Giải vô địch bóng đá ASEAN 2024

giải vô địch bóng đá Đông Nam Á năm 2024

Giải vô địch bóng đá ASEAN 2024 (tiếng Anh: 2024 ASEAN Championship), tên chính thức là ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 vì lý do tài trợ (cũng thường được gọi là ASEAN Cup 2024),[1] là lần tổ chức thứ 15 của Giải vô địch bóng đá ASEAN, giải đấu bóng đá của các quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) và là lần đầu tiên dưới tên gọi mới ASEAN Championship.

Giải vô địch bóng đá ASEAN 2024
2024 ASEAN Championship
Together we can build better
"Cùng nhau chúng ta có thể xây dựng tốt hơn"
Chi tiết giải đấu
Thời gian8 tháng 12 năm 2024 – 5 tháng 1 năm 2025
Số đội10 (từ 1 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu11 (tại 10 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Việt Nam (lần thứ 3)
Á quân Thái Lan
Thống kê giải đấu
Số trận đấu26
Số bàn thắng91 (3,5 bàn/trận)
Số khán giả389.143 (14.967 khán giả/trận)
Vua phá lướiViệt Nam Nguyễn Xuân Son
(7 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Việt Nam Nguyễn Xuân Son
Cầu thủ trẻ
xuất sắc nhất
Thái Lan Suphanat Mueanta
Thủ môn
xuất sắc nhất
Việt Nam Nguyễn Đình Triệu
Đội đoạt giải
phong cách
 Việt Nam
2022
2026

Ban đầu, giải đấu được dự kiến diễn ra từ ngày 23 tháng 11 đến ngày 21 tháng 12 năm 2024. Tuy nhiên, để phù hợp với hoạt động của các câu lạc bộ Đông Nam Á tham dự các giải đấu châu lục, AFF đã điều chỉnh lịch thi đấu từ ngày 8 tháng 12 năm 2024 đến ngày 5 tháng 1 năm 2025.[2]

Thái Lan – đương kim vô địch hai lần của giải đấu – đã không thể bảo vệ thành công danh hiệu của mình khi bị Việt Nam đánh bại với tổng tỷ số 5–3 ở hai lượt trận chung kết.

Thể thức

sửa

ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 sẽ diễn ra theo thể thức giống như các năm 20182022. Chín đội xếp hạng cao nhất sẽ tự động vượt qua vòng loại, trong khi các đội xếp thứ 10 và 11 thi đấu loại theo thể thức hai lượt. 10 đội tuyển tại vòng chung kết được chia thành hai bảng năm đội và thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt, mỗi đội thi đấu hai trận trên sân nhà và hai trận trên sân khách. Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, gồm hai lượt trận bán kết và chung kết cũng theo thể thức sân nhà–sân khách.[3] Luật bàn thắng sân khách sẽ không được áp dụng tại giải đấu lần này; trong trường hợp hai đội hòa nhau sau hai lượt trận thì sẽ thi đấu tiếp hai hiệp phụ, trước khi tiến hành loạt sút luân lưu nếu vẫn có kết quả hòa.[4]

Vòng loại

sửa

Chín đội tuyển đã được đặc cách vào thẳng vòng chung kết và được chia vào các nhóm tương ứng dựa trên thành tích tại hai giải đấu gần nhất. BruneiĐông Timor là hai đội có thành tích thấp nhất sẽ phải thi đấu vòng loại với nhau qua hai lượt trận để xác định đội thứ 10 được lọt vào vòng bảng.

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2024, Đông Timor đã vượt qua Brunei để trở thành đội tuyển cuối cùng tham dự giải đấu.[5]

Úc, thành viên chính thức của AFF từ năm 2013, vẫn không góp mặt tại giải đấu lần này.

Các đội tuyển tham dự

sửa
Đội tuyển Tham dự Thành tích tốt nhất
  Campuchia 10 lần Vòng bảng (1996, 2000, 2002, 2004, 2008, 2016, 2018, 2020, 2022)
  Indonesia 15 lần Á quân (2000, 2002, 2004, 2010, 2016, 2020)
  Lào 14 lần Vòng bảng (1996, 1998, 2000, 2002, 2004, 2007, 2008, 2010, 2012, 2014, 2018, 2020, 2022)
  Malaysia 15 lần Vô địch (2010)
  Myanmar 15 lần Hạng tư (2004), Bán kết (2016)
  Philippines 15 lần Bán kết (2010, 2012, 2014, 2018)
  Singapore 15 lần Vô địch (1998, 2004, 2007, 2012)
  Thái Lan 15 lần Vô địch (1996, 2000, 2002, 2014, 2016, 2020, 2022)
  Đông Timor 4 lần Vòng bảng (2004, 2018, 2020)
  Việt Nam 15 lần Vô địch (2008, 2018)

Bốc thăm

sửa

Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra vào lúc 14:00 ICT (UTC+7) ngày 21 tháng 5 năm 2024 tại khách sạn Intercontinental Hanoi Landmark ở Hà Nội, Việt Nam.[6]

Mỗi bảng đấu sẽ bao gồm một đội tuyển từ mỗi nhóm hạt giống, tổng cộng năm nhóm với hai đội cho mỗi nhóm. Các đội tuyển được xếp vào các nhóm hạt giống dựa vào thành tích của hai giải đấu trước đó. Việc xếp hạng sẽ ưu tiên vị trí cao nhất mà đội tuyển đó đạt được trong hai giải đấu. Nếu thành tích ngang nhau, ưu tiên giải gần nhất.

Tại thời điểm bốc thăm, đội tuyển vượt qua vòng loại chưa được xác định và tự động được xếp vào nhóm 5.

Xếp hạng tại hai giải đấu trước
Nhóm Đội tuyển 2022 2020
1   Thái Lan 1 1
  Việt Nam 2 3
2   Indonesia 4 2
  Malaysia 3 6
3   Singapore 5 4
  Philippines 7 5
4   Campuchia 6 7
  Myanmar 8 8
5   Lào 9 9
  Đông Timor VL 10

Trọng tài

sửa

Các trọng tài sau đây đã được lựa chọn để điều khiển tại giải đấu.

Trọng tài

  •   Ismaeel Habib Ali
  •   Tam Ping Wun
  •   Wong Wai Lun
  •   Hiroki Kasahara
  •   Hiroyuki Kimura
  •   Koki Nagamine
  •   Koji Takasaki
  •   Ryo Tanimoto
  •   Ahmed Faisal Al-Ali
  •   Omar Al-Yaqoubi
  •   Kim Dae-yong
  •   Kim Woo-sung
  •   Ko Hyung-jin
  •   Mohammed Al-Hoiash
  •   Abdullah Dhafer Al-Shehri
  •   Rustam Lutfullin
  •   Firdavs Norsafarov
  •   Akobirxuja Shukurullaev

Trợ lý trọng tài

  •   Salah Abdulaziz Janahi
  •   Faisal Alawi Sayed
  •   Lam Nai Kei Sam
  •   So Kai Man
  •   Wong Ping Chung
  •   Yudi Nurcahya
  •   Bangbang Syamsudar
  •   Asada Takeshi
  •   Mihara Jun
  •   Nishihashi Isao
  •   Takagi Takumi
  •   Takebe Yosuke
  •   Umeda Tomoyuki
  •   Watanabe Kota
  •   Yusuke Hamamoto
  •   Ayman Faisal Hamzeh Obeidat
  •   Ahmad Mansour Samara Muhsen
  •   Jeon Jin-hee
  •   Kang Dong-ho
  •   Kwak Seung-soon
  •   Park Sang-jun
  •   Mohd Yusri Muhammad
  •   Abu Bakar
  •   Ibrahim Al-Dakhil
  •   Saad Al-Subaie
  •   Khalaf Al-Shammari
  •   Saad Saud
  •   Abdul Hannan Abdul Hasim
  •   Supawan Hinthong
  •   Warintorn Sassadee
  •   Bakhtiyorkhuja Shavkatov
  •   Sanjar Shayusupov
  •   Timur Gaynulin
  •   Andrey Tsapenko
  •   Alisher Usmonov
  •   Nguyễn Trung Hậu
  •   Nguyễn Trung Việt

Trọng tài thứ tư

Trợ lý trọng tài video

Vào ngày 4 tháng 7 năm 2024, AFF đã chính thức xác nhận việc sử dụng toàn diện trợ lý trọng tài video (VAR) trong suốt giải đấu,[7] đánh dấu sự ra mắt của VAR tại giải. Việc vận hành VAR được giám sát bởi một nhà cung cấp riêng, với 10 máy quay ghi hình cho các trận đấu vòng bảng và 12 máy quay cho các trận đấu loại trực tiếp.[8]

Đội hình

sửa

Mỗi đội tuyển được phép đăng ký danh sách sơ bộ gồm 50 cầu thủ. Danh sách chính thức của các đội bao gồm 26 cầu thủ (ba trong số đó phải là thủ môn), và danh sách thi đấu gồm 23 cầu thủ trong số đó phải được đăng ký một ngày trước ngày trận đấu diễn ra.[9][10]

Địa điểm

sửa

Mỗi quốc gia tham dự giải có một sân nhà và mỗi đội được thi đấu hai trận vòng bảng trên sân nhà.

  Kuala Lumpur   Kallang   Băng Cốc
Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Sân vận động Quốc gia[note 1] Sân vận động Jalan Besar[note 1] Sân vận động Rajamangala
Sức chứa: 87.411 Sức chứa: 55.000 Sức chứa: 10.000 Sức chứa: 51.552
       
  Yangon Vị trí các sân vận động của Giải vô địch bóng đá ASEAN 2024   Phnôm Pênh
Sân vận động Thuwunna Sân vận động Olympic
Sức chứa: 32.000 Sức chứa: 30.000
   
  Viêng Chăn   Hà Nội
Sân vận động Quốc gia Lào mới Sân vận động Hàng Đẫy[note 2]
Sức chứa: 25.000 Sức chứa: 22.500
   
  Việt Trì   Surakarta   Manila
Sân vận động Việt Trì[note 3] Sân vận động Manahan[note 4] Sân vận động tưởng niệm Rizal
Sức chứa: 20.000 Sức chứa: 20.000 Sức chứa: 12.873
     

Lịch thi đấu

sửa
Giai đoạn Các ngày
Vòng bảng Lượt trận Bảng A Bảng B
Lượt đấu 1 8 tháng 12 năm 2024 9 tháng 12 năm 2024
Lượt đấu 2 11 tháng 12 năm 2024 12 tháng 12 năm 2024
Lượt đấu 3 14 tháng 12 năm 2024 15 tháng 12 năm 2024
Lượt đấu 4 17 tháng 12 năm 2024 18 tháng 12 năm 2024
Lượt đấu 5 20 tháng 12 năm 2024 21 tháng 12 năm 2024
Vòng đấu loại trực tiếp Trận Lượt đi Lượt về
Bán kết 26–27 tháng 12 năm 2024 29–30 tháng 12 năm 2024
Chung kết 2 tháng 1 năm 2025 5 tháng 1 năm 2025

Vòng bảng

sửa

Hai đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng bán kết.

Các tiêu chí

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa, 0 điểm cho một trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây sẽ được áp dụng theo thứ tự để xác định thứ hạng (Quy định mục 16.3.4):[14][15]

  1. Số điểm đối đầu trực tiếp giữa các đội có liên quan;
  2. Hiệu số đối đầu trực tiếp giữa các đội có liên quan;
  3. Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội có liên quan;
  4. Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi đã áp dụng các tiêu chí từ 1 đến 3, vẫn còn hai hay nhiều đội có thứ hạng ngang nhau, tiếp tục áp dụng các tiêu chí trên cho riêng các đội này cho đến khi tính được thứ hạng cuối cùng. Nếu việc này không dẫn đến kết quả, áp dụng các tiêu chí tiếp theo;
  5. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
  6. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
  7. Sút luân lưu nếu hai đội liên quan gặp nhau trong trận cuối cùng của bảng;
  8. Điểm thẻ phạt (thẻ vàng = –1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp (2 thẻ vàng) = –3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = –3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = –4 điểm);
  9. Bốc thăm của ban tổ chức.

Bảng A

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Thái Lan 4 4 0 0 18 4 +14 12 Vòng đấu loại trực tiếp
2   Singapore 4 2 1 1 7 5 +2 7
3   Malaysia 4 1 2 1 5 5 0 5
4   Campuchia 4 1 1 2 7 8 −1 4
5   Đông Timor 4 0 0 4 3 18 −15 0
Nguồn: ASEAN United FC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Campuchia  2–2  Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 24.886
Trọng tài: Kim Woo-sung (Hàn Quốc)
Đông Timor  0–10  Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 1.239
Trọng tài: Kim Dae-yong (Hàn Quốc)

Singapore  2–1  Campuchia
Chi tiết
Khán giả: 12.391
Trọng tài: Ahmed Faisal Al-Ali (Jordan)
Malaysia  3–2  Đông Timor
Chi tiết

Đông Timor  0–3  Singapore
Chi tiết
Thái Lan  1–0  Malaysia
Chi tiết
Khán giả: 25.619
Trọng tài: Rustam Luftullin (Uzbekistan)

Campuchia  2–1  Đông Timor
Chi tiết
Khán giả: 17.109
Trọng tài: Firdavs Norsafarov (Uzbekistan)
Singapore  2–4  Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 22.611
Trọng tài: Ismaeel Habib Ali (Bahrain)

Thái Lan  3–2  Campuchia
Chi tiết
Khán giả: 15.261
Trọng tài: Tam Ping Wun (Hồng Kông)
Malaysia  0–0  Singapore
Chi tiết
Khán giả: 31.127
Trọng tài: Mohammed Al-Hoaish (Ả Rập Xê Út)

Bảng B

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Việt Nam 4 3 1 0 11 2 +9 10 Vòng đấu loại trực tiếp
2   Philippines 4 1 3 0 4 3 +1 6
3   Indonesia 4 1 1 2 4 5 −1 4[a]
4   Myanmar 4 1 1 2 4 9 −5 4[a]
5   Lào 4 0 2 2 7 11 −4 2
Nguồn: ASEAN United FC
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng bảng
Ghi chú:
  1. ^ a b Điểm đối đầu: Indonesia 3, Myanmar 0.
Myanmar  0–1  Indonesia
Chi tiết
Khán giả: 12.500
Trọng tài: Wong Wai Lun (Hồng Kông)
Lào  1–4  Việt Nam
Chi tiết (AMEC)
Chi tiết (AFF)

Philippines  1–1  Myanmar
Chi tiết
Khán giả: 1.589
Trọng tài: Kim Dae-yong (Hàn Quốc)
Indonesia  3–3  Lào
Chi tiết (AMEC)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 14.455
Trọng tài: Hiroki Kasahara (Nhật Bản)

Lào  1–1  Philippines
Chi tiết (AMEC)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 6.389
Trọng tài: Ryo Tanimoto (Nhật Bản)
Việt Nam  1–0  Indonesia
Nguyễn Quang Hải   77' Chi tiết
Khán giả: 16.669
Trọng tài: Abdullah Al-Shehri (Ả Rập Xê Út)

Myanmar  3–2  Lào
Chi tiết (AMEC)
Chi tiết (AFF)
Khán giả: 8.150
Trọng tài: Hiroyuki Kimura (Nhật Bản)
Philippines  1–1  Việt Nam
Gayoso   68' Chi tiết Doãn Ngọc Tân   90+7'
Khán giả: 3.346
Trọng tài: Akobirxuja Shukurullaev (Uzbekistan)

