Rối loạn nhân cách ranh giới
Rối loạn nhân cách ranh giới (tiếng Anh: borderline personality disorder, viết tắt là BPD), còn được gọi là rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định,[10] là một bệnh tâm lý có đặc trưng là việc thường xuyên có những mối quan hệ bất ổn, nhìn nhận bản thân một cách bóp méo, và có những phản ứng cảm xúc dữ dội.[5][6][11]
Rối loạn nhân cách ranh giới | |
---|---|
Tên khác | |
Bức họa Tuyệt vọng (1894) của Edvard Munch, người được cho là đã phải sống chung với rối loạn nhân cách ranh giới[3][4] | |
Khoa/Ngành | Tâm thần |
Triệu chứng | Sự bất ổn trong các mối quan hệ, bản ngã và cảm xúc; bốc đồng; hành vi tự hại và tự sát lặp lại; sợ bị bỏ rơi; cảm giác trống rỗng kéo dài; tức giận vô lý; cảm thấy tách rời với thực tại[5][6] |
Biến chứng | Tự sát[5] |
Khởi phát | Đầu độ tuổi trưởng thành[6] |
Diễn biến | Lâu dài[5] |
Nguyên nhân | Chưa rõ[7] |
Yếu tố nguy cơ | Tiền sử gia đình, sang chấn tâm lý, bị lạm dụng[5][8] |
Phương pháp chẩn đoán | Dựa trên các triệu chứng do người bệnh miêu tả[5] |
Chẩn đoán phân biệt | Rối loạn nhân dạng, rối loạn tâm trạng, hậu chấn tâm lý, hậu chấn tâm lý phức tạp, rối loạn sử dụng chất gây nghiện, rối loạn nhân cách kịch tính, ái kỷ hoặc chống xã hội[6][9] |
Điều trị | Trị liệu hành vi[5] |
Tiên lượng | Tiến triển theo thời gian[6] |
Dịch tễ | 1,6% dân số mỗi năm[5] |
Bệnh nhân thường có hành vi tự hại cũng như những hành vi nguy hiểm khác.[5] Họ cũng có thể cảm thấy trống rỗng, sợ bị bỏ rơi và tách rời với thực tại.[5] Các triệu chứng của BPD có thể bị kích hoạt bởi những điều mà người khác xem là bình thường.[5] BPD thường khởi phát ở đầu độ tuổi trưởng thành và xảy ra trong nhiều bối cảnh khác nhau.[6] Lạm dụng chất gây nghiện, trầm cảm và rối loạn ăn uống thường có liên hệ với BPD.[5] Khoảng 10% người bệnh tử vong do tự sát.[5][6] BPD thường bị mang tiếng xấu cả trên các phương tiện truyền thông và trong lĩnh vực tâm lý học.[12]
Nguyên nhân dẫn đến BPD vẫn chưa được hiểu rõ nhưng có khả năng bị gây ra bởi các yếu tố di truyền, thần kinh, môi trường và xã hội.[5][7] Người có thành viên trong gia đình mắc BPD có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng năm lần.[5] Các sự kiện tiêu cực trong cuộc đời cũng đã cho thấy là yếu tố dẫn đến BPD.[8] Nguyên lý của bệnh dường như có liên quan đến mạng lưới nơron ở phía trước hệ limbic.[8] Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần (DSM) do Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ xuất bản, BPD được xem là một dạng rối loạn nhân cách cùng với chín dạng rối loạn khác.[6] Bệnh cần phải được phân biệt với vấn đề về nhân dạng hay rối loạn sử dụng chất gây nghiện, bên cạnh các bệnh lý khác.[6]
BPD được điều trị bằng các liệu pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) hay liệu pháp hành vi biện chứng (DBT).[5] DBT có thể làm giảm nguy cơ tự sát ở người mắc BPD.[5] Việc trị liệu có thể được tiến hành một cách riêng tư hay theo nhóm.[5] Tuy BDP không thể chữa được bằng thuốc nhưng chúng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh.[5] Các trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải được nhập viện.[5]
