".
- Tài năng của vua là biết dùng người, và không cho mình là tài nên thành người tài năng (Lão Tử: đứng sau người nên đứng trước).
- Vua thích gỗ nên bề tôi phá hoại rừng. Vua thích cá thì bề tôi tát cạn ao ngòi; cho nên vua nhiều ham muốn thì không có quan lại thanh liêm. Vua tự tiết chế dục vọng thì bên dưới không lợi dụng được.
- Vua phải tuân theo pháp luật, vì pháp luật là để ngăn cấm vua. Bề tôi chuyên quyền là vì vua bỏ mất quyền, vua độc đoán là vì pháp luật bị bỏ qua. Vua không vi phạm thì dân quan mới không dám phạm.
- Minh quân phải là người có đạo đức cao, ân tứ phải sâu, thu dụng hiền tài phải rộng, ban phát bổng lộc phải hậu, phải quý mưu lược, phải tôn Nho giáo, phải cần việc nông tang, phải kíp việc xử án.
- Trung thần phải là người thấy vua có điều thiện phải khuyến khích, thấy vua có điều bất thiện phải mềm dẻo can ngăn, tiếng khen, nhàn rỗi dành cho vua, oán trách, khó nhọc dành cho mình.
- Dân không được vua cho như sở nguyện thì vua cũng không thể đòi hỏi như sở cầu.
- Vua bỏ pháp luật thì không trị được người. Mặt khác, pháp không thể bỏ được nhưng chỉ trông vào pháp thì hỏng việc, phải đem tấm lòng nhân hậu mà thi hành chính lệnh rõ ràng.
- Kết hợp đức trị với pháp trị. Ân phải chí thành, uy phải công bằng. Lập pháp thuận tình thì được lâu dài. Pháp luật phải lấy lợi ích của dân làm gốc.
- Trị dân nên khoan, đốc thúc quan nên nghiêm, thuận gió mà chạy thì được xa, thuận dòng mà xuôi thì dễ đến.
- 4. Tư tưởng về con người
- a. Đề cao việc học
- Học có thể làm người dại hóa người khôn, không học thì khôn không bằng dại.
- Sự hiểu biết có hạn, sự lý không cùng. Học giả không quý biết hết, chỉ quý biết cho đến nơi đến chốn. Muốn vậy phải nghe, đọc, đặc biệt là tư duy sâu.
- Nhìn nghe (học bằng tai bằng mắt) không bằng học bằng tâm (lấy thần khí mà học).
- Học ở mọi nơi, mọi lúc, khổ công rèn luyện quyết chí thành công. Quan niệm về tiêu chuẩn của chân lý: Lấy tự nhiên làm thầy, nệ sách thì thà rằng không có sách.
- Học kết hợp với hành.
- Đạo đức học:
- Phúc ví như đèn, đức ví như dầu, thêm dầu thì đèn sáng;
- Đức ví như nước, ác ví như lửa, lửa to thì nước cạn.
- Để được phúc cần phải tích đức. Thiện là cái làm thuê cho phúc, phúc là cái trả công cho thiện; phúc là nhà, thiện là nền cột; nhà nặng mà không có cột vững thì hỏng, nhà cao mà nền không vững thì đổ; chống cột không gì bằng đức, đắp nền không gì bằng nhân, đại thiện là làm việc thiện một cách vô tư; chân thiện là làm thiện không cần báo đáp, thiện là cái then chốt chuyển hung thành cát. Hạnh phúc có thể do mình tạo dùng, do đức của mình mà tới:
- - Tự phụng bạc, giúp người hậu thì giàu lâu.
- - Kính trên, yêu người dưới thì sống lâu.
- - Ưa lý nhạt tình sẽ bồi bổ tuổi thọ.
- Muốn thiện trước hết phải ít ham muốn, khiêm nhường. Nguyễn Đức Đạt cho rằng có bốn điều phải tuyệt bỏ:
- - kiêu căng (mồi của sự đố kị).
- - biển lận (mồi của sự oán trách).
- - tham cầu (mồi của sự sỉ nhục).
- - nóng nảy (mồi của sự thất bại).
- Lý tưởng về phong cách sống ảnh hưởng đạo Lão Trang: lấy cao xanh làm nón, không gian làm xe, mây trăng làm cơm áo, mặt trời mặt trăng làm đuốc, vũ trụ làm nhà ở, cổ kim làm cửa sổ, mai cúc làm vợ con,
- Tư tưởng mĩ học:
- Trong văn chương, nội dung và hình thức phải hài hòa.
- Ngày xưa người quân tử lấy lý làm xương cốt, lấy văn làm da thịt. Xương cốt nhiều quá thì cứng rắn, da thịt nhiều quá thì yếu ớt. Da thịt và xương cốt cân xứng với nhau là tốt nhất. Nếu không được thế thì cứng rắn còn hơn.
- Có đức không có ngôi mà làm sách, tuy truyền lại nhưng không lưu hành ngay trên đời được. Có ngôi không có đức mà làm sách, thì tuy lưu hành ngay trên đời được nhưng không lưu truyền được.
Nguyễn Văn Đại 02:06, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)Nguyễn Văn Đại 02:12, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)Nguyễn Văn Đại
Tư tưởng triết học cuối thế kỷ XIX, sự du nhập của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
- I. Sự bất cập của tư tưởng truyền thống, sự du nhập của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
- 1. Sự bất cập của tư tưởng truyền thống
- Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam khủng hoảng. Xuất hiện nhiều tiền đề để dẫn tới sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Từ đó trở đi, nhân dân Việt Nam liên tục nổi dậy tiến hành những cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng cuối cùng đều thất bại, kết thúc bằng hiệp ước Patơnốt năm 1884. Theo hiệp ước này, Việt Nam phải nhượng lại Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Người Pháp vào xâm lược Việt Nam mang theo đạo Kitô. Đó là công cu thần quyền để nô dịch thế quyền.
- Sau hiệp ước Patơnốt năm 1884, những cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân Việt Nam không ngừng mà tiếp tục nổ ra.
- Phong trào lớn: những cuộc khởi nghĩa của các lãnh tụ nông dân: Hoàng Hoa Thám.
- Đi tìm đường cứu nước: các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
- Phong trào Cần Vương: phong trào do những vua quan yêu nước nhà Nguyễn đứng ra dựng cờ Cần Vương chống Pháp.
- Một số cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
- Những phong trào và cải cách trên đều bị thất bại. Nguyên nhân là sự bất cập của tư tưởng yêu nước.
- Như vậy, lịch sử Việt Nam đã đặt ra một nhu cầu cấp bách là phải có một học thuyết mới để phù hợp. Trước sự đòi hái cấp bách này, Hồ Chí Minh đã đi bằng con đường riêng, tiếp cận với học thuyết Mác-Lênin, tiến hành truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
- 2. Sự du nhập học thuyết Mác-Lênin
- a. Tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin
- b. Khi tìm được học thuyết Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho cách mạng Việt Nam.
- Tư tưởng: mở lớp bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin cho cán bộ cách mạng Việt Nam (tại Quảng Đông, Trung Quốc).
- Tổ chức: Thành lập những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, đó là Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng Chí Hội và sau đó là Đảng Cộng sản. Đây là Bộ Tham mưu của giai cấp công nhân, là hạt nhân lãnh đạo của cách mạng Việt Nam sau này.
- Chính trị: Việc đưa cán bộ đã được đào tạo về nước hoạt động, đi vào trong phong trào công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với một đường lối đúng đắn, Việt Nam đã có được 3 thắng lợi lớn:
- - Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- - Thắng lợi trong thời kỳ chống Mỹ: thống nhất đất nước, đưa đất nước đi lên CNXH.
- - Thắng lợi trong sự nghiệp đổi mới.
- II. Tư tưởng Hồ Chí Minh
- 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- - Truyền thống triết lý của cha ông ta thể hiện qua các tác phẩm của các nhà tư tưởng Việt Nam.
- - Tinh hoa văn hóa của phương Đông, phương Tây: Đây là Nho, Phật, Lão.
- - Hồ Chí Minh là người uyên thâm.
- 2. Một số nội dung trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
- a. Thế giới quan duy vật khoa học, xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Biểu hiện:
- - Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố kinh tế đối với sự biến đổi tinh thần xã hội. Ví dụ: Năm 1924 Hồ Chí Minh viết: "chúng tôi, những người Mácxít trẻ tuổi cho rằng, mọi thứ đạo đức xã hội chỉ là sự phản ánh những điều kiện kinh tế. Do vậy, những ai muốn hoàn thiện tâm hồn thì phải bắt đầu từ việc hoàn thiện các điều kiện vật chất của cuộc sống.
- - Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý đến vai trò nhân tố chủ quan, vượt lên hoàn cảnh. Đó chính là tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng .
- b. Phương pháp luận Hồ Chí Minh
- Đã vận dụng phép biện chứng duy vật vào trong việc xử lý các quan hệ.
- Cụ thể:
- - Trong việc xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, cái chung và cái riêng. Xử lý các mâu thuẫn. Ông là bậc thầy trong việc lợi dụng, khai thác mâu thuẫn trong đối phương.
- - Mối quan hệ giữa bất biến và thường biến.
- c. Tư tưởng về con người
- Đây là tư tưởng quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
- - Coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng.
- - Coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng.
- - Tư tưởng chiến lược chăm nom con người, đào tạo bồi dưỡng con người cho các thế hệ. Đây là những tư tưởng trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh : "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho mai sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết".
Nguyễn Văn Đại 08:30, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC) 58.187.106.121 01:47, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Nội dung tạm thời
Tôi đã đưa phần nội dung và danh sách tham khảo mà Thành viên:Nguyễn Văn Đại soạn tại Thảo luận Wikipedia:Trang chính Triết học vào bài. Chắc còn phải đưa cả phần nội dung ở trên vào bài nữa. Nhờ Thành viên:Nguyễn Văn Đại và mọi người giúp tiếp. Tmct 23:11, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Bài này, nếu viết như đề nghị bên trên, sẽ trở nên rất dài và làm mất độc giả, tôi nghĩ. Nên viết theo sườn bài nhưng ngắn, gọn và dùng các thông tin chi tiết hơn để viết các bài thuộc về bài này. Giống như là bài Lịch sử Việt Nam và các bài có nhiều chi tiết hơn của về bài đó; như bài Chiến tranh Việt Nam và các bài nhỏ thuộc về bài đó. Mekong Bluesman 02:14, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Đúng là làm như Lịch sử Việt Nam bài bản hơn. Xưa nay tôi vẫn rất khâm phục giới sử. Tôi sẽ cố gắng làm theo họ. Nếu các bạn hỗ trợ được về kỹ thuật thì rất hay. Nguyễn Văn Đại 02:52, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Tôi nghĩ là sau khi Nguyễn Văn Đại bắt đầu viết thì sẽ có rất nhiều người giúp đỡ, trong số đó sẽ có tôi. Mekong Bluesman 03:10, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Tư tưởng Hồ Chí Minh]]
Tôi nghe rằng Hồ Chí Minh từng nói : "Tôi không có tư tưởng nào cả" và ông cũng không viết cuốn sách nào để nói lên học thuyết HCM hay tư tưởng HCM cả. Do vậy không biết tác giả thực sự của "tư tưởng HCM" là ai ??? — thảo luận quên ký tên này là của 129.94.6.28 (thảo luận • đóng góp).
Hồi đáp
Chuyện về HCM là chuyện kính cẩn, chuyện "cúng cụ". Trên các diễn đàn công khai trong nước, các ý kiến đa chiều không có cơ hội, hay nói đúng hơn là không dám nói ra. Mặc dù các ý kiến nghiêm túc và không "chính thống" (nên phải đăng tải ở nước ngoài), theo những gì tôi đọc được, không hề phủ nhận vai trò lớn lao của HCM trong lịch sử dân tộc, không ai động chạm gì đến nhân cách "quân tử" điển hình của ông. Nếu có gì không chính thống là không đồng ý với cái cách nghĩ, cách làm, mức độ, mục đích của các nhà tuyên truyền, những người làm "công tác tư tưởng", các nhà quản lý... là chủ yếu thôi. Đó là một sự thật không cần bàn cãi.Bạn cũng chẳng ký tên đó là gì?.
Nhưng vấn đề trên thì có thể trả lời được. Mác chưa từng nhận là có chủ nghĩa Mác. Người đưa ra thuật ngữ "chủ nghĩa Mác" là Ăngghen, với mục đích làm ngọn cờ tập hợp những người công nhân (nói theo sách vở thì phải là "giai cấp vô sản") trong cuộc đấu tranh chính trị.
Lênin cũng chưa từng nói rằng có "chủ nghĩa Lênin" (mà nói cho cùng chỉ có kẻ dại và ngông cuồng mới tự xưng là mình có học thuyết riêng). Nêu lên "chủ nghĩa Lênin" là Stalin, chắc là cũng nhằm mục đích tương tự như Ăngghen đã từng làm.