Việt Nam  5–0  Myanmar
Chi tiết
Khán giả: 16.869
Trọng tài: Koki Nagamine (Nhật Bản)
Indonesia  0–1  Philippines
Chi tiết
Khán giả: 17.390
Trọng tài: Koji Takasaki (Nhật Bản)

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa

Bốn đội vượt qua vòng bảng thi đấu loại trực tiếp theo thể thức lượt đi-lượt về với các nhánh đấu: nhì bảng A gặp nhất bảng B (bán kết 1) và nhất bảng A gặp nhì bảng B (bán kết 2). Các đội thắng lọt vào trận chung kết.[16][17]

Sơ đồ

sửa
  Bán kết Chung kết
                         
A2    Singapore 0 1 1  
B1    Việt Nam 2 3 5  
       Việt Nam 2 3 5
     Thái Lan 1 2 3
B2    Philippines 2 1 3
A1    Thái Lan (s.h.p.) 1 3 4  


Bán kết

sửa

Lượt đi

sửa
Singapore  0–2  Việt Nam
Chi tiết
Khán giả: 5.233
Trọng tài: Kim Woo-sung (Hàn Quốc)
Philippines  2–1  Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 7.160
Trọng tài: Kim Dae-yong (Hàn Quốc)

Lượt về

sửa
Việt Nam  3–1  Singapore
Chi tiết

Việt Nam thắng với tổng tỉ số 5–1.

Thái Lan  3–1 (s.h.p.)  Philippines
Chi tiết
Khán giả: 31.876
Trọng tài: Hiroyuki Kimura (Nhật Bản)

Thái Lan thắng với tổng tỉ số 4–3.

Chung kết

sửa

Lượt đi

sửa
Việt Nam  2–1  Thái Lan
Chi tiết
Khán giả: 15.604
Trọng tài: Salman Ahmad Falahi (Qatar)

Lượt về

sửa
Thái Lan  2–3  Việt Nam
Davis   28'
Supachok   64'
Chi tiết Phạm Tuấn Hải   8'
Pansa   82' (l.n.)
Nguyễn Hai Long   90+20'

Việt Nam thắng với tổng tỉ số 5–3.

Thống kê

sửa

Các giải thưởng

sửa

Các giải thưởng dưới đây đã được trao sau khi giải đấu kết thúc:[18]

Thủ môn xuất sắc nhất Cầu thủ xuất sắc nhất Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Vua phá lưới
  Nguyễn Đình Triệu   Nguyễn Xuân Son   Suphanat Mueanta   Nguyễn Xuân Son

Cầu thủ ghi bàn

sửa

Đã có 91 bàn thắng ghi được trong 26 trận đấu, trung bình 3.5 bàn thắng mỗi trận đấu.

7 bàn thắng

4 bàn thắng

3 bàn thắng

2 bàn thắng

1 bàn thắng

1 bàn phản lưới nhà

Kỷ luật

sửa

Một cầu thủ ngay lập tức bị treo giò ở trận đấu tiếp theo nếu phải nhận một trong các hình phạt sau:

  • Nhận 1 thẻ đỏ (thời gian treo giò vì thẻ đỏ có thể nhiều hơn nếu là lỗi vi phạm nghiêm trọng).
  • Nhận 2 thẻ vàng trong 2 trận đấu khác nhau; thẻ vàng bị xóa sau khi kết thúc giai đoạn của giải đấu mà cầu thủ đó nhận một thẻ vàng (điều này không được áp dụng đến bất kỳ trận đấu quốc tế nào khác trong tương lai).[19]

Các quyết định kỷ luật sau đây đã được thực hiện trong suốt giải đấu:

Cầu thủ Vi phạm Đình chỉ
  Wai Lin Aung   Bảng B gặp Indonesia (lượt trận 1; 9 tháng 12 năm 2024)
  Bảng B gặp Philippines (lượt trận 2; 12 tháng 12 năm 2024)
Bảng B gặp Lào (lượt trận 4; 18 tháng 12 năm 2024)
  Marselino Ferdinan     Bảng B gặp Lào (lượt trận 2; 12 tháng 12 năm 2024) Bảng B gặp Việt Nam (lượt trận 3; 15 tháng 12 năm 2024)
  Phathana Phommathep   Bảng B gặp Indonesia (lượt trận 2; 12 tháng 12 năm 2024)
  Bảng B gặp Philippines (lượt trận 3; 15 tháng 12 năm 2024)
Bảng B gặp Myanmar (lượt trận 4; 18 tháng 12 năm 2024)
  Ogawa Yudai   Bảng A gặp Singapore (lượt trận 2; 11 tháng 12 năm 2024)
  Bảng A gặp Đông Timor (lượt trận 4; 17 tháng 12 năm 2024)
Bảng A gặp Thái Lan (lượt trận 5; 20 tháng 12 năm 2024)
  Maung Maung Lwin   Bảng B gặp Indonesia (lượt trận 1; 9 tháng 12 năm 2024)
  Bảng B gặp Lào (lượt trận 4; 18 tháng 12 năm 2024)
Bảng B gặp Việt Nam (lượt trận 5; 21 tháng 12 năm 2024)
  Muhammad Ferarri   Bảng B gặp Philippines (lượt trận 5; 21 tháng 12 năm 2024) Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Có thể bị đình chỉ ở trận đầu tiên của mùa giải tới
  Hein Phyo Win   Bảng B gặp v Indonesia (lượt trận 1; 9 tháng 12 năm 2024)
  Bảng B v Việt Nam (lượt trận 5; 21 tháng 12 năm 2024)
Đội đã bị loại khỏi giải đấu
Có thể bị đình chỉ ở trận đầu tiên của mùa giải tới
  Kyoga Nakamura   Bảng A gặp Thái Lan (lượt trận 4; 17 tháng 12 năm 2024)
  Bảng A gặp Malaysia (lượt trận 5; 20 tháng 12 năm 2024)
Bán kết gặp Việt Nam (26 tháng 12 năm 2024)
  Amani Aguinaldo   Bảng B gặp Việt Nam (lượt trận 4; 18 tháng 12 năm 2024)
  Bảng B gặp Indonesia (lượt trận 5; 21 tháng 12 năm 2024)
Bán kết gặp Thái Lan (27 tháng 12 năm 2024)
  Weerathep Pomphan     Chung kết gặp Việt Nam (5 tháng 1 năm 2025) Trận đấu cuối cùng của giải đấu
Có thể bị đình chỉ ở trận đầu tiên của mùa giải tới

Bảng xếp hạng giải đấu

sửa

Bảng này xếp hạng các đội tuyển trong giải đấu. Ngoại trừ hai vị trí đầu tiên, thứ tự các vị trí tiếp theo được xác định bằng điểm số với các đội lọt vào cùng một giai đoạn của giải.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1   Việt Nam 8 7 1 0 21 6 +15 22 Vô địch
2   Thái Lan 8 5 0 3 25 12 +13 15 Á quân
3   Philippines 6 2 3 1 7 7 0 9 Bị loại ở bán kết
4   Singapore 6 2 1 3 8 10 −2 7
5   Malaysia 4 1 2 1 5 5 0 5 Bị loại ở vòng bảng
6   Campuchia 4 1 1 2 7 8 −1 4
7   Indonesia 4 1 1 2 4 5 −1 4
8   Myanmar 4 1 1 2 4 9 −5 4
9   Lào 4 0 2 2 7 11 −4 2
10   Đông Timor 4 0 0 4 3 18 −15 0
Nguồn: ASEAN United FC

Tiếp thị

sửa

Bóng thi đấu chính thức

sửa

Quả bóng thi đấu chính thức của giải đấu, Adidas Tiro Pro, được công bố vào ngày 14 tháng 8 năm 2024.[20] Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của Adidas với vai trò Đối tác tổ chức và Nhà cung cấp thiết bị chính thức cho Giải vô địch bóng đá ASEAN sau 20 năm.

Tài trợ

sửa
Nhà tài trợ tên giải Đối tác trao giải Nhà tài trợ chính thức Đối tác tổ chức chính thức

Đối tác truyền thông

sửa
Các nước trong khu vực quy định sở hữu bản quyền ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024[22]
Quốc gia Mạng phát sóng Kênh truyền hình Phát thanh Nền tảng trực tuyến
  Brunei RTB, Astro RTB Aneka, Astro Arena RTB Go, Astro Go, Sooka
  Campuchia Bayon Television BTV
  Indonesia MNC Media RCTI, GTV, iNews, Soccer Channel, Sportstars MNC Trijaya FM Vision+, Blive
  Lào BG Sports Co. BG SPORTS
  Malaysia Astro Astro Arena Astro Go, Sooka
  Myanmar Sky Net, BG Sports Co. Sky Net Sports HD, Sky Net Sports 4 BG SPORTS

  Philippines

TAP DMV Premier Football, Premier Sports Matchday+
  Singapore Mediacorp CH5 meWATCH
  Thái Lan Triple V Broadcast Co., Ltd.,[23][24] BG Sports Co.,[25][26][27] AIS Play, Kong Salak Plus, TrueVisions, beIN Sports Thairath TV, True Sports 2, True Sports 7, beIN Sports 1, beIN Sports 2 YouTube: THAIRATH TV Originals Thairath Sport BG SPORTS
Facebook: ThairathTV Thairath Sport BG Sports Nok Plus
Ứng dụng: AIS Play, TrueVisions Now
  Việt Nam FPT Play[28], VTV[29] VTV2, VTV5, VTV Cần Thơ FPT Play, VTVgo
Đài truyền hình sở hữu bản quyền giải đấu ngoài khu vực Đông Nam Á[22]
  Hàn Quốc Eclat Media SPOTV SPOTV Now
  Trung Quốc Leisu[30] Leisu Sports Channel Leisu TV
  Hồng Kông TVB TVB Jade
Toàn cầu YouTube ASEAN United FC

Sự cố và tranh cãi

sửa

Các vấn đề về tổ chức

sửa

Việc giải đấu diễn ra kéo dài trong một tháng với cường độ khoảng ba ngày một trận, cộng với việc di chuyển liên tục giữa các trận đấu khiến các đội tuyển không có thời gian để phục hồi thể chất và gia tăng nguy cơ chấn thương cho các cầu thủ.[31][32][33] Huấn luyện viên Shin Tae-yong của Indonesia sau trận đấu gặp Lào đã lên tiếng than phiền về việc họ phải trải qua lịch thi đấu quá dày, đồng thời chỉ ra rằng tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể ảnh hưởng đến phong độ của cầu thủ trên sân.[34] Bên cạnh đó, giải đấu được tổ chức ngoài khung thời gian FIFA Days, tức là được tính điểm với hệ số thấp nhất trên bảng xếp hạng FIFA,[35] dẫn đến việc nhiều đội tuyển không có lực lượng mạnh nhất do câu lạc bộ chủ quản từ chối cung cấp cầu thủ; điều này cũng làm cho chất lượng giải đấu bị ảnh hưởng đáng kể.[36]

Hành vi quá khích của cổ động viên

sửa

Sau khi kết thúc trận đấu bảng A giữa MalaysiaSingapore trên sân Bukit Jalil với kết quả Malaysia bị loại, một nhóm cổ động viên chủ nhà đã thể hiện sự thiếu tôn trọng đối thủ bằng cách cầm ngược quốc kỳ Singapore.[37] Một vụ tấn công cũng đã xảy ra tại ga Bandar Tasik Selatan ở thủ đô Kuala Lumpur, nơi được nhóm người hâm mộ Malaysia nhắm đến.[38] Các bê bối khác trước đó liên quan đến hành vi côn đồ của cổ động viên Malaysia bao gồm việc một người đàn ông bị bắt giữ về cáo buộc sát hại một phụ nữ để lấy tiền mua vé xem trận gặp Campuchia,[39] và cuộc đụng độ giữa nhóm cổ động viên Malaysia và Thái Lan khiến một người Malaysia bị thương.[40][41]

VAR xử lý chậm

sửa

Tại giải đấu lần này, chỉ có một phòng VAR trung tâm được đặt tại Malaysia, nơi tiếp nhận và xử lý tất cả hình ảnh truyền từ sân thi đấu.[42] Việc này dẫn đến một độ trễ nhất định trong quá trình tham khảo và ra quyết định của các trọng tài, nhưng thực tế cho thấy nhiều trận đấu có VAR đã làm lãng phí thời gian đáng kể.[36] Tờ Daily News của Thái Lan đã tố cáo VAR "quá chậm chạp và thiếu chuyên nghiệp" trong trận đấu Singapore thua Thái Lan 2–4, nơi mà các trọng tài đã mất nhiều thời gian để xem xét tình huống từ chối bàn thắng của Pansa Hemviboon ở phút 70 và pha ghi bàn của Peeradol Chamratsamee bị báo hiệu việt vị ở phút 90, dẫn đến hiệp 2 của trận đấu kéo dài hơn 15 phút bù giờ.[43] Bên cạnh đó, nhiều tình huống gây tranh cãi đã diễn ra nhưng VAR không can thiệp, điển hình là trong trận đấu vòng bảng giữa Việt Nam và Indonesia[44] và trận chung kết lượt về giữa Thái Lan và Việt Nam.[45]

Tranh cãi về vi phạm tinh thần thể thao

sửa

Trong trận chung kết lượt về giữa Thái LanViệt Nam trên sân vận động Quốc gia Rajamangala, tiền đạo Supachok Sarachat của Thái Lan đã gây tranh cãi với tình huống sút xa thành bàn ở phút thứ 64 để nâng tỷ số lên 2–1 cho đội chủ nhà.[46] Trước đó, thủ môn Nguyễn Đình Triệu đã chủ động ném bóng ra ngoài sân khi một cầu thủ Việt Nam đang bị đau, và các cầu thủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối gay gắt với quyết định này của Supachok vì cho rằng Thái Lan lẽ ra phải trả bóng cho họ. Tuy nhiên, trọng tài vẫn công nhận bàn thắng cho Thái Lan sau khi mất khá nhiều thời gian để kiểm tra VAR và phân tích cho các cầu thủ cùng ban huấn luyện hai đội.[47] Mặc dù bàn thắng này không vi phạm luật bóng đá, nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng Thái Lan đã không thi đấu fair-play và gọi đây là pha lập công "đáng xấu hổ".[48] Supachok sau đó đăng trên trang cá nhân rằng anh không biết cầu thủ Việt Nam đá bóng ra ngoài biên và cho rằng mọi thứ chỉ là hiểu nhầm, nhưng lời giải thích này không khiến các cổ động viên hài lòng.[49]

Huy chương bị lỗi

sửa

Sau trận chung kết lượt về giữa Thái Lan và Việt Nam, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh của Việt Nam đã được ban tổ chức trao huy chương vàng nhưng với dòng chữ "Runners-up" (á quân), thay vì "Champion" dành cho nhà vô địch. Anh hoàn toàn không biết việc mình bị trao huy chương lỗi khi đang ăn mừng cùng các đồng đội, và chỉ phát hiện ra vấn đề sau khi đọc được bình luận trên mạng xã hội.[50][51] Ngay sau khi nhận được phản hồi thông qua Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), ban tổ chức đã gửi lời xin lỗi tới Tiến Linh về "sự cố ngoài ý muốn", đồng thời hứa hẹn sẽ trao cho cầu thủ này tấm huy chương vàng đạt chuẩn.[52]

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Singapore thi đấu các trận đấu trên sân nhà tại Sân vận động Jalan Besar kể từ vòng đấu loại trực tiếp do Sân vận động Quốc gia – sân nhà của đội tuyển ở vòng bảng – đã được sử dụng cho buổi hòa nhạc của Lâm Tuấn Kiệt vào các ngày 28 và 29 tháng 12.
  2. ^ a b c Đông Timor thi đấu các trận đấu trên sân nhà tại một địa điểm trung lập do Sân vận động Quốc giaDili không đáp ứng tiêu chuẩn của FIFA.
  3. ^ Việt Nam ban đầu dự kiến ​​sẽ thi đấu các trận đấu trên sân nhà tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, nhưng sau đó sân vận động này đã được sử dụng cho buổi hòa nhạc Anh trai "say hi" vào hai ngày 7 và 9 tháng 12.[11] Vì vậy, Việt Nam tổ chức các trận đấu trên sân nhà tại Sân vận động Việt Trì.[12]
  4. ^ Indonesia thi đấu các trận đấu vòng bảng trên sân nhà tại Surakarta, trước khi di chuyển đến Bogor hoặc Surabaya nếu đội lọt vào vòng đấu loại trực tiếp.[13]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Horng, Pengly (11 tháng 12 năm 2024). “Cambodia suffer 2-1 loss to Singapore in ASEAN Cup”. Khmer Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2025.
  2. ^ “Giải AFF Cup có thay đổi bất ngờ”. Báo Giáo dục và Thời đại Online. 3 tháng 8 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ “Liên đoàn bóng đá Asean (AFF) và Mitsubishi Electric ra mắt nhận diện thương hiệu mới cho Asean Mitsubishi Electric Cup™ 2024”. Mitsubishi Electric. 4 tháng 3 năm 2024. Truy cập 9 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Chi Trần. “Luật bàn thắng sân khách tại ASEAN Cup 2024 quy định thế nào?”. Lao Động. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.
  5. ^ “Kết quả Timor Leste 0-0 Brunei: Timor Leste dự vòng bảng AFF Cup 2024”. bongdaplus.vn. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ “Hôm nay bốc thăm AFF Cup 2024”. VnExpress. 21 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ “AFF to implement VAR Technology in upcoming competitions”. AFF - The Official Website Of The Asean Football Federation (bằng tiếng Anh). 4 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2024.
  8. ^ Hoàng Tùng (22 tháng 11 năm 2024). “ASEAN Cup 2024 sẽ có công nghệ VAR”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2024.
  9. ^ Lâm Chi (18 tháng 11 năm 2024). “Danh sách ĐT Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2024: HLV Kim Sang Sik 'đua nước rút'. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2025.
  10. ^ Đăng Huy; Anh Nhật (2 tháng 12 năm 2024). “Đội tuyển Việt Nam chốt danh sách 26 cầu thủ cho AFF Cup 2024”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2025.
  11. ^ “Mặt sân Mỹ Đình xơ xác, cỏ úa vàng loang lổ”. VTC News. ngày 11 tháng 11 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
  12. ^ “Vietnam team approved to play AFF Cup at Viet Tri stadium”. Lao Dong. ngày 14 tháng 11 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2024.
  13. ^ “BREAKING NEWS - PSSI Putuskan Stadion Manahan Jadi Kandang Timnas Indonesia di ASEAN Cup 2024”. BolaSport (bằng tiếng Indonesia). ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  14. ^ Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (2024). AFF Tournemant Regulation - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024, tr. 30
  15. ^ T.Giáp (18 tháng 12 năm 2024). “Tiêu chí xếp hạng các bảng đấu AFF Cup 2024”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2025.
  16. ^ FINAL ROUND OFFICIAL SCHEDULE Lưu trữ 2024-10-09 tại Wayback Machine, AFF
  17. ^ MITSUBISHI ELECTRIC CUP MATCHES Lưu trữ 2024-09-17 tại Wayback Machine, ASEAN United FC
  18. ^ “Injured Xuan Son scoops MVP and Top Goal Scorer awards”. ASEAN United FC (bằng tiếng Anh). 5 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.
  19. ^ “Hậu vệ ĐT Việt Nam không bị treo giò ở bán kết lượt về ASEAN Cup 2024”. VOV.VN. 27 tháng 12 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2025. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2025.
  20. ^ “ADIDAS AND THE ASEAN FOOTBALL FEDERATION (AFF) ANNOUNCE PARTNERSHIP UNDER ASEAN UNITED FC”. ASEAN United FC (bằng tiếng Anh). 14 tháng 8 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2024.
  21. ^ “Our Partners”. ASEAN United FC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ a b “How to watch the 2024 ASEAN Championship”. ESPN.com (bằng tiếng Anh). 21 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.
  23. ^ "ไทยรัฐทีวี" ปิดดีล ถ่ายทอดสด ฟุตบอลอาเซียน 4 รายการสำคัญ ภายใต้แคมเปญ "เชียร์ไทยให้กึกก้อง". thairath.co.th (bằng tiếng Thái). 12 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
  24. ^ “OFFICIAL : ไทยรัฐทีวี คว้าลิขสิทธิ์ถ่ายสด 4 ทัวร์นาเมนต์ฟุตบอลอาเซียน”. goal.com (bằng tiếng Thái). 12 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
  25. ^ “เปิดตัว BG SPORTS พร้อมคว้าลิขสิทธิ์ถ่ายทอดสดของ สมาพันธ์ฟุตบอลแห่งเอเชีย”. thairath.co.th (bằng tiếng Thái). 13 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
  26. ^ “BG SPORTS คว้าสิทธิ์ถ่ายทอดสดศึกฟุตบอลชิงแชมป์อาเซียน 2024”. siamsport.co.th (bằng tiếng Thái). 12 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
  27. ^ “BG SPORTS เปิดตัวทางการ พร้อมคว้าสิทธิ์ยิงสดฟุตบอลระดับเอเชีย”. matichon.co.th (bằng tiếng Thái). 13 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
  28. ^ Tieu, Minh (20 tháng 8 năm 2024). “FPT Play sở hữu bản quyền AFF Cup 2024”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.
  29. ^ PV (7 tháng 12 năm 2024). “VTV tường thuật trực tiếp các trận đấu ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2024.
  30. ^ AFF, Editor (27 tháng 11 năm 2024). “Leisu Sports to stream ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024 and ASEAN Club Championship Shopee Cup™ in China”. Asean Football Federation (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2024.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  31. ^ Lee, David (7 tháng 12 năm 2024). “Scheduling debacle is an own goal for the Asean Football Federation”. The Straits Times. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.
  32. ^ “Patrick Deyto to miss rest of ASEAN Championship due to injury”. GMA News Online. 24 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.
  33. ^ Chittinand, Tor (25 tháng 12 năm 2024). “War Elephants suffer major setback”. Bangkok Post. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2025.
  34. ^ “HLV Shin Tae-yong than thở vì lịch thi đấu dày đặc”. Báo điện tử Tiền Phong. 13 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  35. ^ Giang Lao (7 tháng 12 năm 2024). “Thực hư FIFA cộng điểm AFF Cup như vòng loại World Cup, EURO: Hóa ra là…”. Thanh Niên. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  36. ^ a b Phạm Quang (7 tháng 1 năm 2025). “3 vấn đề cần giải quyết sau AFF Cup 2024”. Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  37. ^ “Malaysian football fans slammed for holding Singapore flag upside down after AFF Cup draw”. The Sun. 23 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.
  38. ^ Chua, Ilydia (21 tháng 12 năm 2024). “Football fans in M'sia seen clashing & throwing objects at rail station after 0-0 draw with S'pore”. Mothership.sg. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.
  39. ^ Yeoh, Sarah (19 tháng 12 năm 2024). “M'sian Man Kills And Robs Woman To Buy Ticket For Football Match In Cambodia”. WeirdKaya. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2024.
  40. ^ “ปะทะหลังเกม! 'แฟนบอลมาเลย์'เจ็บหนักหามส่ง รพ.ต้องสแกนศีรษะ...” [Post-match clash! 'Malaysian football fan' seriously injured, rushed to hospital, head scan required...]. dailynews.co.th (bằng tiếng Thái). 15 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.
  41. ^ Iqbal, Alief (15 tháng 12 năm 2024). “Malaysian fans attacked by Thai hooligans outside Rajamangala Stadium”. Flash Sukan. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.
  42. ^ H.Đ (17 tháng 12 năm 2024). “Phòng VAR tại AFF Cup 2024 có gì đặc biệt?”. Bongdaplus. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  43. ^ H.Long (18 tháng 12 năm 2024). “Xử lý quá chậm chạp và nghiệp dư, VAR bị công kích dữ dội ở AFF Cup 2024”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  44. ^ Quang Thịnh (16 tháng 12 năm 2024). “VAR 'tàng hình' ở trận Việt Nam thắng Indonesia”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  45. ^ Đình Thảo (6 tháng 1 năm 2025). “Truyền thông Thái Lan bình luận về trọng tài trận chung kết ASEAN Cup”. Lao Động. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  46. ^ Tuấn Cương (5 tháng 1 năm 2025). “Thái Lan ghi bàn gây tranh cãi: Thiếu fair play hay sự tinh quái?”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2025.
  47. ^ Giang Lao (6 tháng 1 năm 2025). “Supachok viết hẳn 'một bài văn' về bàn thắng phi thể thao, mong lại đối đầu Việt Nam”. Thanh Niên. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
  48. ^ Hoàng Tùng (5 tháng 1 năm 2025). “Vì sao bàn thắng của Thái Lan được gọi là thiếu fair play?”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  49. ^ H.Long (6 tháng 1 năm 2025). “Supachok lên tiếng về bàn thắng "xấu hổ" vào lưới tuyển Việt Nam”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
  50. ^ Tiểu Bảo (8 tháng 1 năm 2025). “Tiến Linh đề nghị BTC AFF Cup 2024 'trả lại huy chương cho em'. Thanh Niên. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2025.
  51. ^ Trọng Vũ (8 tháng 1 năm 2025). “AFF Cup 2024 trao huy chương "về nhì" cho Tiến Linh”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
  52. ^ Thuần Thư (12 tháng 1 năm 2025). “Tiến Linh được trao lại Huy chương Vàng "xịn". Báo điện tử An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2025.

Liên kết ngoài

sửa