Căn cứ Đức Phổ (còn gọi là Sân bay Đức Phổ, LZ Bronco, LZ MontezumaNúi Đàng) là căn cứ quân sự cũ của Thủy quân lục chiến MỹLục quân Mỹ tọa lạc tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam Cộng hòa.

Căn cứ Đức Phổ
Căn cứ Đức Phổ, 13 tháng 7 năm 1967
Map
Tọa độ14°48′54″B 108°57′36″Đ / 14,815°B 108,96°Đ / 14.815; 108.96 (Căn cứ Đức Phổ)
LoạiThủy quân lục chiến/Lục quân
Thông tin địa điểm
Điều kiệnbỏ hoang
Lịch sử địa điểm
Xây dựng1966
Sử dụng1966–1971
Trận đánh/chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam
Thông tin đơn vị đồn trú
Chủ sở hữuSư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến
Sư đoàn Không vận 101
Lữ đoàn 3, Sư đoàn 25 Bộ binh
Sân bay Đức Phổ
Mã IATA
-
Mã ICAO
-
Thông tin chung
Vị trí{{{location}}}
Độ cao36 ft / 11 m
Đường băng
Hướng Chiều dài Bề mặt
ft
3600 PSP

Lịch sử

sửa

Căn cứ này nằm dọc theo Quốc lộ 1, gần giữa Đà NẵngQuy Nhơn.[1]

LZ Montezuma ban đầu do Lực lượng Đặc nhiệm X-Ray của Thủy quân lục chiến Mỹ lập nên và Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 5 Thủy quân lục chiến cùng Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 7 Thủy quân lục chiến đóng quân tại đây cho đến ngày 1 tháng 4 năm 1967 thì được Sư đoàn 1 Kỵ binh thay thế trong Chiến dịch Lejeune.[1]:5–341

Sư đoàn 1 Kỵ binh liền cho xây dựng một đường băng có khả năng hạ cánh máy bay de Havilland Canada C-7 Caribou tại căn cứ vào đầu tháng 4.[1]:5–341 Vào cuối tháng 4, Sư đoàn 1 Kỵ binh đã bàn giao căn cứ cho Lữ đoàn 3, Sư đoàn 25 Bộ binh bao gồm:

Ngày 1 tháng 8 năm 1967, Lữ đoàn 3 trực thuộc một phần của Sư đoàn 4 Bộ binh, trong khi Lữ đoàn 3 của Sư đoàn 4 Bộ binh tại Căn cứ Dầu Tiếng lại trở thành một phần của Sư đoàn 25 Bộ binh quân Mỹ.[3]

Đức Phổ đóng vai trò là căn cứ của Sư đoàn Không vận 101 từ tháng 6 đến tháng 11 năm 1967.[2]:156

 
Máy bay C-7 Caribou 62-4161 lao xuống đất sau khi bị pháo binh của Quân đội Mỹ bắn trúng, ngày 3 tháng 8 năm 1967. Ảnh do Hiromichi Mine chụp.

Các đơn vị khác đóng quân tại Đức Phổ bao gồm:

Ngày 3 tháng 8 năm 1967, chiếc C-7 Caribou (#62-4161) khi đang tiếp cận Đức Phổ thì bị trúng một quả đạn pháo 155mm bắn ra làm đứt phần đuôi khiến máy bay rơi khiến cả 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.[4] Chiếc C-7 rơi xuống đã được Hiromichi Mine chụp ảnh ngay trước khi va chạm.[5]

Hiện tại

sửa

Căn cứ này hiện tại bị bỏ hoang và được chuyển đổi làm đất nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và nhà ở.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Kelley, Michael (2002). Where we were in Vietnam. Hellgate Press. tr. 162. ISBN 978-1555716257.
  2. ^ a b c d e f g h Stanton, Shelby (2003). Vietnam Order of Battle. Stackpole Books. tr. 141. ISBN 9780811700719.
  3. ^ Villard, Erik (2017). United States Army in Vietnam Combat Operations Staying the Course October 1967 to September 1968. Center of Military History United States Army. tr. 73. ISBN 9780160942808.  Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
  4. ^ “C-7B Caribou 3 August 1967”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ “1967, Hiromichi Mine, 2nd prize, Spot News”. World Press Photo. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2014.