Kiêu Ngựa
Kiêu Ngựa[Ghi chú 1] là tên gọi chung cho một hệ thống san hô ngầm ("bãi") và một rạn san hô vòng ("đá") thuộc hệ thống san hô ngầm đó. Cả hai thực thể đều thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa. Bãi Kiêu Ngựa nằm cách bãi Thám Hiểm 10 hải lý (18,5 km) về phía tây nam[1] còn đá Kiêu Ngựa nằm ở cực tây nam của bãi Kiêu Ngựa.
Thực thể địa lý tranh chấp Bãi Kiêu Ngựa | |
---|---|
Địa lý | |
Vị trí | Biển Đông |
Tọa độ | 7°42′B 114°10′Đ / 7,7°B 114,167°Đ |
Diện tích | 0.5 ha (đảo nhân tạo) |
Quốc gia quản lý | Malaysia |
Tranh chấp giữa | |
Quốc gia | Đài Loan |
Quốc gia | Malaysia |
Quốc gia | Philippines |
Quốc gia | Trung Quốc |
Quốc gia | Việt Nam |
Tên gọi:
- Bãi Kiêu Ngựa: tiếng Anh: Ardasier Bank; tiếng Mã Lai: Permatang Ubi; tiếng Trung: 安渡滩; bính âm: Āndù tān; Hán-Việt: An Độ than.
- Đá Kiêu Ngựa: tiếng Anh: Ardasier Reef; tiếng Mã Lai: Terumbu Ubi; tiếng Trung: 光星仔礁; bính âm: Guāngxīngzǐ jiāo; Hán-Việt: Quang Tinh Tử tiêu; Tiếng Filipino: Antonio Luna.
Bãi Kiêu Ngựa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Trung Quốc. Malaysia kiểm soát đá Kiêu Ngựa từ năm 1986 đến nay và hải quân nước này đồn trú trên một tiền đồn gọi là Trạm Uniform.
Đặc điểm
sửaBãi Kiêu Ngựa được hợp thành từ 30 rạn san hô khác nhau, nằm theo trục đông bắc-tây nam với chiều dài là 38 hải lý (70,4 km) và chiều rộng tối đa là 10 hải lý (18,5 km). Tổng diện tích của bãi lên đến 850 km².[1]
Đá Kiêu Ngựa (7°37′7″B 113°56′33″Đ / 7,61861°B 113,9425°Đ): là một trong số 30 rạn san hô ("đá") thuộc bãi Kiêu Ngựa và là thực thể duy nhất nổi lên khi thủy triều xuống. Đá này là một rạn san hô vòng có dạng một tam giác cân với diện tích đạt 8 km².[1]
Lịch sử
sửaTháng 9 năm 1983, Malaysia chính thức tuyên bố quyết định chiếm bãi ngầm James, đá Hoa Lau, bãi Kiêu Ngựa, đá Kỳ Vân và xem chúng là một phần của "vùng kinh tế biển" theo cách gọi của nước này.[2]
Tháng 11[3] (hay tháng 12[2]) năm 1986, hai mươi binh sĩ Malaysia đổ bộ chiếm đá Kiêu Ngựa.[4] Hải quân nước này xây dựng một tiền đồn có tên là Trạm Uniform trên đá Kiêu Ngựa[5].
Ghi chú
sửa- ^ Có nơi ghi là "Kiệu Ngựa" nhưng bài này tuân theo tên gọi trong (1) Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2200000). Nhà Xuất bản Bản đồ (2008) và (2) “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2012.
Tham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ a b c Hancox & Prescott 1995, tr. 19.
- ^ a b Nguyễn Thái Linh (17 tháng 11 năm 2011). “Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế (Kỳ cuối)”. Tạp chí Tia Sáng. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011.
- ^ Dzurek 1996, tr. 20-21.
- ^ Asri, Che Hamdan & Kamaruzaman 2009, tr. 112-113.
- ^ “Royal Malaysian Navy Offshore Stations”. MY Military Times (bằng tiếng Anh). 1 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2023.
Thư mục
sửa- Asri, Salleh; Che Hamdan, Che Mohd Razali; Kamaruzaman, Jusoff (2009), “Malaysia's Policy towards Its 1963-2008 Territorial Disputes”, Journal of Law and Conflict Resolution, 15Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Dzurek, Daniel J. (1996), The Spratly Islands Dispute: Who's on First?, Maritime Briefings, University of Durham, International Boundaries Research Unit, ISBN 978-1897643235Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
- Hancox, David; Prescott, Victor (1995), A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands, Maritime Briefings, 1, International Boundaries Research Unit, University of Durham, ISBN 978-1897643181Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)