Hàng năm, tỷ lệ dân số thế giới là bệnh nhân BPD được ước tính khoảng 1,6%, nhưng có thể lên tới 6%.[5][6] Nữ giới được chẩn đoán mắc bệnh nhiều gấp ba lần nam giới.[6] Có vẻ như bệnh ít phổ biến hơn ở người lớn tuổi.[6] Một nửa số người mắc BPD sẽ có sự tiến triển trong khoảng thời gian 10 năm.[6] Người bệnh thường cần đến một lượng hỗ trợ y tế lớn.[6] Cách đặt tên cho bệnh hiện vẫn đang được tranh luận, đặc biệt là về việc dùng từ ranh giới.[5]
Nguyên nhân
sửaPhần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. (January 2016) |
Giống như những bệnh tâm lý (và/hoặc thần kinh) khác, nguồn gốc của BPD thường phức tạp với sự kết hợp của nhiều yếu tố với ảnh hưởng khác nhau nên giới y học chưa có kết luận chính thức.[13] Có một số bằng chứng chứng mình rằng PTSD và BPD có thể liên quan tới nhau.[14] Phần lớn giới nghiên cứu cũng cho rằng một tuổi thơ bất hạnh[15] cũng có thể là nguyên nhân góp phần nhưng mặc dù còn thiếu bằng chứng ủng hộ so với nghiên cứu được đổ dồn cho yếu tố liên quan: thần kinh học, di truyền học, sinh học thần kinh.[13][16] Yếu tố xã hội có thể kể tới những mối quan hệ đầu tiên (từ khi còn nhỏ) của người có BPD với gia đình, anh chị em ruột và bạn bè họ.[17] Yếu tố tâm lý bao gồm: ảnh hưởng từ môi trường sống (bị bạo hành hoặc bỏ rơi khi còn nhỏ) đến tính cách, cách hành xử và cách xử lý stress của người có BPD. Ngoài ra, việc bạo lực học đường và cô lập cũng khiến BPD phát triển.[17]
Yếu tố Di truyền học
sửaMột nghiên cứu cho rằng mức độ di truyền của BPD là 40% [18] Nghiên cứu sinh đôi, anh chị em ruột và gia đình cũng chỉ ra rằng hành vi mất kiểm soát của người có BPD một phần là do gen nhưng nghiên cứu chất dẫn truyền thần kinh serotonin và một số gen liên quan lại cho rằng gen không có ảnh hưởng nhiều đến hành vi này.[19]
Một cuộc nghiên cứu về những cặp sinh đôi cùng cha mẹ của mình đã và đang được thực hiện ở Hà Lan, với khoảng 711 cặp sinh đôi và 561 cha mẹ được làm xét nghiệm để phát hiện vị trí đặc tính của gen ảnh hưởng tới sự phát triển của BPD.[20] Từ đó, phát hiện ra vật chất di truyền trên chromosome số chín có liên quan tới phần lớn những triệu chứng của BPD.[20] Chuyên gia nghiên cứu kết luận rằng "yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự khác biệt về triệu chứng của những người cùng có BPD."[20] Trước đó, họ cũng đưa ra kết luận: nguồn gốc BPD khoảng 42% là do di truyền và 58% còn lại thuộc về yếu tố môi trường.[20]
Gần đây, nghiên cứu biến thể 7-repeat của Gen DRD4 - đã được chứng minh có liên quan tới một số bệnh thần kinh khác, kết hợp với chất dẫn truyền dopamine (DAT, hay SLC63) đã chỉ ra mối liên hệ với khả năng kiểm soát hành vi trong BPD.[21] Chromosome số năm cũng bị nghi ngờ có liên quan tới BPD.[22]
Yếu tố Thần kinh học
sửaMột số nghiên cứu về hình ảnh não bộ đã tìm ra bằng chứng về sự thuyên giảm hoạt động của vị trí não phụ trách cảm xúc và phản ứng với stress, ảnh hưởng tới hồi hải mã, hạch hạnh nhân, vùng vỏ não trước trán gần ổ mắt phụ trách cho việc ra quyết định (Orbitofrontal Cortex - OFC) và so với những vùng não khác [21] Ngoài ra, một số nghiên cứu về thay đổi sự tập trung của chất chuyển hoá thần kinh trong não bộ của người có BPD, đặc biệt là acid N-acetylaspartate (NAA,) acid creatine và một số hợp chất dẫn truyền thần kinh glutamate sử dụng MRS (magnetic resonance spectroscopy) - một kỹ thuật đặc biệt của MRI cũng đã được thực hiện.[21]
Hồi hải mã
sửaGiống như những người mắc PTSD, người có BPD thường có hồi hải mã nhỏ hơn so với người bình thường. Mặc cho điểm chung này, hạch hạnh nhận của người có BPD lại nhỏ hơn so với người mắc PTSD.[23]
Hạch hạnh nhân
sửaHạch hạnh nhân trong não của người có BPD có xu hướng nhỏ hơn và hoạt động mạnh hơn so với người bình thường.[23] Người mắc OCD cũng có hạch hạnh nhận nhỏ hơn bình thường.[24] Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi người mắc BPD đang có cảm xúc tiêu cực, hạch hạnh nhân bên trái bắt đầu hoạt động mạnh một cách bất thường.[25] Với nhiệm vụ chính là tạo ra cảm xúc và cảm nhận, hoạt động bất bình thường nói trên của hạch hạnh nhân có thể giải thích cho cường độ và thời gian chịu đựng những cảm xúc như sợ hãi, buồn bã, tức giận, xấu hổ cũng như sự nhạy cảm thái quá trước người khác của người mắc BPD [23]
Vỏ não trước trán
sửaVùng vỏ não trước trán của người có BPD, đặc biệt khi họ đang nhớ lại hình ảnh mình bị bỏ rơi, trở nên kém hoạt động hơn so với bình thường.[26] Hoạt động bất thường này diễn ra ở vùng đai vỏ não trước trán (anterior cingulate cortex) (khu vực Brodmann số 24 và 32)[26] Với vai trò điều hoà kích thích cảm xúc, hoạt động bất thường ở võ não trước trán có thể giải thich sự khó khăn của người có BPD trong việc quản lý tâm trạng và phản ứng với stress.[27]
Trục hạ đồi thị - tuyến yên - tuyến thượng thận
sửaTrục hạ đồi thị - tuyến yên - tuyến thượng thận (hypothalamic-pituitary-adrenal axis - trục HPA) có nhiệm vụ điều hoà hoạt động sản xuất hormone cortisol - hormone quản lý phản ứng lại stress. Đối với người có BPD, hoạt động sản xuất cortisol thường được đẩy mạnh, gây ra hoạt động bất thường của trục HPA [28] Từ đó, khiến trục HPA phải chịu sức ép lớn từ phản ứng sinh học của stress, giải thích lý do tại sao người có BPD lại nhạy cảm với sự khó chịu (giận dữ nhẹ và thường xuyên) [29] Vì những sự kiện gây tổn thương (trong quá khứ của người BPD) có thể làm tăng hoạt động sản xuất cortisol và trục HPA, có một giả thiết cho rằng hoạt động hiều hơn bình thường của trục HPA ở người có BPD chỉ là sự phản chiếu của tuổi thơ và quá khư tổn thương của chính họ [29] Một giả thiết khác lại cho rằng bằng cách tăng độ nhạy cảm của mình với những sự kiện mang tính stress cao, tăng hoạt động sản xuất cortisol trong tuyến thượng thận có thể khiến người mắc BPD tái hiện quá khứ (/tuổi thơ) bị tổn thương với những sự kiện trên.
Sự đẩy mạnh hoạt động sản xuất cortisol cũng làm hành vi tự tử (nói chung) tăng cao[30]
Yếu tố Khoa học Thần kinh
sửaEstrogen
sửaSự khác biệt trong vòng hoạt động estrogen của nữ giới có thể liên quan tới triệu chứng BPD ở bệnh nhân nữ [31] Một nghiên cứu năm 2003 chỉ ra rằng: có thể dự đoán sự thay đổi hàm lượng estrogen trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có biểu hiện của BPD. Mối quan hệ giữu lượng estrogen và biểu hiện BPD bắt đầu được các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn khi thử nghiệm phát hiện ra triệu chứng của những phu nữ có sẵn khả năng đang mắc BPD trở nên xấu đi [32]
Yếu tố môi trường
sửaTuổi thơ bất hạnh
sửaCó nhiều nghiên cứu giả thiết rằng có một mối liên hệ rõ ràng giữa bạo hành trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục với sự phát triển của BPD.[33][34][35] Nhiều người mắc BPD công nhận rằng mình thường bị bạo hành và bỏ mặc liên tục khi còn nhỏ, tuy nhiên, người ta vẫn đang tiếp tục tranh cãi về độ tin cậy của nguyên nhân này.[36] Thống kê cho biết người mắc BPD có khả năng bị bạo hành tinh thần, thể xác và tình dục bởi người bảo hộ (kể cả nam lẫn nữ) khi còn bé. Họ cũng cung cấp thêm thông tin về khả năng cao bị người thân lạm dụng tình dục hoặc người bảo hộ qua đời khi họ còn nhỏ.[37]
Không những thế, người mắc BPD thường hay chỉ ra rằng người bảo hộ (cả hai giới) thường xuyên chối bỏ suy nghĩ và cảm nhận của họ. Cũng có những ghi nhận người bảo hộ không cung cấp đầy đủ những điều kiện cần thiết nhất cho sự phát triển của con trẻ họ và liên tục bỏ mặc việc chăm sóc trẻ. Cha mẹ của người mắc BPD thường không yêu thương trẻ (vô cảm) và hay thay đổi cách đối xử với trẻ.[37] Thêm vào đó, phụ nữ mắc BPD có người bảo hộ nữ (mẹ, bà,...) bỏ mặc hoặc người bảo hộ nam (cha, ông, chú, bác...) bạo hành khi còn nhỏ có khả năng bị người lạ xâm phạm tình dục cao hơn.[37]
Tuy nhiên, không có một nghiên cứu nào nêu trên từng đưa ra bằng chứng chứng tỏ tuổi thơ bất hạnh có thể gây ra hoặc góp phần gia tăng khả năng có BPD. Thí dụ, việc những người bảo hộ đối xử tệ bạc với trẻ em có thể phần nào do họ bị di truyền rối loạn nhân cách, gen chứa bệnh này tiếp tục di truyền cho thế hệ tiếp theo - nguyên nhân chính khiến trẻ mắc BPD và những yếu tố khác kết hợp, chứ không phải do cách đối xử của người bảo hộ[38].
Trong một cuốn sách về phân tâm học, Otto Kernberg tranh luận rằng những trẻ em không có khả năng phân biệt mình (bản ngã) với người khác và không thể từ bỏ lối suy nghĩ trắng-đen có nguy cơ cao mắc BPD.[39]
Nguồn
sửa- Bockian, Neil R. et al. New Hope for People with Borderline Personality Disorder: Your Friendly, Authoritative Guide to the Latest in Traditional and Complementary Solutions ISBN 978-0-7615-2572-1
- Chapman, Alex & Gratz, Kim The Borderline Personality Disorder Survival Guide (2007)
- Jensen, Joy A. Putting The Pieces Together: A Practical Guide to Recovery from Borderline Personality Disorder ISBN 978-0-9667037-6-4
- Kreger, Randi The Essential Family Guide to Borderline Personality Disorder: New Tools and Techniques to Stop Walking on Eggshells (2008)
- Kreisman, Jerold J. and Strauss, Hal. I Hate You, Don't Leave Me: Understanding the Borderline Personality (1991) ISBN 978-0-380-71305-9
- Linehan, Marsha M., Skills training manual for treating borderline personality disorder New York; London: Guilford Press, (1993.) ISBN 978-0-89862-034-4
- Mason, Paul T. & Kreger, Randi Stop Walking on Eggshells: Taking Your Life Back When Someone You Care About Has Borderline Personality Disorder (1998)
- Moskovitz, Richard A. Lost in the Mirror: An Inside Look at Borderline Personality Disorder (2001) ISBN 978-0-87833-266-3
- Petrovic, Nick. The 3D Society (2004)
- Reiland, Rachel. Get Me Out Of Here: My Recovery from Borderline Personality Disorder (2004) ISBN 978-1-59285-099-0
- Oakley, Barbara. Evil Genes (2008) PROMETHEUS BOOKS ISBN 978-1-59102-665-5
Chú thích
sửa- ^ Cloninger RC (2005). “Antisocial Personality Disorder: A Review”. Trong Maj M, Akiskal HS, Mezzich JE (biên tập). Personality disorders. New York City: John Wiley & Sons. tr. 126. ISBN 978-0-470-09036-7. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.
- ^ Blom JD (2010). A dictionary of hallucinations (ấn bản thứ 1). New York: Springer. tr. 74. ISBN 978-1-4419-1223-7. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.
- ^ Aarkrog T (1990). Edvard Munch: The Life of a Person with Borderline Personality as Seen Through His Art [Edvard Munch, et livsløb af en grænsepersonlighed forstået gennem hans billeder]. Danmark: Lundbeck Pharma A/S. ISBN 978-8798352419.
- ^ Wylie HW (1980). “Edvard Munch”. The American Imago; A Psychoanalytic Journal for the Arts and Sciences. Johns Hopkins University Press. 37 (4): 413–443. JSTOR 26303797. PMID 7008567.
- ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v “Borderline Personality Disorder”. NIMH. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2016.
- ^ a b c d e f g h i j k l m n Diagnostic and statistical manual of mental disorders: DSM-5 (ấn bản thứ 5). Washington, D.C.: American Psychiatric Publishing. 2013. tr. 645, 663–6. ISBN 978-0-89042-555-8.
- ^ a b Clinical Practice Guideline for the Management of Borderline Personality Disorder. Melbourne: National Health and Medical Research Council. 2013. tr. 40–41. ISBN 978-1-86496-564-3.
In addition to the evidence identified by the systematic review, the Committee also considered a recent narrative review of studies that have evaluated biological and environmental factors as potential risk factors for BPD (including prospective studies of children and adolescents, and studies of young people with BPD)
- ^ a b c Leichsenring F, Leibing E, Kruse J, New AS, Leweke F (tháng 1 năm 2011). “Borderline personality disorder”. Lancet. 377 (9759): 74–84. doi:10.1016/s0140-6736(10)61422-5. PMID 21195251. S2CID 17051114.
- ^ “Borderline Personality Disorder Differential Diagnoses”. emedicine.medscape.com. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2020.
- ^ Borderline personality disorder NICE Clinical Guidelines, No. 78. British Psychological Society. 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2017.
- ^ Chapman AL (tháng 8 năm 2019). “Borderline personality disorder and emotion dysregulation”. Development and Psychopathology (bằng tiếng Anh). Cambridge, England: Cambridge University Press. 31 (3): 1143–1156. doi:10.1017/S0954579419000658. ISSN 0954-5794. PMID 31169118. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2020.
- ^ Aviram RB, Brodsky BS, Stanley B (2006). “Borderline personality disorder, stigma, and treatment implications”. Harvard Review of Psychiatry. 14 (5): 249–56. doi:10.1080/10673220600975121. PMID 16990170. S2CID 23923078.
- ^ a b “Borderline personality disorder”. Mayo Clinic. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2008. (bằng tiếng Anh)
- ^ Gunderson, JG; Sabo, AN (1993). “The phenomenological and conceptual interface between borderline personality disorder and PTSD”. Am J Psychiatry. 150 (1): 19–27. doi:10.1176/ajp.150.1.19. PMID 8417576. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2016.(bằng tiếng Anh)
- ^ Kluft, Richard P. (1990). Incest-Related Syndromes of Adult Psychopathology. American Psychiatric Pub, Inc. tr. 83, 89. ISBN 0-88048-160-9. (bằng tiếng Anh)
- ^ Zanarini, MC; Frankenburg, FR (1997). “Pathways to the development of borderline personality disorder”. J. Pers. Disord. 11 (1): 93–104. doi:10.1521/pedi.1997.11.1.93. PMID 9113824. (bằng tiếng Anh)
- ^ a b Grohol, John M. (30 tháng 1 năm 2013). “Borderline Personality Disorder”. psychcentral.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2016. (bằng tiếng Anh)
- ^ Amad, A; Ramoz, N; Thomas, P; Jardri, R; Gorwood, P (tháng 3 năm 2014). “Genetics of borderline personality disorder: systematic review and proposal of an integrative model”. Neuroscience and biobehavioral reviews. 40: 6–19. doi:10.1016/j.neubiorev.2014.01.003. PMID 24456942. (bằng tiếng Anh)
- ^ Goodman, M; New, A; Siever, L (tháng 12 năm 2004). “Trauma, genes, and the neurobiology of personality disorders”. Annals of the New York Academy of Sciences. 1032: 104–16. Bibcode:2004NYASA1032..104G. doi:10.1196/annals.1314.008. PMID 15677398. (bằng tiếng Anh
- ^ a b c d “Possible Genetic Causes Of Borderline Personality Disorder Identified”. sciencedaily.com. 20 tháng 12 năm 2008. (bằng tiếng Anh)
- ^ a b c O'Neil, Aisling; Thomas Frodl (ngày 18 tháng 1 năm 2012). “Brain structure and function in borderline personality disorder” Kiểm tra giá trị
|url=
(trợ giúp). Brain Structure and Function. 217: 767–782. doi:10.1007/s00429-012-0379-4. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2014.[liên kết hỏng] (bằng tiếng Anh) - ^ Lubke, GH; Laurin, C; Amin, N; Hottenga, JJ; Willemsen, G; van Grootheest, G; Abdellaoui, A; Karssen, LC; Oostra, BA; van Duijn, CM; Penninx, BW; Boomsma, DI (tháng 8 năm 2014). “Genome-wide analyses of borderline personality features”. Molecular psychiatry. 19 (8): 923–9. doi:10.1038/mp.2013.109. PMID 23979607. (bằng tiếng Anh)
- ^ a b c Chapman & Gratz 2007, tr. 47 (bằng tiếng Anh)
- ^ Szeszko PR, Robinson D, Alvir JM; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 1999). “Orbital frontal and amygdala volume reductions in obsessive-compulsive disorder”. Arch. Gen. Psychiatry. 56 (10): 913–9. doi:10.1001/archpsyc.56.10.913. PMID 10530633.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (bằng tiếng Anh)
- ^ Herpertz SC, Dietrich TM, Wenning B; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2001). “Evidence of abnormal amygdala functioning in borderline personality disorder: a functional MRI study”. Biol. Psychiatry. 50 (4): 292–8. doi:10.1016/S0006-3223(01)01075-7. PMID 11522264.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (bằng tiếng Anh)
- ^ a b Schmahl CG, Elzinga BM, Vermetten E, Sanislow C, McGlashan TH, Bremner JD (tháng 7 năm 2003). “Neural correlates of memories of abandonment in women with and without borderline personality disorder”. Biol. Psychiatry. 54 (2): 142–51. doi:10.1016/S0006-3223(02)01720-1. PMID 12873804.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (bằng tiếng Anh)
- ^ Chapman & Gratz 2007, tr. 48 (bằng tiếng Anh)
- ^ Grossman R, Yehuda R, Siever L; Yehuda; Siever (tháng 6 năm 1997). “The dexamethasone suppression test and glucocorticoid receptors in borderline personality disorder”. Annals of the New York Academy of Sciences. 821: 459–64. Bibcode:1997NYASA.821..459G. doi:10.1111/j.1749-6632.1997.tb48305.x. PMID 9238229.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (bằng tiếng Anh)
- ^ a b Chapman & Gratz 2007, tr. 49 (bằng tiếng Anh)
- ^ van Heeringen K, Audenaert K, Van de Wiele L, Verstraete A (tháng 11 năm 2000). “Cortisol in violent suicidal behaviour: association with personality and monoaminergic activity”. J Affect Disord. 60 (3): 181–9. doi:10.1016/S0165-0327(99)00180-9. PMID 11074106.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (bằng tiếng Anh)
- ^ DeSoto, M. Catherine (2007). “Borderline Personality Disorder, Gender and Serotonin: Does Estrogen Play a Role?”. Trong Czerbska, Martina T. (biên tập). Psychoneuroendocrinology Research Trends. Nova Biomedical. Nova Science Publishers. tr. 149–60. ISBN 978-1-60021-665-7.(bằng tiếng Anh)
- ^ DeSoto MC, Geary DC, Hoard MK, Sheldon MS, Cooper L (tháng 8 năm 2003). “Estrogen fluctuations, oral contraceptives and borderline personality”. Psychoneuroendocrinology. 28 (6): 751–66. doi:10.1016/S0306-4530(02)00068-9. PMID 12812862.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)(bằng tiếng Anh)
- ^ Cohen P (tháng 9 năm 2008). “Child development and personality disorder”. Psychiatr Clin North Am. 31 (3): 477–93. doi:10.1016/j.psc.2008.03.005. PMID 18638647.
- ^ Herman, Judith Lewis; Judith Herman MD (1992). Trauma and recovery. New York: BasicBooks. ISBN 0-465-08730-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (bằng tiếng Anh)
- ^ Quadrio, C (tháng 12 năm 2005). “Axis One/Axis Two: A disordered borderline”. Australian and New Zealand Journal of Psychiatry. 39: A107. doi:10.1111/j.1440-1614.2005.01674_39_s1.x. (bằng tiếng Anh)
- ^ Ball JS, Links PS (tháng 2 năm 2009). “Borderline personality disorder and childhood trauma: evidence for a causal relationship”. Curr Psychiatry Rep. 11 (1): 63–8. doi:10.1007/s11920-009-0010-4. PMID 19187711. (bằng tiếng Anh)
- ^ a b c Zanarini MC, Frankenburg FR, Reich DB; và đồng nghiệp (2000). “Biparental failure in the childhood experiences of borderline patients”. J Personal Disord. 14 (3): 264–73. doi:10.1521/pedi.2000.14.3.264. PMID 11019749.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) (bằng tiếng Anh)
- ^ Harris, Judith Rich (1998). The Nurture Assumption. (bằng tiếng Anh)
- ^ Kernberg, Otto F. (1975). Borderline conditions and pathological narcissism. Northvale, N.J.: J. Aronson. ISBN 0-87668-762-1.[cần số trang] (bằng tiếng Anh)
Đọc thêm
sửa- Chapman, Alexander L.; Gratz, Kim L. (2007). The Borderline Personality Disorder Survival Guide: Everything You Need to Know About Living with BPD. Oakland, CA: Nhà xuất bản New Harbinger. ISBN 978-1-57224-507-5. (bằng tiếng Anh)
- Linehan, Marsha M.; Comtois, Katherine Anne; Murray, Angela M.; Brown, Milton Z.; Gallop, Robert J.; Heard, Heidi L.; Korslund, Kathryn E.; Tutek, Darren A.; và đồng nghiệp (2006). “Two-Year Randomized Controlled Trial and Follow-up of Dialectical Behavior Therapy vs Therapy by Experts for Suicidal Behaviors and Borderline Personality Disorder”. Archives of General Psychiatry. 63 (7): 757–66. doi:10.1001/archpsyc.63.7.757. PMID 16818865. (bằng tiếng Anh)
- Linehan, Marsha (1993). Cognitive-behavioral treatment of borderline personality disorder. New York: Guilford Press. ISBN 0-89862-183-6. (bằng tiếng Anh)
- Manning, Shari (2011). Loving Someone with Borderline Personality Disorder. The Guilford Press. ISBN 978-1-59385-607-6. (bằng tiếng Anh)
- Millon, Theodore (1996). Disorders of Personality: DSM-IV-TM and Beyond. New York: John Wiley & Sons. ISBN 0-471-01186-X. (bằng tiếng Anh)
- Millon, Theodore (2004). Personality Disorders in Modern Life. ISBN 0-471-32355-1. (bằng tiếng Anh)
- Millon, Theodore; Grossman, Seth; Meagher, Sarah E. (2004). Masters of the mind: exploring the story of mental illness from ancient times to the new millennium. John Wiley & Sons. ISBN 978-0-471-46985-8. (bằng tiếng Anh)
- Milton, Theodore (2006). “Personality Subtypes”. Institute for Advanced Studies in Personology and Psychopathology. Dicandrien, Inc. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2010. (bằng tiếng Anh)
- APA (2000). Tài liệu thống kê và hướng dẫn chẩn đoán bệnh thần kinh (ấn bản thứ 4). American Psychiatric Association. ISBN 978-0-89042-025-6. (bằng tiếng Anh)
- APA (2013). Tài liệu thống kê và hướng dẫn chẩn đoán bệnh thần kinh (ấn bản thứ 5). American Psychiatric Publishing. ISBN 978-0-89042-555-8. (bằng tiếng Anh)