Danh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học

bài viết danh sách wikimedia
(Đổi hướng từ Nobel Y học)

Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học (Tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i fysiologi eller medicin) là một giải thưởng thường niên của Viện Caroline (Karolinska Institutet). Đây là một trong năm giải Nobel do Alfred Nobel thành lập vào năm 1895 trao cho các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình, cùng Sinh lý học hoặc Y học từ năm 1901[1]. Người nhận giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học đầu tiên là nhà khoa học người Đức Emil Adolf von Behring với "khám phá của ông về các chất huyết thanh, đặc biệt là cách sử dụng chúng để chữa bệnh bạch hầu"[2]. Mỗi nhà khoa học nhận được một huy chương, bằng chứng nhận và cùng với phần thưởng tài chính, số tiền thưởng hàng năm có thay đổi theo thời gian[3]. Như năm 1901, von Behring nhận được phần thưởng trị giá 150.782 SEK, tính ra tương đương với 7.731.004 SEK với tỷ giá vào thời điểm tháng 12 năm 2008. Kể từ năm 2001, giải thưởng tài chính hàng năm là 10.000.000 SEK. Lễ trao giải thưởng được diễn ra hàng năm ở Stockholm vào ngày 10 tháng 12, đúng vào ngày mất của Nobel[4].

Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học
Tổ chức trao giải Karolinska Institutet
(Viện Caroline)
Trao giải lần đầu Năm 1901
Đế quốc Đức Emil Adolf von Behring
Giải thưởng năm 2022 Thụy Điển Svante Pääbo
Website nobel prizes - medicine

Dù trong cuộc sống thường ngày, đôi khi giải được gọi là giải Nobel Y học, nhưng đúng như mong muốn của Nobel, ông đã viết cụ thể rằng giải thưởng được trao cho các đóng góp thuộc các lĩnh vực "Sinh lý học hoặc Y học" trong di chúc của mình. Bởi vì điều này, giải thưởng có thể được trao trong một phạm vi khá rộng lớn.[5] Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến Sinh lý học hoặc Y học, giải thưởng đã được trao cho 8 công trình nghiên cứu về protein, 13 công trình nghiên cứu về khoa học thần kinh và 13 công trình liên quan đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Trong năm 2017, giải thưởng được trao cho Jeffrey C. Hall, Michael RosbashMichael W. Young cho những khám phá của họ về cơ chế phân tử điều khiển nhịp sinh học ngày đêm. Ba nhà khoa học nhận một giải thưởng trị giá 9.000.000 SEK, tương đương với 1 triệu hay 1,1 triệu USD.

Tính đến năm 2017, giải thưởng được trao cho 214 cá nhân, trong đó có 12 người là phụ nữ, bao gồm: Gerty Cori (năm 1947), Rosalyn Yalow (năm 1977), Barbara McClintock (năm 1983), Rita Levi-Montalcini (năm 1986), Gertrude B. Elion (năm 1988), Christiane Nüsslein-Volhard (năm 1995), Linda B. Buck (năm 2004), Françoise Barré-Sinoussi (năm 2008), Elizabeth H. Blackburn, Carol W. Greider (năm 2009), May-Britt Moser (2014) và Đồ U U (2015). Giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học không được trao vào các năm 1915, 1916, 1917, 1918, 1921, 1925, 1940, 1941, 1942[6]. Tính đến năm 2017, sau 108 lần trao giải, giải thưởng đã 39 lần được trao cho một cá nhân duy nhất[7], 32 lần được trao cho hai cá nhân và 37 lần được trao cho ba cá nhân[7]. Tuổi trung bình của những nhà khoa học khi đoạt giải là 58 tuổi[7], trong đó trẻ nhất là Frederick G. Banting, được trao giải năm 1923 khi mới 32 tuổi. Còn lớn tuổi nhất là Peyton Rous, người được vinh danh năm 1966 khi đã ở tuổi 87[7]. Trong những nhà khoa học đoạt giải, có vợ chồng Gerty CoriCarl Cori cùng đoạt giải năm 1947[7]. Ngoài ra, cũng có thể kể đến trường hợp của Ulf von Euler, người đoạt giải năm 1970, là con trai của Hans von Euler-Chelpin (nhà Nobel Hóa học năm 1929)[7]. Trường hợp của Arthur Kornberg, người đoạt giải năm 1959, sau này có con trai là Roger D. Kornberg (đoạt giải Nobel Hóa học năm 2006)[7]. Cùng với Nikolaas Tinbergen, người đoạt giải năm 1973, là em trai của Jan Tinbergen (đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1969)[7].