Vậy thì ta cũng có thể hiểu về trường hợp bạn đã hỏi một cách tương tự. Rất có thể lúc đầu do những cộng sự thân cận nhất của Hồ Chí Minh nêu ra (theo những gì tôi đọc được thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người tích cực nhất, sau đó là các lãnh tụ Phạm Văn Đồng, Trường Chinh...). Khi đầu còn tương đối dè dặt, nhưng càng về sau càng tự tin hơn, cuối cùng có môn học chính thức, rồi có mã ngành đào tạo hẳn hoi. Những lớp tập huấn- đồng thời vừa thảo luận giữa các chuyên gia- chính thức cho chuyên ngành này bắt đầu cách đây khoảng chục năm ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (Nay một bộ phận của nó là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Một đồng nghiệp- và là hàng xóm của tôi- có tên trong lớp này. Hiện nay ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có Khoa Tư tưởng HCM, và hình như đã có hai khóa SV đang được đào tạo. Bản thân tôi đã lâu không có dịp làm việc với Khoa Lịch sử Đảng và Khoa Tư tưởng HCM (vốn tách ra từ Khoa LS Đảng).
Đấy là những điều tôi biết được. Tôi không làm trực tiếp chuyên ngành này nên không tập hợp cứ liệu đê trả lời bạn cho chính xác hơn. Cám ơn bạn đã quan tâm.
Nguyễn Văn Đại 18:46, ngày 2 tháng 2 năm 2007 (UTC)Nguyễn Văn Đại
Chỉnh sửa lại nội dung chính
Sau gần ba năm gọt rũa, điều chỉnh lại nay tôi đề xuất lại nội dung và đã in thành sách (Lịch sử tư tưởng triết học VN, Nxb. Chính trị- Hành chính, 2009)
Lịch sử triết học VN theo chúng tôi nên thu vào thành 7 chương như sau:
Chương I Vài nét tổng quan về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- I. Đối tượng của tư tưởng triết học Việt Nam
- II. Phạm vi nghiên cứu
- III. Đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam
Chương II Tư duy tiền triết học- Triết lý dân gian VN về thế giới và nhân sinh
- I. Thời kỳ nguyên thuỷ
- II. Thời kỳ dựng nước
Chương III Tư tưởng triết học thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc
- I. Hoàn cảnh lịch sử
- II. Tư tưởng triết học
Chương IV Tư tưởng triết học thời kỳ phục hồi và xây dựng quốc gia độc lập
- I. Hoàn cảnh lịch sử
- II. Tư tưởng triết học
Chương V Tư tưởng triết học thời kỳ ổn định và thịnh vượng của chế độ phong kiến
- I. Hoàn cảnh lịch sử
- II. Nguyễn Trãi
- III. Lê Thánh Tông
Chương VI Tư tưởng triết học thời kỳ khủng hoảng và chia cắt của chế độ phong kiến
- I. Hoàn cảnh lịch sử
- II. Nguyễn Bỉnh Khiêm
- III. Lê Quý Đôn
- IV. Lê Hữu Trác
- V. Ngô Thì Nhậm
Chương VII Tư tưởng triết học thời đầu Triều Nguyễn
- I. Hoàn cảnh lịch sử
- II. Tư tưởng triết học
- III. Minh Mạng
- IV. Nguyễn Đức Đạt
Chương VIII Tư tưởng triết học cuối thế kỷ XIX, sự du nhập cN MLN vào VN, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
- I. Sự bất cập của tư tưởng truyền thống, sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
- II. Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
58.187.106.121 58.187.68.240 (thảo luận) 09:44, ngày 5 tháng 9 năm 2009 (UTC)
Bài này đúng là có vấn đề. Không có triết gia làm sao có triết học ? Ai đáng gọi là triết gia ở VN từ xưa đến nay ? Bolocom (thảo luận) 14:52, ngày 2 tháng 9 năm 2013 (UTC)
Người Việt thay vì cố gắng nghiên cứu triết học Đông Tây cho đến nơi đến chốn thì hy vọng 1-2 thế hệ nữa sẽ có nhà triết học thật sự. Cứ ngồi rồi bịa ra triết học VN hay tư tưởng Hồ Chí Minh thì 10 - 20 thế hệ không biết sản sinh ra nổi triết gia không. Hunho (thảo luận) 17:54, ngày 7 tháng 3 năm 2015 (UTC)
Cái gọi là Triết học VN đáng ngờ quá. Quá thiếu dữ kiện để kết luận VN có triết học vì vậy tôi đặt bảng dnb. Tomorono (thảo luận) 03:24, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)