Bành Bắc Hải
Đạo diễn âm thanh (điện ảnh Việt Nam)
Bành Bắc Hải (1958 -) là một kỹ sư âm thanh lĩnh vực điện ảnh người Việt Nam, ông được gọi là một "phù thủy âm thanh" với những lần chiến thắng giải "Thiết kế âm thanh xuất sắc" tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam và Giải Cánh diều.[1][2]
Bành Bắc Hải | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 4 tháng 9, 1958 |
Quê hương | Bắc Giang |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | Kỹ sư âm thanh |
Gia đình | |
Cha | Bành Châu |
Học vị | Thạc sĩ |
Tiểu sử
sửaBành Bắc Hải sinh ngày 4 tháng 9 năm 1958[3] là con của nhà biên kịch Bành Châu, ông có một chị gái và một em gái.[4] Ông là đạo diễn âm thanh của Hãng phim truyện Việt Nam và sau này là giảng viên Kỹ thuật điện ảnh tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.[5] Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2015.[6][7][5]
Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17, Bành Bắc Hải đã giành được hai giải Thiết kế âm thanh xuất sắc ở hai hạng mục Phim truyện điện ảnh và Phim hoạt hình.[8]
Tác phẩm
sửaPhim hoạt hình
sửa- Chuyện một chú Cóc con (2009)
- Những chú cá lạc đàn (2009)
- Ước mơ của Bi (2009)
- Chiếc túi kì lạ (2009)
- Trái bóng lạc đường (2009)
- Mẹo vặt (2009)
- Thung lũng cỏ vàng (2009)
- Kẻ lạc loài (2009)
- Sự tích đảo bà (2009)
- Cánh diều Hoạ mi (2010)
- Chiếc lá (2010)
- Vũ điệu ánh sáng (2010)
- Giấc mơ Loa Thành (2010)
- Hào khí Thăng Long (2010)
- Người con của Rồng (2010)
- Những chú cá lạc đàn (2010)
- Chiếc lông công (2011)
- Những chú cá bay (2021)
- Cánh én trở về (2022)
- Phương thuốc diệu kỳ (2022)
- Cái nhìn (2023)
Điện ảnh
sửaNăm | Phim | Cùng vai trò | Hình thức tác phẩm | Đạo diễn | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1986 | Thị trấn yên tĩnh | Điện ảnh | Lê Đức Tiến | ||
1992 | Hãy tha thứ cho em | Đoàn Đình Trung | Lưu Trọng Ninh | ||
Tình yêu bên bờ vực thẳm | Hải Ninh | ||||
1996 | Cha tôi và hai người đàn bà | Phim video | Vũ Châu | ||
2001 | Tết này ai đến xông nhà | Điện ảnh | Trần Lực | ||
2002 | Vũ khúc con cò | Jonathan Foo; Nguyễn Phan Quang Bình | Vai trò: Biên tập âm thanh hậu kỳ (ADR Editor) | ||
2005 | Giải phóng Sài Gòn | Long Vân | |||
2005 | Sống trong sợ hãi | Bùi Thạc Chuyên | |||
Quỳnh | Phim ngắn | Linh Nga | |||
2007 | Khi nắng thu về | Điện ảnh | Bùi Trung Hải | ||
Vũ điệu tử thần | Bùi Tuấn Dũng | ||||
2008 | Vận may | Nguyễn Thái Vũ | Dài tập | Lê Đức Tiến - Trần Chí Thành | |
2009 | Đừng đốt | Điện ảnh | Đặng Nhật Minh | ||
2011 | Vũ điệu đam mê | Nguyễn Đức Việt | |||
2013 | Những người viết huyền thoại | Bùi Tuấn Dũng | |||
2014 | Sống cùng lịch sử | Nguyễn Thanh Vân | |||
2015 | Nhà tiên tri | Vương Đức | |||
2016 | Cuộc đời của Yến | Đinh Tuấn Vũ | |||
2022 | Bình minh phía trước | Dài tập | Bùi Tuấn Dũng |
Sự kiện
sửa- 2011 — Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bản giao hưởng Điện Biên[9]
Giải thưởng
sửaNăm | Giải thưởng | Đề cử | Hạng mục | Tác phẩm | Kết quả | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|---|
2005 | Giải Cánh diều lần thứ 3 | Âm thanh xuất sắc | Phim điện ảnh | Hàng xóm | Đoạt giải | [10] |
2010 | Giải Cánh diều lần thứ 8 | Đừng đốt | Đoạt giải | [11] | ||
2014 | Giải Cánh diều lần thứ 12 | Những người viết huyền thoại | Đoạt giải | [12][13] | ||
2011 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 | Âm thanh xuất sắc | Phim điện ảnh | Vũ điệu đam mê | Đoạt giải | [14] |
Phim hoạt hình | Chiếc lá
Giấc mơ Loa thành |
Đoạt giải |
Tham khảo
sửa- ^ “Nhiều gương mặt quen thuộc được đề nghị trao danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Nhân Dân điện tử. 10 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
- ^ hanoimoi.vn (3 tháng 10 năm 2010). “Chờ đợi phát hành rộng rãi”. hanoimoi.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
- ^ Đội ngũ giang viên Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội 2017-2018 (PDF).
- ^ “Thú chơi độc đáo của chú tôi - Nhà biên kịch Bành Châu | Nhân vật | Tác Phẩm Mới | Chuyên đề báo chí - văn học - nghệ thuật”. tacphammoi.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
- ^ a b Online, TTVH (13 tháng 2 năm 2018). “Hãng phim Truyện Việt Nam: Sự vô giá của một ký ức”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2024.
- ^ Danh sách các hồ sơ đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” lần thứ 8 năm 2015. Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam. 2015.
- ^ TS (2015). Nhiều gương mặt quen thuộc được đề nghị trao danh hiệu NSND, NSƯT (PDF). Báo Lâm Đồng.
- ^ “Liên hoan phim việt nam lần thứ 17 - 2011: Hướng tới một nền điện ảnh Việt Nam đổi mới và hội nhập”. Đảng Cộng Sản. 14 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Chương trình nghệ thuật "Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bản Giao hưởng Điện Biên"”. bvhttdl.gov.vn. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2024.
- ^ L.Thoại (16 tháng 3 năm 2005). “Phim Thời xa vắng đoạt giải Cánh diều bạc 2004”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2024.
- ^ Cát Khuê (15 tháng 3 năm 2010). “Giải Cánh diều 2009: Quá bất ngờ!”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
- ^ V.V (16 tháng 3 năm 2014). “Trao giải Cánh diều vàng 2013: "Thần tượng" thắng lớn, đoạt 6 giải”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2024.
- ^ Hạnh Phương (17 tháng 10 năm 2013). “Bông sen vàng "gỡ điểm" cho liên hoan phim ngập thảm họa”. VietNamNet. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2024.
- ^ VnExpress. “Không có Sen Vàng cho phim truyện nhựa”. vnexpress.net. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.