Các danh sách giải Nobel khác

sửa

Danh sách

sửa

Thập niên 1900

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1909
  Emil Theodor Kocher "được trao giải thưởng vì những công trình nghiên cứu của ông về sinh lý học, bệnh họcgiải phẫu học của tuyến giáp." [8]
1908   Ilya Ilyich Mechnikov
  Paul Ehrlich
"được trao giải thưởng vì những công trình nghiên cứu của họ về hệ miễn dịch." [9]
1907
  Charles Louis Alphonse Laveran "được trao giải thưởng vì những công trình nghiên cứu của ông về vai trò của những ký sinh trùng đơn bào trong việc gây bệnh." [10]
1906   Camillo Golgi
  Santiago Ramón y Cajal
"được trao giải thưởng vì những công trình nghiên cứu của họ về cấu trúc hệ thần kinh" [11]
1905
  Robert Koch "được trao giải thưởng vì những khám phá và công trình nghiên cứu của ông về bệnh lao" [12]
1904   Ivan Pavlov "được trao giải thưởng vì những nghiên cứu của ông về sinh lý của hệ tiêu hóa, nhờ đó các kiến thức cốt yếu về vấn đề đã được thay đổi và mở rộng" [13]
1903   Niels Ryberg Finsen "được trao giải thưởng vì những nghiên cứu của ông về phương pháp trị liệu, đặc biệt là bệnh lao da (lupus vulgaris), bằng bức xạ ánh sáng tập trung, từ đã mở ra một hướng mới trong y khoa" [14]
1902   Sir Ronald Ross "được trao giải thưởng vì những nghiên cứu của ông về bệnh sốt rét, ông đã tìm ra cách thức các ký sinh trùng thâm nhập và tấn công vào cơ thể, từ đó đặt nền móng cho việc nghiên cứu và cách thức phòng chống bệnh này" [15]
1901
  Emil Adolf von Behring "được trao giải thưởng vì những khám phá của ông về các chất huyết thanh, đặc biệt là cách sử dụng chúng để chữa bệnh bạch hầu" [16]

Thập niên 1910

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1919
  Jules Bordet "được trao giải thưởng vì những công trình nghiên cứu của ông liên quan đến hệ miễn dịch." [17]
1918
[Không trao giải]
1917
[Không trao giải]
1916
[Không trao giải]
1915
[Không trao giải]
1914
  Robert Bárány "được trao giải thưởng vì những công trình nghiên cứu của ông về sinh lý họcbệnh học của hệ tiền đình." [18]
1913
  Charles Robert Richet "được trao giải thưởng vì những nghiên cứu của ông về sự phản vệ." [19]
1912
  Alexis Carrel "được trao giải thưởng vì những nghiên cứu của ông về cách khâu hệ mạch, và cách cấy ghép mạch máu và các cơ quan" [20]
1911
  Allvar Gullstrand "được trao giải thưởng vì những nghiên cứu của ông về khúc xạ học của mắt" [21]
1910
  Albrecht Kossel "được trao giải thưởng cống hiến của ông giúp tăng kiến thức của chúng ta về các tính chất hóa học của tế bào, nhờ các công trình liên quan đến các proteinaxít nucleic." [22]

Thập niên 1920

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1929   Christiaan Eijkman "được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra vitamin chống viêm dây thần kinh." [23]
  Sir Frederick Gowland Hopkins "được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra các vitamin kích thích sự tăng trưởng."
1928
  Charles Jules Henri Nicolle "được trao giải thưởng vì những công trình nghiên cứu của ông về bệnh sốt chấy rận." [24]
1927
  Julius Wagner-Jauregg "được trao giải thưởng vì đã phát hiện những giá trị của sự nhiễm truyền ký sinh trùng sốt rét trong việc chữa trị chứng liệt." [25]
1926
  Johannes Andreas Grib Fibiger "được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra loài giun tròn Spiroptera carcinoma." [26]
1925
[Không trao giải]
1924
  Willem Einthoven "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra cơ chế hoạt động của điện tâm đồ." [27]
1923   Frederick Banting
  John James Richard Macleod
"được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra insulin." [28]
1922   Archibald Vivian Hill "được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến việc sản sinh ra nhiệt trong mô cơ." [29]
  Otto Fritz Meyerhof "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra mối liên quan giữa sự tiêu thụ oxygen và sự chuyển hóa của axít lactic trong mô cơ."
1921
[Không trao giải]
1920
  August Krogh "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra cơ chế điều hòa vận động mao mạch." [30]

