Bắc Băng Dương

Đại dương ở vùng cực Bắc Trái đất

Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc,[1] nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm.[2]diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa Kỳ (vùng Alaska), Canada, Na Uy, Đan Mạch ( vùng đảo Greenland). Nhiệt độđộ mặn của nó thay đổi theo mùa vào thời gian đóng băng và tan băng;[3] độ mặn của nó có giá trị thấp nhất so với giá trị độ mặn trung bình của 5 đại dương lớn, do tốc độ bốc hơi thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông và suối lớn và có ít liên hệ với các đại dương và vực nước xung quanh.

Bắc Băng Dương trên bản đồ thế giới

Lịch sử thám hiểm

sửa
 
Adolf Erik Nordenskiöld trong chuyến thám hiểm Bắc Băng Dương 1886
 
Bản đồ địa hình Bắc Băng Dương thập niên 1780 của Emanuel Bowen "biển phía Bắc".

Trong hầu hết lịch sử châu Âu, các khu vực của Bắc Cực vẫn còn phần lớn chưa được khám phá và chỉ mang tính phỏng đoán của họ. Pytheas của Massilia đã có một chuyến thám hiểm về phía bắc vào năm 325 TCN, đến vùng đất mà ông gọi là "Eschate Thule," nơi Mặt Trời chỉ có 3 giờ mỗi ngày và mặt nước bị thay thế bằng một chất đông cứng "trên đó người ta không thể đi bộ cũng như không thể đi bằng tàu." Ông có thể đã miêu tả lớp biển băng mỏng ngày nay là "chỏm băng nhỏ"." Từ "Thule" có thể là Na Uy qua quần đảo Faroe hoặc đảo Shetland mà ông đã nêu ra.[4] Các nhà bản đồ học không chắc rằng liệu có thể vẽ khu vực xung quanh Bắc cực là vùng đất (như trong bản đồ năm 1507 của Johannes Ruysch, hay bản đồ năm 1595 của Gerardus Mercator) hay vùng nước (như trong bản đồ thế giới năm 1507 của Martin Waldseemüller).

Vài cuộc thám hiểm đã đi sâu hơn vào vòng Bắc Cực trong thời gian này và đã vẽ một vài hòn đảo nhỏ như Novaya Zemlya (thế kỷ 11) và Spitsbergen (1596), tuy nhiên do khu vực này thường xuyên bị băng phủ nên giới hạn phía bắc của nó vẫn chưa rõ ràng. Các nhà sản xuất biểu đồ điều hướng, dè dặt hơn so với một số các nhà vẽ bản đồ huyền ảo hơn, có xu hướng để lại các khu vực trống, chỉ với những đoạn bờ biển đã biết phác thảo ra.

Fridtjof Nansen là người đầu tiên thực hiện chuyến hải trình qua Bắc Băng Dương năm 1896. Vượt qua bề mặt đại dương này đầu tiên là Wally Herbert năm 1969, trong một chuyến thám hiểm bằng dog sled (xe đi trên băng do chó kéo) từ Alaska đến Svalbard với sự hỗ trợ của máy bay.[5]

Từ năm 1937, các trạm nghiên cứu băng trôi của Liên Xô và Nga đã quan trắc trên diện rộng Bắc Băng Dương. Các nhà khoa học sống trên các tả băng trôi và đã đi được hàng ngàn cây số trên các tảng băng trôi đó.[6]

Động vật và thực vật

sửa

Các loài động vật biển bị đe dọa ở Bắc Băng Dương gồm Hải tượng (Odobenus rosmarus) và cá voi.[7] Khu vực này có một hệ sinh thái mong manh, chậm thay đổi và chậm phục hồi khi bị phá vỡ.[7] Cyanea capillata là loài phổ biến trong các vùng nước của Bắc Băng Dương và pholis fasciata là loài duy nhất trong họ Pholidae còn sống trong đại dương.

Bắc Băng Dương có tương đối ít các loài thực vật ngoại trừ phytoplankton. Phytoplankton là một phần quan trọng trong đại dương và là lượng sinh khối lớn ở Bắc Băng Dương, ở đây chúng ăn thức ăn từ các con sông và các dòng hải lưu của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.[8] Trong suốt mùa hè, Mặt Trời hiện diện cả ngày lẫn đêm, điều này giúp cho phytoplankton quang hợp nhiều hơn và sinh sản một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, yếu tố này ngược lại trong mùa đông.[8]

 
 
 
 
Gấu Bắc Cực Alle alle Cá voi đầu cong Crossota norvegica

Đảo

sửa

Các cảng chính

sửa

Một số cảng nổi tiếng từ tây sang đông bao gồm:

Các dòng hải lưu

sửa

Tài nguyên thiên nhiên

sửa

Các mỏ dầukhí thiên nhiên, các mỏ sa khoáng, kết hạch mangan, cát và cuội xây dựng, cá, hải cẩu và cá voi có thể tìm thấy rất nhiều ở khu vực này.[7]

Các mỏ khoáng sản lớn như mỏ thiếc Red Dog ở Alaska, mỏ Diavik Diamond ở Northwest Territories, Canada, và SveagruvaSvalbard. Các mỏ lớn đang được khai thác là mỏ sắt BaffinlandNunavut, và mỏ sắt IsuaGreenland. Khai thác vàng ở Alaska cũng phổ biến. Mỏ vàng Fort Knox là mỏ lớn nhất trong lịch sử Alaska.

"Vùng chết chính trị" gần trung tâm của biển cũng là nơi có nhiều tranh chấp giữa Hoa Kỳ, Nga, Canada, Na Uy, và Đan Mạch.[10] Nó có ý nghĩa đối với thị trường năng lượng toàn cầu vì nó có thể chứa 25% hoặc hơn lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được phát hiện của thế giới.[11] USGS ước tính có khoảng 22% lượng dầu và khí đốt của thế giới có thể nằm bên dưới Bắc Băng Dương.[12] Số liệu năm 2008 của USGS ước tính có khoảng 90 tỷ thùng dầu và 47 ngàn tỉ m3 khí thiên nhiên, chiếm 13% lượng dầu chưa được khám phá trên thế giới và 50% lượng khí đốt chưa được phát hiện. Hơn 50% lượng dầu phát hiện ngoài khơi biển Alaska (30 tỷ thùng) ở lưu vực còn lại (9,7 tỷ thùng) trong khu vực của Greenland. 70% trữ lượng khí đốt tập trung ở khu vực Đông Siberia, ở phía đông của Biển Barents và ngoài khơi bờ biển Alaska.

Các vấn đề môi trường

sửa
Biến đổi băng giai đoạn 1990–1999
 
Ba con gấu Bắc Cực đến gần USS Honolulu gần Cực Bắc.

Lớp băng ở Bắc cực đang mỏng dần, và trong một vài năm cũng có lỗ hổng theo mùa trong tầng ôzôn.[13]Việc suy giảm khu vực phủ băng ở Bắc Băng Dương làm giảm suất phản chiếu trung bình của Trái Đất, có thể đẫn đến sự ấm lên toàn cầu theo cơ chế phản hồi tích cực.[14] Một nghiên cứu chỉ ra rằng Bắc Cực có thể không còn băng lần đầu tiên trong lịch sử con người vào năm 2040.[15][16]

Các nhà khoa học hiện đang quan tâm rằng nhiệt độ Trái Đất nóng lên ở Bắc Cực có thể làm cho một lượng lớn nước tan từ băng sẽ bổ sung thêm nước cho vùng Bắc Đại Tây Dương, có thể làm gián đoạn cơ chế hải lưu toàn cầu. Những thay đổi nghiêm trọng về khí hậu của Trái Đất có thể xảy ra sau đó.[14]

Các vấn đề môi trường khác liên quan đến sự ô nhiễm phóng xạ của Bắc Băng Dương như các vị trí thải chất thải hạt nhân của Nga ở biển Kara[17] và các vị trí thử nghiệm hạt nhân trong chiến tranh lạnh như Novaya Zemlya.[18]

Băng phủ trên Bắc Băng Dương, giá trị trung bình năm 2005 và 2007
Sự suy giảm băng ở Bắc Cực trong mùa hè từ 1979–2000 đến 2002–2005.[19]
Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình và rìa băng giai đoạn tháng 3-9 hàng năm ở Bắc Cực.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Michael Pidwirny (2006). “Introduction to the Oceans”. www.physicalgeography.net. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2006.
  2. ^ Vào đầu thế kỷ 21, biển băng chỉ bao phủ 1/3 đến 1/2 bề mặt của Bắc Băng Dương vào cuối hè.
  3. ^ Some Thoughts on the Freezing and Melting of Sea Ice and Their Effects on the Ocean K. Aagaard and R. A. Woodgate, Polar Science Center, Applied Physics Laboratory University of Washington, January 2001. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2006.
  4. ^ Pytheas Lưu trữ 2008-09-18 tại Wayback Machine Andre Engels. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2006.
  5. ^ “Channel 4, "Sir Wally Herbert dies" ngày 13 tháng 6 năm 2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2012.
  6. ^ North Pole drifting stations (1930s–1980s)
  7. ^ a b c d e Arctic Ocean Lưu trữ 2018-07-05 tại Wayback Machine CIA World Factbook. ngày 30 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2006.
  8. ^ a b Physical Nutrients and Primary Productivity Professor Terry Whiteledge. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2006.
  9. ^ “Backgrounder – Expanding Canadian Forces Operations in the Arctic”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2007.
  10. ^ The Arctic's New Gold Rush – BBC
  11. ^ The Battle for the Next Energy Frontier: The Russian Polar Expedition and the Future of Arctic Hydrocarbons, by Shamil Yenikeyeff and Timothy Fenton Krysiek, Oxford Institute for Energy Studies, August 2007
  12. ^ [1] US Congressional Hearing. "Strategic Importance of the Arctic in US Policy." Page 15.
  13. ^ Clean Air Online – Linking Today into Tomorrow
  14. ^ a b Earth – melting in the heat? Richard Black, ngày 7 tháng 10 năm 2005. BBC News. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2006.
  15. ^ Russia the next climate recalcitrant Lưu trữ 2009-01-05 tại Wayback Machine Peter Wilson, ngày 17 tháng 11 năm 2008, The Australian. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2009.
  16. ^ Tới 2040, Bắc Cực sẽ không còn băng vào mùa hè VnExpress.net (tiếng Việt)
  17. ^ 400 million cubic meters of radioactive waste threaten the Arctic area Lưu trữ 2007-10-16 tại Wayback Machine Thomas Nilsen, Bellona, ngày 24 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2006.
  18. ^ Plutonium in the Russian Arctic, or How We Learned to Love the Bomb Lưu trữ 2017-02-02 tại Wayback Machine Bradley Moran, John N. Smith. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2006.
  19. ^ Continued Sea Ice Decline in 2005 Lưu trữ 2006-10-07 tại Wayback Machine Robert Simmon, Earth Observatory, and Walt Meier, NSIDC. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2006.

Liên kết ngoài

sửa

Tiếng Anh:

Tiếng Việt: