Krzysztof Eugeniusz Penderecki (23 tháng 11 năm 1933 tại Debica29 tháng 3 năm 2020[1]) là nhà soạn nhạc Ba Lan. Ông là nhà soạn nhạc thời kỳ Hiện đại.

Krzysztof Penderecki
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Krzysztof Eugeniusz Penderecki
Ngày sinh
23 tháng 11, 1933
Nơi sinh
Dębica
Mất
Ngày mất
29 tháng 3, 2020
Nơi mất
Kraków
Giới tínhnam
Quốc tịchBa Lan
Nghề nghiệpnhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà sư phạm, nhà âm nhạc học, giáo viên âm nhạc, nghệ sĩ vĩ cầm
Gia đình
Hôn nhân
Elżbieta Penderecka
Thầy giáoStanisław Wiechowicz, Artur Malawski
Lĩnh vựcchỉ huy âm nhạc, giáo dục âm nhạc, soạn nhạc, sáng tác âm nhạc
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1953 – 2020
Đào tạoHọc viện âm nhạc ở Krakow, Đại học Jagiellonia
Thể loạiopera, giao hưởng
Nhạc cụvĩ cầm, dương cầm
Hãng đĩaEMI Classics
Thành viên củaHọc viện Nghệ thuật CHDC Đức, Học viện Nghệ thuật Berlin, Học viện Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ, Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật châu Âu, Học viện Học tập Ba Lan, Học viện Mỹ thuật Bavarian, Liên hiệp các nhà soạn nhạc Ba Lan
Tác phẩmKhúc an hồn Ba Lan, Giao hưởng số 8
Giải thưởngHuân chương Nghệ thuật và Văn học hạng 1, Knight of the Order of the White Eagle, Huy chương vàng Cống hiến Văn hóa, Huân chương Polonia Restituta hạng 2, Polish Academy Award for Best Film Score, Huân chương Thập tự CHLB Đức hạng 5, Herder Prize, Great Golden Medal of Honour for Services to the Republic of Austria, Musikpreis der Stadt Duisburg, Giải Grammy Trustees
Chữ ký

Cuộc đời và sự nghiệp

sửa

Krzysztof Penderecki học môn sáng tác ở A. Malawski, Wiechowicz tại Trường Cao đẳng âm nhạc Krakow. Sau đó, ông dạy môn sáng tác ở chính nơi mình từng là sinh viên, rồi trở thành giám đốc của trường trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến năm 1987.[2]

Phong cách sáng tác

sửa

Krzysztof Penderecki là một trong những người thuộc trào lưu sáng tác tiền phong đầu tiên. Ông cũng là người đã thể nghiệm với những âm thanh rất đời thường như tiếng của gỗ tạp, giấy, kim loại rỉ, máy chữ, tiếng va đập, tiếng huýt gió, tiếng kêu thất thanh và nhiều âm thanh tương tự khác. Ấy là chưa kể sự thể nghiệm của ông đối với những âm thanh độc đáo phát ra từ những nhạc cụ truyền thống nhờ kiểu khô không quy ước. Trong hợp xướng giáo đường, các ca sĩ được yêu cầu phát những phụ âm thật nhanh, những tiếng rít và cả tiếng huýt sáo. Các tác phẩm của ông được tiến triển từ những sáng tác thể nghiệm thời sơ kỳ (Kích cỡ của thời gian và sự im lặng) đến những sáng tác kết hợp những phương thức biểu hiện âm nhạc truyền thống với hiện đại. Âm nhạc của ông luôn giàu tính biểu hiện, cảm xúc trong nội dung.

Các tác phẩm

sửa

Krzysztof Penderecki đã sáng tác những tác phẩm thanh-khí nhạc, có thể kể đến Những lời cầu kinh của David cho hợp xướng và dàn nhạc cụ gõ (1958), Những kích cỡ của thời gian và sự im lăng cho hợp xướng và dàn nhạc thính phòng (1961), Miserere cho người đọc, đơn ca, hợp xướng trẻ em, hợp xướng nam nữ và dàn nhạc (1965), oratorio Dies Irae cho 3 đơn ca, hợp xướng và dàn nhạc (1967), Lacrimosa cho giọng nữ cao, hợp xướng cùng dàn nhạc; những tác phẩm khác dành cho dàn nhạc như Điếu ca cho những nạn nhân Hiroshima cho 52 đàn dây (1960), Canon cho 52 đàn dây và 2 máy ghi âm (1962), bản Sonata cho cello và dàn nhạc (1964), Giấc mơ của Jacob (1974), Passacaglia (1988), Adagio (1989).

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Nie żyje Krzysztof Penderecki. Wybitny polski kompozytor i dyrygent miał 86 lat”. kultura.gazeta.pl.
  2. ^ Michaels, Sean (ngày 23 tháng 1 năm 2012). “Jonny Greenwood reveals details of Krzysztof Penderecki collaboration”. The Guardian.

Sách chuyên khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa