Sông Kim Sa
Sông Kim Sa (金沙江, Hán Việt: Kim Sa giang) là tên gọi của đoạn thượng du sông Trường Giang, cũng là cách chỉ đoạn thượng du sông Trường Giang từ cửa sông Ba Đường trong huyện Ngọc Thụ của tỉnh Thanh Hải đến cửa sông Dân Giang trong địa cấp thị Nghi Tân của tỉnh Tứ Xuyên, còn từ Nghi Tân trở xuống mới chính thức gọi là Trường Giang. Sông Kim Sa có chiều dài 2.308 km, diện tích lưu vực đạt 340.000 km² và tổng độ cao hạ thấp xuống là 3.300 m[1].
Sông Kim Sa (金沙江 (Kim Sa giang)) | |
Lệ thủy | |
Sông | |
Sông Kim Sa chảy dọc theo hẻm núi Hổ Khiêu
| |
Nguồn gốc tên: tiếng Trung: "sông cát vàng" | |
Quốc gia | Trung Quốc |
---|---|
Tỉnh | Thanh Hải, Tây Tạng, Vân Nam, Tứ Xuyên |
Bộ phận của | lưu vực sông Dương Tử |
Các phụ lưu | |
- tả ngạn | sông Ngư Bào, sông Long Xuyên, sông Phổ Độ, sông Ngưu Lan, sông Hoành |
- hữu ngạn | sông Thủy Lạc, sông Định Ba, sông Nhã Lung |
City | Lệ Giang, Phàn Chi Hoa |
Nguồn | sông Thông Thiên |
- Vị trí | Hợp lưu của các sông Đà Đà, Đương Khúc, Bố Khúc, Cả Nhĩ Khúc, Sở Mã Nhĩ, Thanh Hải |
- Cao độ | 4.500 m (14.764 ft) |
- Tọa độ | 32°58′41″B 97°14′37″Đ / 32,97806°B 97,24361°Đ |
Cửa sông | sông Dương Tử |
- vị trí | Hợp lưu với Dân giang tại Nghi Tân, Tứ Xuyên |
- cao độ | 300 m (984 ft) |
- tọa độ | 28°46′12″B 104°37′58″Đ / 28,77°B 104,63278°Đ |
Chiều dài | 2.308 km (1.434 mi) xấp xỉ |
Lưu vực | 340.000 km2 (131.275 dặm vuông Anh) xấp xỉ |
Lưu lượng | |
- trung bình | 4.471 m3/s (157.892 cu ft/s) |
- tối đa | 35.000 m3/s (1.236.013 cu ft/s) |
Sông Kim Sa chảy trong khu vực dãy núi Ninh Tĩnh và Lỗ Lý, dọc theo ranh giới Tây Tạng và Tứ Xuyên, đến khu vực thuộc huyện tự trị người Nạp Tây Ngọc Long thì chuyển hướng chảy theo hướng bắc, chia cắt cao nguyên tạo thành hẻm núi Hổ Khiêu (Hổ Khiêu Hiệp) nổi tiếng, là hẻm núi sâu nhất thế giới, với độ chênh lệch hai đầu đạt tới 3.300 m. Vì thế hai bờ rất dốc và nước chảy xiết.
Trong một thời gian dài người ta coi sông Kim Sa là một chi lưu của sông Trường Giang, mãi cho đến thời Minh, sau khi khảo sát thực địa thì Từ Hà Khách (徐霞客, 1587-1641) mới đề xuất coi sông Kim Sa là dòng chính (chính nguyên) của sông Trường Giang. Ngày nay nó được coi là dòng chính của sông Trường Giang, mặc dù sông Nhã Lung và sông Dân đôi khi được coi là dòng chính trước khi có sự ra đời của địa lý hiện đại.[2] Theo truyền thống nó được coi là bắt đầu tại nơi hợp lưu của sông Thông Thiên và sông Ba Đường gần nhai đạo Gyêgu trong tỉnh Thanh Hải.
Tên gọi
sửaCách sách vở thời Chiến Quốc như thiên Vũ cống của Thượng Thư, Sơn hải kinh đều có ghi chép về Hắc Thủy (黑水), khả năng là tên gọi để chỉ sông Kim Sa thời đó, nhưng tất cả các chỉ dẫn đều khá mơ hồ và nhiều tranh luận sau này đã diễn ra nhưng không thể dẫn tới đồng thuận. Phần Địa lý chí trong Hán thư gọi sông Kim Sa là Thằng Thủy (繩水). Thuyết văn giải tự gọi đoạn từ nơi hợp lưu với sông Nhã Lung về thượng du của sông Kim Sa là Yêm Thủy (淹水, nghĩa đen là sông nhiều nước), do đoạn từ nơi hợp lưu với sông Nhã Lung về hạ du của sông Kim Sang có ít nước và được gọi là Nhược Thủy (若水). Đến thời Tam Quốc sông Kim Sa được gọi là Lô Thủy (瀘水). Giả Đam truyện trong Cựu Đường thư gọi sông Kim Sa là Lệ Thủy (麗水), các tên gọi khác trong thời Đường còn có Lệ Giang (麗江) hoặc Thần Xuyên (神川).
Từ thời Tống đến nay nó được gọi là Kim Sa giang. Mặc dù tên gọi này nói chung được hiểu theo nghĩa đen là "cát vàng"[3] hay "sông cát vàng",[4] nhưng tên gọi này không mang tính chất thi ca hay mô tả về màu sắc của hai bờ sông mà 金沙 trên thực tế là để nói tới vàng sa khoáng hay vàng bồi tích mà ngay cả ngày nay đôi khi người ta vẫn còn đãi từ con sông này.
Ghi chú
sửa- ^ “水系湖泊 (thủy hệ hồ bạc)” (bằng tiếng Trung). Website chính thức tỉnh Vân Nam. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2009.
- ^ Fan Chengda. Riding the River Home: A Complete and Annotated Translation of Fan Chengda's (1126–1193) Travel Diary Record of a Boat Trip to Wu, tr. 77. James M. Hargett (phiên dịch). Chinese Univ. of Hong Kong (Hong Kong), 2008.Tra cứu 01/7/2020.
- ^ Pletcher Kenneth. The Geography of China: Sacred and Historic Places. tr. 359. Britannica Educational Publishing, New York, 2011. Tra cứu 01/7/2020.
- ^ Davis John. The Chinese: A General Description of the Empire of China and Its Inhabitants, tr. 132. Quyển 1, C. Knight, 1836.