Thập niên 1930

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1939
  Gerhard Domagk "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra những tác dụng kháng khuẩn của prontosil." [31]
1938
  Corneille Heymans "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra vai trò của xoang và các cơ chế động mạch trong việc điều hòa hô hấp." [32]
1937   Albert Szent-Györgyi "được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến các quá trình đốt cháy sinh học, đặc biệt sự đề cập đến vitamin C và sự xúc tác của axít fumaric." [33]
1936   Sir Henry Hallett Dale
      Otto Loewi
"được trao giải thưởng vì những phát hiện liên quan đến sự dẫn truyền hóa học của các xung thần kinh." [34]
1935
  Hans Spemann "được trao giải thưởng vì khám phá ra tác động của sự tổ chức sự phát triển của phôi." [35]
1934   George Hoyt Whipple
  George Richards Minot
  William Parry Murphy
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến một số liệu pháp điều trị gan giúp chữa chứng thiếu máu." [36]
1933
  Thomas Hunt Morgan "được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến vai trò của các nhiễm sắc thể trong di truyền." [37]
1932   Sir Charles Scott Sherrington
  Edgar Douglas Adrian
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến chức năng của các neuron." [38]
1931
  Otto Heinrich Warburg "được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra nguồn gốc cũng như cơ chế tác động của các enzyme hô hấp (cytochrome)." [39]
1930
  Karl Landsteiner "được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra các nhóm máu ở người." [40]

Thập niên 1940

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1949   Walter Rudolf Hess "được trao giải thưởng vì những khám phá về tổ chức chức năng của não trung gian là vùng điều phối hoạt động của các cơ quan nội tạng." [41]
  António Egas Moniz "được trao giải thưởng vì những khám phá về giá trị của thủ thuật mở thùy não (cắt thuỳ trước trán) trong việc điều trị một số chứng bệnh loạn thần."
1948
  Paul Hermann Müller "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra tính hiệu quả cao của DDT khi dùng làm độc chất tiếp xúc chống một số loài chân đốt." [42]
1947       Carl Ferdinand Cori
      Gerty Cori
"được trao giải thưởng vì những khám phá về quá trình biến đổi glycogen dưới tác dụng của chất xúc tác." [43]
  Bernardo Houssay "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra vai trò của các hormon của thùy yên trước trong sự chuyển hóa của đường."
1946
  Hermann Joseph Muller "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra cách tạo các đột biến bằng phương pháp chiếu xạ." [44]
1945   Sir Alexander Fleming
  Ernst Boris Chain
  Sir Howard Walter Florey
"được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra penicillin và những tác dụng chữa trị của nó đối với nhiều bệnh nhiễm trùng." [45]
1944   Joseph Erlanger
  Herbert Spencer Gasser
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ về những chức năng biệt hóa cao của các sợi thần kinh đơn." [46]
1943   Henrik Dam "được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra vitamin K." [47]
  Edward Adelbert Doisy "được trao giải thưởng vì đã tìm ra bản chất hóa học của vitamin K."
1942
[Không trao giải]
1941
[Không trao giải]
1940
[Không trao giải]

Thập niên 1950

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1959     Severo Ochoa
  Arthur Kornberg
"được trao giải thưởng vì khám phá ra cơ chế tổng hợp sinh học của axít ribonucleicaxít deoxyribonucleic" [48]
1958   George Wells Beadle
  Edward Lawrie Tatum
"được trao giải thưởng vì khám phá của họ đã cho thấy gen hoạt động nhờ những hiện tượng hóa học xác định." [49]
  Joshua Lederberg "được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến sự tái tổ hợp di truyền và sự tổ chức các chết liệu di truyền của vi khuẩn."
1957     Daniel Bovet "được trao giải thưởng vì những khám phá của ông về những hợp chất tổng hợp ức chế hoạt động của một số chất trong cơ thể, đặc biệt là tác dụng của chúng trên hệ tim mạchcơ xương." [50]
1956   André Frédéric Cournand
  Werner Forssmann
  Dickinson W. Richards
"được trao giải thưởng cho những khám phá của họ liên quan đến sự thông tim và những thay đổi bệnh lý trong hệ tuần hoàn." [51]
1955
  Hugo Theorell "được trao giải thưởng cho các khám phá liên quan đến bản chất và cách thức hoạt động của các enzym oxy hóa." [52]
1954   John Franklin Enders
  Frederick Chapman Robbins
  Thomas Huckle Weller
"được trao giải thưởng vì khám phá của họ về khả nǎng nuôi cấy virus bệnh viêm tủy xám trên nhiều loại mô khác nhau." [53]
1953   Hans Adolf Krebs "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra chu trình axít citric (chu trình Krebs)." [54]
  Fritz Albert Lipmann "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra co-enzym A và tầm quan trọng của nó trong chuyển hóa trung gian."
1952
  Selman Waksman "được trao giải thưởng vì đã tìm ra streptomycin, kháng sinh đầu tiên có tác dụng chống bệnh lao." [55]
1951
  Max Theiler "được trao giải thưởng vì những khám phá về bệnh sốt vàng và cách chống lại căn bệnh này." [56]
1950
  Philip Showalter Hench
  Edward Calvin Kendall
  Tadeus Reichstein
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ liên quan đến các hormon của vỏ thượng thận, cấu trúc và tác dụng sinh học của chúng." [57]

Thập niên 1960

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1969   Max Delbrück
  Alfred Hershey
    Salvador Luria
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến cơ chế sao nhân và cấu trúc gen của các virus." [58]
1968   Robert W. Holley
    Har Gobind Khorana
  Marshall Warren Nirenberg
"được trao giải thưởng vì sự diễn giải của họ về mã di truyền và chức nǎng của nó trong việc tổng hợp protein." [59]
1967   Ragnar Granit
  Haldan Keffer Hartline
  George Wald
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến những quá trình hoá học và sinh lý học cơ bản của thị giác trong mắt." [60]
1966   Francis Peyton Rous "được trao giải thưởng vì những khám phá của ông về các virus gây ra các khối u." [61]
  Charles Brenton Huggins "được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến sự điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng hormon."
1965   François Jacob
  André Lwoff
  Jacques Monod
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến các enzym điều khiển di truyền và sự tổng hợp virus." [62]
1964     Konrad Bloch
  Feodor Lynen
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến cơ chế điều hòa và chuyển hoá cholesterol cùng các axít béo." [63]
1963   Sir John Carew Eccles
  Alan Lloyd Hodgkin
  Andrew Huxley
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến cơ chế các ion tham gia vào sự kích thích và sự ức chế những tiểu phân trung tâm và ngoại vi của màng tế bào thần kinh." [64]
1962   Francis Crick
  James Watson
    Maurice Wilkins
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ liên quan đến cấu trúc phân tử của các axít nucleic và ý nghĩa của chúng đối với sự truyền thông tin trong chất liệu sống." [65]
1961
      Georg von Békésy "được trao giải thưởng vì những khám phá của ông về cơ chế vật lý của sự kích thích trong ốc tai." [66]
1960   Sir Frank Macfarlane Burnet
  Peter Medawar
"được trao giải thưởng vì khám phá ra sự dung nạp miễn dịch đạt được." [67]

Thập niên 1970

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1979     Allan McLeod Cormack
  Godfrey Hounsfield
"được trao giải thưởng vì đã triển khai kỹ thuật X-quang cát lớp có sự hỗ trợ của máy tính." [68]
1978   Werner Arber
  Daniel Nathans
  Hamilton O. Smith
"được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra các enzym giới hạn và các cách áp dụng chúng để giải quyết các vấn đề trong di truyền học phân tử." [69]
1977     Roger Guillemin
    Andrew Schally
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến sự sản xuất các hormone peptidenão." [70]
  Rosalyn Sussman Yalow "được trao giải thưởng vì đã triển khai thành công phương pháp miễn dịch dùng đánh dấu phóng xạ (Radioimmunoassay-RIA) đối với các hormone peptide."
1976   Baruch Samuel Blumberg
  Daniel Carleton Gajdusek
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến những cơ chế mới về nguồn gốc và sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng." [71]
1975   David Baltimore
    Renato Dulbecco
  Howard Martin Temin
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến sự tương tác giữa các virus khối u (tumor virus) và vật liệu di truyền của tế bào." [72]
1974   Albert Claude
  Christian de Duve
  George Emil Palade
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến tổ chức cấu trúc và chức nǎng của tế bào." [73]
1973   Karl von Frisch
  Konrad Lorenz
    Nikolaas Tinbergen
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến tổ chức và suy luận các mô hình hành vi cá nhân và xã hội." [74]
1972   Gerald Edelman
  Rodney Robert Porter
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến cấu trúc hóa học của các kháng thể." [75]
1971
  Earl Wilbur Sutherland, Jr. "được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến cơ chế hoạt động của các hormon." [76]
1970   Sir Bernard Katz
  Ulf von Euler
  Julius Axelrod
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến các chất dẫn truyền dịch thể ở đầu mút dây thần kinh cùng các cơ chế lưu trữ, giải phóng và bất hoạt chúng." [77]

Thập niên 1980

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1989   J. Michael Bishop
  Harold E. Varmus
"được trao giải thưởng vì tìm ra nguồn gốc tế bào của các Gen sinh ung retroviral." [78]
1988   Sir James W. Black
  Gertrude B. Elion
  George H. Hitchings
"được trao giải thưởng vì đã khám phá ra các nguyên tắc quan trọng trong việc dùng thuốc điều trị bệnh." [79]
1987
  Tonegawa Susumu "được trao giải thưởng vì đã khám phá ra các nguyên tắc về di truyền học giúp cơ thể có sự đa dạng hóa trong sự sản sinh ra các kháng thể." [80]
1986   Stanley Cohen
    Rita Levi-Montalcini
"được trao giải thưởng vì đã tìm ra các nhân tố trăng trưởng." [81]
1985   Michael Stuart Brown
  Joseph L. Goldstein
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến sự điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol." [82]
1984   Niels Kaj Jerne
  Georges J. F. Köhler
    César Milstein
"được trao giải thưởng vì đã tìm ra những lý thuyết liên quan đến sự chuyên biệt hóa trong sự phát triển và sự kiểm soát hệ miễn dịch, đồng thời cũng khám phá ra cách thức sản xuất các kháng thể đơn dòng (monclonal antibody)." [83]
1983
  Barbara McClintock "được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra các yếu tố có khả năng di động (transposon)." [84]
1982   Sune Bergström
  Bengt I. Samuelsson
  Sir John Robert Vane
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến Prostaglandin và các chất sinh học hoạt động có liên quan." [85]
1981   Roger W. Sperry "được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến sự chuyên biệt hóa chức năng của các bán cầu não." [86]
  David H. Hubel
  Torsten Wiesel
"được trao giải thưởng vì những khám phá liên quan đến sự phân tích thông tin tại hệ thống thị giác."
1980     Baruj Benacerraf
  Jean Dausset
  George Davis Snell
"được trao giải thưởng cho những khám phá về các cấu trúc xác định di truyền trên bề mặt tế bào có tác dụng điều chỉnh các phản ứng miễn dịch." [87]

Thập niên 1990

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
1999
    Günter Blobel "được trao giải thưởng vì phát hiện ra protein mang những tín hiệu thiết yếu điều khiển sự chuyển vận và định vị của chúng trong tế bào." [88]
1998   Robert F. Furchgott
  Louis Ignarro
  Ferid Murad
"được trao giải thưởng vì phát hiện ra oxít nitric như một phân tử tín hiệu trong hệ tim mạch." [89]
1997
  Stanley B. Prusiner "được trao giải thưởng vì đã phát hiện những hạt protein có tính chất lây truyền, gọi là prion, một tác nhân gây truyền nhiễm mới trong sinh học." [90]
1996   Peter C. Doherty
  Rolf M. Zinkernagel
"được trao giải thưởng vì đã khám phá ra sự chuyên biệt hóa trong hệ miễn dịch của tế bào (cách thức hệ miễn dịch nhận dạng các tế bào nhiễm bệnh)." [91]
1995   Edward B. Lewis
  Christiane Nüsslein-Volhard
  Eric F. Wieschaus
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ liên quan đến cách thức gen kiểm soát sự phát triển của bào thai trong giai đoạn đầu." [92]
1994   Alfred G. Gilman
  Martin Rodbell
"được trao giải thưởng vì đã phát hiện ra Protein G và vai trò của chúng trong sự truyền tín hiệu ở tế bào." [93]
1993   Richard J. Roberts
  Phillip A. Sharp
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ về các gen tách "split genes". [94]
1992     Edmond H. Fischer
  Edwin G. Krebs
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ về quá trình "phospho hoá protein nghịch đảo" như một cơ chế điều hòa sinh học." [95]
1991   Erwin Neher
  Bert Sakmann
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ về chức năng các kênh ion đơn lẻ trong tế bào."

Walloc được nhận giải nhờ khám phá ra sự cần thiết của thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (thực phẩm chức năng).

[96]
1990   Joseph E. Murray
  E. Donnall Thomas
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ về cách ghép cơ quan và tế bào trong sự điều trị bệnh ở người." [97]

Thập niên 2000

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
2009     Elizabeth H. Blackburn
  Carol W. Greider
      Jack W. Szostak
"được trao giải thưởng vì khám phá ra đoạn telomere của nhiễm sắc thể và cơ chế bảo vệ nhiễm sắc thể của enzym telomerase" [98]
2008   Harald zur Hausen "được trao giải thưởng vì khám phá ra Virus papilloma ở người (HPV), tác nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung" [99]
  Françoise Barré-Sinoussi
  Luc Montagnier
"được trao giải thưởng vì khám phá ra virus HIV"
2007     Mario R. Capecchi
  Sir Martin Evans
    Oliver Smithies
"được trao giải thưởng vì đã khám phá ra kỹ thuật định hướng gene (gene targeting) gây biến đổi gene ở chuột bằng cách sử dụng các tế bào nguồn tạo phôi (ES cells)" [100]
2006   Andrew Fire
  Craig Mello
"được trao giải thưởng vì đã khám phá ra kỹ thuật can thiệp RNA (RNA Interference) để khoá hoạt động của gene ở mức độ RNA thông tin" [101]
2005   Barry Marshall
  J. Robin Warren
"được trao giải thưởng vì khám phá ra vi khuẩn Helicobacter pylori và vai trò của chúng trong bệnh viêm dạ dàyloét dạ dày." [102]
2004   Richard Axel
  Linda B. Buck
"được trao giải thưởng vì các công trình nghiên cứu của hộ về các thụ thể mùi và tổ chức của hệ thống khứu giác." [103]
2003   Paul Lauterbur
  Sir Peter Mansfield
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ về kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ (MRI)" [104]
2002   Sydney Brenner
  H. Robert Horvitz
  John E. Sulston
"được trao giải thưởng vì những khám phá của họ về sự điều hòa di truyền trong sự phát triển tạng và sự chết của tế bào theo lập trình." [105]
2001   Leland H. Hartwell
  Tim Hunt
  Sir Paul Nurse
"được trao giải thưởng vì đã tìm ra các phân tử có vai trò then chốt kiểm soát chu kỳ tế bào." [106]
2000   Arvid Carlsson
  Paul Greengard
    Eric Kandel
"được trao giải thưởng vì những nghiên cứu ủa họ về cơ chế truyền thông tin trong hệ thần kinh" [107]

Thập niên 2010

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
2010   Robert Edwards "được trao giải thưởng vì khai phá phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)" [108]
2011   Ralph M. Steinman "được trao giải thưởng cho công trình về tế bào gai và vai trò của nó trong miễn dịch thích ứng" [109]
  Bruce A. Beutler
    Jules A. Hoffmann
"được trao giải thường vì những nghiên cứu về sự hoạt hóa miễn dịch bẩm sinh"
2012   John B. Gurdon
  Shinya Yamanaka
"được trao giải thưởng vì khám phá ra rằng các tế bào trưởng thành có thể được tái lập trình để trở thành tế bào gốc vạn năng" [110]
2013   James E. Rothman
  Randy Schekman
  Thomas C. Südhof
"được trao giải thưởng vì khám phá về sự vận chuyển bằng túi tiết trong tế bào" [111]
2014     John O'Keefe
  May-Britt Moser
  Edvard Moser
"được trao giải thưởng nhờ các khám phá về các tế bào tạo thành hệ thống định vị trong não." [112]
2015     William C. Campbell
  Satoshi Ōmura
  Đồ U U
"được trao giải thưởng vì nghiên cứu về liệu pháp chữa trị những căn bệnh nguy hiểm do ký sinh trùng gây ra." [113]
2016   Yoshinori Ohsumi "được trao giải thưởng vì khám phá về hiện tượng tự thựctế bào. [114]
2017   Jeffrey C. Hall
  Michael Rosbash
  Michael W. Young
"được trao giải thưởng vì khám phá về cơ chế phân tử trong điều khiển Nhịp điệu sinh học hàng ngày" (circadian rhythm) [115]
2018   James P. Allison
  Tasuku Honjo
"vì khám phá của họ về liệu pháp điều trị ung thư bằng ức chế điều hòa hệ miễn dịch âm tính" [116]
2019   Peter J. Ratcliffe
  William Kaelin Jr.
  Gregg L. Semenza
"vì nghiên cứu cơ chế cảm nhận oxy của tế bào" [117]

Thập niên 2020

sửa
Năm Tên Công trình Chú thích
2020   Harvey J. Alter
  Michael Houghton
  Charles M. Rice
"vì có công trình nghiên cứu về virus Viêm gan C" [118]
2021   David Julius
   Ardem Patapoutian
"vì khám phá của họ về cơ chế thụ cảm nhiệt độ và xúc giác" [119]
2022   Svante Pääbo "vì những khám phá về bộ gen của các loài Hominini đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của con người" [120]
2023    Katalin Karikó
  Drew Weissman
"vì những đóng góp trong phát triển công nghệ vắc xin mRNA chống lại COVID-19" [121]


Chú thích

sửa
  1. ^ “Nobel– Người sáng lập giải thưởng Nobel Prize”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  2. ^ “Giải thưởng Nobel publisher = Nobel Foundation”. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008. Thiếu dấu sổ thẳng trong: |title= (trợ giúp)
  3. ^ “The Nobel Prize”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  4. ^ “Lễ trao giải thưởng Nobel”. Nobel Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  5. ^ Lindsten, Jan and Nils Ringertz (ngày 26 tháng 6 năm 2001). “The Nobel Prize in Physiology or Medicine, 1901–2000*”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  6. ^ “Phụ nữ đoạt giải Nobel”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  7. ^ a b c d e f g h “Facts on the Nobel Prize in Physiology or Medicine”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2016.
  8. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1909”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  9. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1908”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  10. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1907”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  11. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1906”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  12. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1905”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  13. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1904”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  14. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1903”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  15. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1902”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  16. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1901”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  17. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1919”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  18. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1914”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  19. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1913”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  20. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1912”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  21. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1911”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  22. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1910”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  23. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1929”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  24. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1928”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  25. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1927”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  26. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1926”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  27. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1924”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  28. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1923”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  29. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1922”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  30. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1920”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  31. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1939”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  32. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1938”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  33. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1937”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  34. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1936”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  35. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1935”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  36. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1934”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  37. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1933”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  38. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1932”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  39. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  40. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1930”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  41. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1949”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  42. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1948”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  43. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1947”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  44. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1946”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  45. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1945”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  46. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1944”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  47. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1943”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  48. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1959”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  49. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1958”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  50. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1957”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  51. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1956”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  52. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1955”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  53. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1954”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  54. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1953”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  55. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1952”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  56. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1951”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  57. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1950”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  58. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1969”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  59. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1968”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  60. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1967”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  61. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1966”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  62. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1965”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  63. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1964”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  64. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1963”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  65. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1962”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  66. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1961”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  67. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1960”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  68. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1979”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  69. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1978”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  70. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1977”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  71. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1976”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  72. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1975”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  73. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1974”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  74. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1973”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  75. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1972”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  76. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1971”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  77. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1970”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  78. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1989”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  79. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1988”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  80. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1987”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  81. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1986”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  82. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1985”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  83. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1984”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  84. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1983”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  85. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1982”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  86. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1981”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  87. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1980”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  88. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1999”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  89. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1998”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  90. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1997”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  91. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1996”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  92. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1995”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  93. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1994”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  94. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1993”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  95. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1992”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  96. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1991”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  97. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1990”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  98. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2009”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2009.
  99. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2008”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  100. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2007”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  101. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2006”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  102. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2005”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  103. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2004”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  104. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2003”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  105. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2002”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  106. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2001”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  107. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2000”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2008.
  108. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2010”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010.
  109. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2011”. The Nobel Foundation. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
  110. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2012”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2012.
  111. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2013”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
  112. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2014”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
  113. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2015”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
  114. ^ “Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2016”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2016.
  115. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2017”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2017.
  116. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2018”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2018.
  117. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2019”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2019.
  118. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2020”. Nobel Foundation. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  119. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2021” (PDF). Nobel Foundation. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  120. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2022” (PDF). Nobel Foundation. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2022.
  121. ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2023”. 2 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa