Đối với những người có cùng tên gọi, xem Karomama.

Karomama II, còn được đánh thứ tự là Karomama D, là một công nương, đồng thời là một vương hậu sống vào thời kỳ Vương triều thứ 22Vương triều thứ 23 trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Karomama
Vương hậu Ai Cập cổ đại
Thông tin chung
Hôn phốiTakelot II
Hậu duệOsorkon III
Tên đầy đủ
Karomama
<
D28 Z1
r
r
a
Aa13
Z1
a
>

Vương triềuVương triều thứ 22
Vương triều thứ 23
Thân phụNimlot C

Gia đình vương tộc

sửa

Karomama D là một người con gái của vương tử Nimlot C[1]. Nimlot C là con trai của pharaon Osorkon II với thứ phi Djedmutesakh IV, được phong làm Đại tư tế của Amun dưới triều vua cha.

Karomama kết hôn một người anh em ruột, người sau này trở thành vua kiểm soát toàn bộ Thượng Ai Cập, là Takelot II[1][2]. Với Takelot II, Karomama có ít nhất một người con trai được chứng thực rõ ràng, là pharaon Osorkon III[2] (còn được đánh thứ tự là Osorkon B khi ông còn giữ chức Đại tư tế từ cha).

Osorkon III có hai người con trai là Takelot IIIRudamun, lần lượt lên ngôi kế vị ông sau đó.

Chứng thực

sửa

Ngoài danh hiệu "Vương hậu Chánh cung của Pharaon", Karomama còn được gọi với danh hiệu "Nữ chúa của Hai vùng đất, được Mut yêu quý"[3]. Karomama II được nhắc trên Biên niên sử của Osorkon (B), một văn bản được khắc trên Cổng Bubastite[3], và trên một bản khắc mực nước sông Nin đều ở tại đền Karnak[4]. Trên các văn bản đó, vua Osorkon III đã khẳng định mình là con của Takelot II và Karomama II.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Aidan Dodson (2000), Monarchs of the Nile, Nhà xuất bản Đại học Hoa Kỳ tại Cairo, tr.169-170 ISBN 978-9774246005
  2. ^ a b Aidan Dodson (2012), Afterglow of Empire: Egypt from the Fall of the New Kingdom to the Saite Renaissance, Nhà xuất bản Đại học Oxford, tr.118 ISBN 978-9774165313
  3. ^ a b Robert Kriech Ritner (2009), The Libyan Anarchy: Inscriptions from Egypt's Third Intermediate Period, Nhà xuất bản Society of Biblical Lit, tr.350 & 353 ISBN 978-1589831742
  4. ^ Ritner, sđd, tr.358-359