Ngô (định hướng)
trang định hướng Wikimedia
Ngô trong tiếng Việt có thể là:
- Một loại cây nông nghiệp là cây bắp (danh pháp hai phần: Zea mays mays) và các sản phẩm từ nó cũng như trong tên gọi của một chi thực vật là chi Zea thuộc họ Poaceae.
- Họ hay tên người. Xem bài Ngô (họ).
- Tên để chỉ vùng đất thuộc khu vực Giang Nam, Trung Quốc ngày nay. Xem bài Ngô (khu vực). Từ đó mà có các tên gọi tiếng Ngô hay nước Ngô dưới đây:
- Ngô (phương ngôn): một phương ngôn tiếng Trung Quốc thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, được sử dụng tại tỉnh Chiết Giang, thành phố trực thuộc trung ương Thượng Hải, miền nam tỉnh Giang Tô, một phần các tỉnh An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến thuộc Trung Quốc
- Ngô (huyện): một huyện của tỉnh Tô Châu vào thời Tần Hán.
- Tên một số chính quyền trong lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam:
- Một tiểu quốc là nước Ngô (吴国), tồn tại từ cuối đời nhà Thương đến cuối thời Xuân Thu ở Trung Quốc, có kinh đô là Tô Châu.
- Nước Ngô (Tam quốc) (222-280), còn gọi là Đông Ngô hay Tôn Ngô, thời Tam Quốc (Trung Quốc).
- Nước Ngô (Thập quốc) (902-937), sử gọi là Nam Ngô, một trong mười tiểu quốc thời Ngũ Đại Thập Quốc.
- Nước Ngô Việt (907-978), một tiểu quốc thời Ngũ Đại Thập Quốc.
- Nhà Ngô, một triều đại của phong kiến Việt Nam, được phân làm 2 giai đoạn:
- Nước Ngô (1363-1367) chính quyền của Trương Sĩ Thành thời Nguyên mạt Minh sơ
- Nhà Minh: lúc đầu Chu Nguyên Chương xưng là Ngô Vương, do đó sau khi Lê Lợi trục xuất nhà Minh, Nguyễn Trãi mới viết bản Bình Ngô đại cáo
- Ở Việt Nam, Ngô còn là một "biệt từ" chỉ Trung Quốc, được thể hiện qua những câu tục ngữ như: Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng (nói về điển tích bà Triệu thời Đông Ngô)...hoặc Truyện Kiều có câu: Đường xa chớ ngại Ngô Lào (Ngô là Trung Quốc, Lào là Ai Lao)