Nuôi cá bè hay nuôi cá lồng bè là một ngành nuôi thủy sản trên biển; sông, thường là các dòng sông lớn. Phạm vi nuôi là các bè cá,[1] là khu vực khoanh nuôi mặt nước trên biển; sông. Các khu vực tập trung nhiều bè cá thường được gọi là làng nổi.[2]

Nuôi cá bằng bè trên sông Hậu, bên cù lao Mỹ Hòa Hưng, thuộc Long Xuyên, An Giang

Bè cá và hoạt động nuôi cá

sửa
 
Một bè nuôi cá ở Long Sơn, thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bè cá là các khu vực mặt nước đã được phân chia, rào chắn và bọc lại hoàn toàn dưới nước. Sàn nổi là bộ phận giữ lưới cá, chúng có phao xung quanh.[3] Bè có khung làm bằng gỗ, dùng làm trụ bám cho lưới, lưới cá được làm bằng lưới kim loại,[3] bọc đáy và xung quanh, tạo hình giống như một cái chuồng.[4] Bè cá thường đậu gần bờ,[4] và được cố định bằng neo.[3] Bè cá tận dụng các vùng nước rộng lớn trên sông, biển để nuôi cá thay vì nuôi cá trong ao nuôi, hồ. Một nguyên nhân lớn dẫn đến việc nuôi cá theo hình thức này là sự lo ngại việc bón phân hóa học và phun thuốc trừ sâu trên các đồng ruộng sẽ gây ảnh hưởng đối với cá nuôi.[5]

Mỗi bè có một căn nhà nổi[6] dùng để ở và quản lý bè, cũng là nơi trữ thức ăn cho cá. Tại Việt Nam, trên bè cá nước ngọt, các loài cá được nuôi phổ biến là cá basa (Pangasius bocourti) và cá tra (P. hypothalamus), một số nuôi cá lóc bông và cá mè vinh.[7] Cá được cho ăn nhiều lần trong ngày, ít nhất 2 lần và có thể lên đến 6 lần.[8] Mỗi bè có thể nuôi hàng trăm tấn cá.[6] Việc nuôi cá phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn chế biến.[9]

Ở vùng hồ lớn, để có thể nuôi cá bè, một số khu vực phải dọn dẹp cá tạp bằng việc đánh bắt hay tiêu diệt hết chúng.[10] Do đó gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng, gây cạn kiệt thủy sản tự nhiên và mất cân bằng sinh thái.[10] Trên sông, việc tập trung nhiều bè cá dẫn đến ảnh hưởng dòng chảy, khiến hai bên bờ thường xảy ra tình trạng sạt lở.[2] Việc tùy tiện lập bè cá gần luồng vận tải trên sông ảnh hưởng việc di chuyển và gây nguy hiểm cho tàu thuyền.[11] Việc nuôi cá bè cũng làm giảm chất lượng nước, gây ô nhiễm ảnh hưởng đến hạ lưu.[9]

Lịch sử

sửa

Ở miền Bắc Việt Nam, nuôi cá bè đã có từ rất xưa, như các bè cá trên sông Đà, sông Lô.[12] Ở miền Nam Việt Nam, nuôi cá bè được xem là xuất hiện vào những năm 1930[3] và được sáng tạo bởi người Khmer.[13] Việc tạo ra các bè cá cỡ lớn lên tới 300 tấn cá nuôi tại Việt Nam bắt nguồn từ việc học theo cách làm bè cá của người Campuchia.[14]

Cho đến khoảng 1995, có 22 tỉnh thành ở Việt Nam có hoạt động nuôi cá lồng bè, với 16.000 chiếc. Cá nuôi được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.[15]

Bè cá nước ngọt

sửa

Trong những năm đầu thập niên 1980, tại An Giang có trên 600 bè cá với sản lượng hằng năm trên 7.000 tấn cá.[16] Cá thường được nuôi là cá basa, đến năm 1997, cá tra lần đầu được đưa vào nuôi.[17] Năm 2000, số lượng bè cá lên đến 3.066, với sản lượng 41.695 tấn cá.[17]

Năm 2000, tại Tiền Giang có 37 bè cá loại thể tích 5.800 m3.[18] Tại Đồng Tháp, hầu hết bè cá tập trung dọc theo sông Tiền, gần các thành phố tỉnh, nơi cung cấp cá giống.[7] Một ghi nhận vào năm 1997, trên hồ Trị AnĐồng Nai có 823 bè cá, hầu hết nuôi cá lóc đen.[10]

Bè cá nước mặn

sửa

Bè cá trên biển phân bố chủ yếu ở các vùng vịnh, đầm phá ven biển. Các bè cá này cũng kết hợp với kinh doanh, trở thành các quán ẩm thực phục vụ hải sản cho khách du lịch ngay tại chỗ.[19]

Ở Hải Phòng, từ những năm 1990 chính quyền địa phương khởi xướng phong trào nuôi cá lồng bè trên vùng biển Cát Bà.[20] Đến khoảng năm 2000, khu vực Cát Bà có 800 bè cá.[21] Ở cửa sông Chà Và, thuộc khu vực đảo Long Sơn, Tp. Vũng Tàu có nhiều bè cá của ngư dân.[22] Cho đến khoảng năm 2005, khu vực Vũng Tàu có 4.500 bè cá, cho sản lượng 4.130 tấn cá.[23]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo 2005, tr. 71.
  2. ^ a b Lê Sâm 2001, tr. 313.
  3. ^ a b c d Đặng Nghiêm Vạn 2007, tr. 177.
  4. ^ a b Sơn Nam 2004, tr. 28.
  5. ^ Lê Bá Thảo 1998, tr. 534.
  6. ^ a b Nguyễn Như Ý 2004, tr. 176.
  7. ^ a b Lê Thanh Lựu 2004, tr. 456.
  8. ^ Viện kinh tế học - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia 2002, tr. 38.
  9. ^ a b Lê Thanh Lựu 2004, tr. 456.
  10. ^ a b c Huỳnh Văn Tới 1998, tr. 264.
  11. ^ Quỹ môi trường SIDA 2003, tr. 207.
  12. ^ Ngô Khắc Tài, tr. 105.
  13. ^ Đoàn Minh Tuấn 2003, tr. 267.
  14. ^ Lê Khoa 2008, tr. 106.
  15. ^ Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam 1995, tr. 22.
  16. ^ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường 2003, tr. 493.
  17. ^ a b Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường 2003, tr. 494.
  18. ^ Trần Hoàng Diệu, Nguyễn Anh Tuấn 2005, tr. 620.
  19. ^ Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á 2006, tr. 102.
  20. ^ Chu Viết Luân 2003, tr. 156.
  21. ^ Ban vật giá chính phủ (VN) 2001, tr. 147.
  22. ^ Chu Viết Luân 2003, tr. 189.
  23. ^ Thạch Phương, Nguyễn Trọng Minh 2005, tr. 405.

Sách

sửa

Tạp chí

sửa

Tài liệu

sửa

Đọc thêm

sửa