Giống đực

(Đổi hướng từ Đực)

Con đực hay giống đực (♂) là một trong hai giới tính của các sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính[1][2][3], đây là giới tính chịu chức năng sinh lý tạo ra tinh trùng. Con đực không thể tự sinh sản hữu tính mà không kết hợp với ít nhất một "trứng" của con cái, tuy vậy vẫn có một số sinh vật vừa có khả năng sinh sản vô tính[4], vừa có khả năng sinh sản hữu tính. Hầu hết ở các loài động vật hữu nhũ giống đực, bao gồm cả nam giới đều có nhiễm sắc thể Y[5][6], đây là nhiễm sắc thể chịu trách nhiệm cho việc sản sinh ra lượng lớn hormon testosterone để tạo các đặc điểm đặc trưng cho giống đực. Sự phân biệt đực - cái không chỉ giới hạn ở động vật còn mở rộng cho nhiều loài khác như thực vật.

Ký hiệu của thần La Mã Mars (thần chiến tranh tương đương Ares) thường được dùng để ký hiệu giống đực. Nó cũng là ký hiệu đại diện cho Sao Hỏa và nguyên tố sắt.

Không phải tất cả các loài sinh vật đều có chung các yếu tố quy định giới tính. Ở hầu hết động vật, kể cả con người, việc xác định giới tính nằm ở di truyền. Tuy vậy ở một số loài như Cymothoa exigua thay đổi giới tính dựa trên số lượng cá thể cái hiện có xung quanh chúng. Male (ở đây là "Nam") cũng có thể được dùng để chỉ "giới" (gender)[7].

Tổng quan

sửa

Sự xuất hiện của hai giới tính được xem như việc chọn lọc độc lập thông qua sự tiến hóa của các giống nòi khác nhau (xem Tiến hóa hội tụ).[1][8] Hình thức lặp lại này chính là sự sinh sản hữu tính ở những loài đẳng giao với hai hoặc nhiều hơn các loại giới với hình dạng và hành vi tương đồng (nhưng khác nhau ở mức độ phân tử), ở những loài bất đẳng giao với các giao tử khác nhau của con đực và cái, và ở những loài noãn giao với giao tử của con cái có kích thước lớn hơn giao tử của con đực rất nhiều và không có khả năng di chuyển. Có một luận điểm thuyết phục cho rằng hình thức này được chọn lọc qua quá trình tiến hóa bởi sự hạn chế thể chất trong cơ chế kết hợp giữa hai giao tử trong sinh sản hữu tính.[9]

Theo đó, giới tính được xác định ở từng loài nhờ loại giao tử được sản sinh (ví dụ như tinh trùngtrứng) và những sự khác nhau giữa giống đực và giống cái trong cùng một giống không phải luôn có thể tiên đoán được.[1][10][11]

Dị hình giới tính ở giống đực/cái giữa các sinh vật hoặc cơ chế sinh sản của những giới tính khác nhau không giới hạn ở động vật; giao tử đực được hình thành trong nấm chytrids, tảo silic và thực vật trên cạn. Ở thực vật trên cạn, giống đực và giống cái không những chỉ định sự hình thành giao tử đực và cái ở sinh vật mà còn chỉ định cấu trúc của thể bào tử giúp cả cây đực và cây cái phát triển.

Biểu tượng và cách sử dụng

sửa

Biểu tượng

sửa

Một biểu tượng phổ biến được dùng để đại diện cho giới tính nam là biểu tượng Sao Hoả (Mars symbol) ♂, một vòng tròn với một mũi tên chỉ về hướng đông bắc. Điểm mã Unicode là:

Biểu tượng giống với biểu tượng hành tinh của Sao Hỏa. Nó được sử dụng lần đầu bởi Carl Linnaeus vào năm 1751 để đại diện cho giới tính. Biểu tượng này đôi khi được xem như là hình ảnh đại diện đã được cách điệu cho chiếc khiên và ngọn giáo của vị thần La Mã Mars. Tuy nhiên, theo Stearn, nguồn gốc này là "hư cấu" và tất cả các bằng chứng lịch sử đều ủng hộ "kết luận của học giả cổ đại người Pháp Claude de Saumaise (Salmasius, 1588-1683)" rằng nó có nguồn gốc từ θρ, viết tắt tên của Sao Hỏa trong tiếng Hy Lạp - Thouros.[12]

Cách sử dụng

sửa

Ngoài nghĩa "giống đực" trong sinh học, male (nam) còn có thể được chỉ "giới"[13] hoặc một đầu của connector[14][15].

Sự xác định giới tính

sửa
 
Bức ảnh so sánh giữa một người nam giới và một người nữ giới trưởng thành. Chú thích rằng cả hai người mẫu đều đã cạo một phần lông trên cơ thể; ví dụ: vùng mu được cạo sạch sẽ.

Giới tính của từng sinh vật cụ thể có lẽ được xác định bởi nhiều nhân tố. Đó có thể là sự xác định về mặt di truyền hoặc sự xác định thông qua môi trường, hay thay đổi một cách tự nhiên trong suốt cuộc đời của sinh vật đó[1][8][16]. Mặc dù hầu hết các loài chỉ có hai giới tính (nam/đực hoặc nữ/cái), sinh vật lưỡng tính (ví dụ: giun) có cả hệ sinh dục đực và cái[17].

Sự xác định về mặt di truyền

sửa

Hầu hết động vật có vú, bao gồm con người, thường được xác định về mặt di truyền thông qua hệ thống xác định giới tính XY, ở đó con đực có cặp nhiễm sắc thể XY (trái ngược với cặp nhiễm sắc thể XX). Ngoài ra cũng có trường hợp con đực mang cặp nhiễm sắc thể XX và các kiểu nhân đồ khác ở nhiều loài, bao gồm cả con người. Trong quá trình sinh sản, con đực có thể xuất ra một tinh trùng X hoặc tinh trùng Y, trong khi con cái chỉ có thể cho đi một trứng X. Một tinh trùng Y và một trứng X tạo thành một con đực (bé trai), trong khi đó một tinh trùng X kết hợp với một trứng X tạo thành một con cái (bé gái).[18]

Một phần của nhiễm sắc thể Y chịu trách nhiệm cho tính nam - là vùng xác định giới tính của nhiễm sắc thể Y (SRY)[19]. SRY kích hoạt Sox9 để tạo thành các vòng chuyển tiếp với FGF9 và PGD2 trong tuyến sinh dục, cho phép mức độ của các gen này ở mức đủ cao để giúp con đực phát triển[20]; ví dụ, Fgf9 chịu trách nhiệm cho sự phát triển của thừng tinh và sự nhân lên của tế bào Sertoli, cả hai đều rất quan trọng đối với sự phát triển của sinh dục đực[21].

Hệ thống xác định giới tính ZW, ở đó con đực có cặp nhiễm sắc thể ZZ (trái ngược với cặp nhiễm sắc thể ZW) có thể được tìm thấy ở chim và một số côn trùng (chủ yếu là bướm và bướm đêm) và các sinh vật khác. Các loài thuộc Bộ cánh màng, như kiếnong, thường được xác định bởi đơn-lưỡng bội (haplodiploidy), ở đó hầu hết con đực là đơn bội và con cái cùng với một số con đực vô sinh là lưỡng bội.

Sự xác định giới tính thông qua môi trường

sửa

Ở một số loài bò sát, như là Cá sấu mõm ngắn, giới tính được xác định bởi nhiệt độ ấp trứng. Các loài khác, ví dụ ở một vài con sên, giới tính thay đổi: con trưởng thành bắt đầu chuyển sang con đực, sau đó trở thành con cái[22].

Ở một số loài động vật chân đốt, giới tính được xác định bởi sự lây nhiễm. Vi khuẩn thuộc chi Wolbachia thay đổi tính dục của chúng; một vài loài bao gồm tất cả các cá thể ZZ, giới tính của chúng được xác định bởi sự hiện diện của Wolbachia.[23]

Đặc điểm giới tính thứ cấp

sửa

Ở những loài có hai giới tính, con đực có lẽ sẽ khác con cái ở những điểm khác ngoài việc sản xuất tinh trùng.

Ở nhiều loài côn trùng, con đực sẽ nhỏ hơn con cái.

thực vật có hạt - loài biểu hiện sự luân phiên giữa các thế hệ, các bộ phận cái và đực đều nằm trong cơ quan sinh dục thể bào tử của một sinh vật duy nhất.

động vật có vú, kể cả con người, con đực thường lớn hơn con cái.[24]

con người, nam có nhiều lông cơ thể và khối lượng cơ bắp hơn[25].

chim, con đực thường khoe ra bộ lông sặc sỡ để thu hút con cái[26].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d “4.9: Sexual dimorphism”. Biology LibreTexts. 4 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ Lehtonen, Jussi; Parker, Geoff A. Gamete competition, gamete limitation, and the evolution of the two sexes. 20 (12): 1161–1168: Molecular Human. ISSN 1360-9947. PMID 25323972.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  3. ^ Lehtonen, Jussi (2017), "Gamete Size", in Shackelford, Todd K.; Weekes-Shackelford, Viviana A. (eds.). Encyclopedia of Evolutionary Psychological Science. Springer International Publishing. tr. 1-4. doi:10.1007/978-3-319-16999-6_3063-1. ISBN 978-3-319-16999-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Lively, Curtis M. (2010-03-01). “A Review of Red Queen Models for the Persistence of Obligate Sexual Reproduction”. Journal of Heredity. ISSN 0022-1503. PMID 20421322.
  5. ^ Reference, Genetics Home. "Y chromosome". Genetics Home Reference. Retrieved 2020-07-22.
  6. ^ "Y Chromosome". Genome.gov. Retrieved 2020-09-07.
  7. ^ Creighton, Jolene (7 tháng 11 năm 2013). “Meet The Sex-Changing, Tongue-Eating Parasite”. From Quarks to Quasars. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ a b "Sex". Encyclopedia Britannica. Retrieved 2020-07-22
  9. ^ Dusenbery, David B. (2009) (2009). Living at Micro Scale. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. tr. 20. ISBN 978-0-674-03116-6.
  10. ^ Wilcox, Christie. "Why Sex? Biologists Find New Explanations". Quanta Magazine. Retrieved 2020-07-22.
  11. ^ Lehtonen, Jussi (2017). "Gamete Size", in Shackelford, Todd K.; Weekes-Shackelford, Viviana A. (eds.). Encyclopedia of Evolutionary Psychological Science, Cham: Springer International Publishing. tr. 1–4. doi:10.1007/978-3-319-16999-6_3063-1. ISBN 978-3-319-16999-6.
  12. ^ Stearn, William T. (1962). The Origin of the Male and Female Symbols of Biology. Taxon. 11 (4): 109–113. doi:10.2307/1217734. JSTOR 1217734.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  13. ^ Laura Palazzani; Victoria Bailes; Marina Fella (2012). Gender in Philosophy and Law. SpringerBriefs in law. Dordrecht : Springer. p. v. ISBN 9789400749917. 'gender' means human gender, male/female gender
  14. ^ J. Richard Johnson (1962). How to Build Electronic Equipment. New York: Rider. p. 167. To minimize confusion, the connector portions with projecting prongs are referred to as the 'male' portion, and the sockets as the 'female' portion.
  15. ^ Richard Ferncase (2013). Film and Video Lighting Terms and Concepts. Hoboken Taylor and Francis. p. 96. ISBN 9780240801575. female[:] Refers to a socket type connector, which must receive a male connector
  16. ^ Fusco, Giuseppe; Minelli, Alessandro (2019-10-10). “The Biology of Reproduction”. Cambridge University Press. ISBN 978-1-108-49985-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ "hermaphroditism | Definition, Types, & Effects". Encyclopedia Britannica. Retrieved 2020-07-22
  18. ^ "43.1C: Sex Determination". Biology LibreTexts. 2018-07-17. Retrieved 2020-07-22.
  19. ^ Reference, Genetics Home. "SRY gene". Genetics Home Reference. Retrieved 2020-07-22.
  20. ^ Kosuke; Malki, Safia; Marzi, Laetitia; Cohen-Solal, Ann; Georg, Ina; Klattig, Jürgen; Englert, Christoph; Kim, Yuna; Capel, Blanche; Eguchi, Naomi; Urade, Yoshihiro; Boizet-Bonhoure, Brigitte; Poulat, Francis (2009). The PGD2 pathway, independently of FGF9, amplifies SOX9 activity in Sertoli cells during male sexual differentiation. 136 (11): 1813–1821: Development. doi:10.1242/dev.032631. PMC 4075598. PMID 19429785.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  21. ^ Kim, Y.; Kobayashi, A.; Sekido, R.; Dinapoli, L.; Brennan, J.; Chaboissier, M. C.; Poulat, F.; Behringer, R. R.; Lovell-Badge, R.; Capel, B. (2006). Fgf9 and Wnt4 Act as Antagonistic Signals to Regulate Mammalian Sex Determination. 4 (6): e187: PLOS Biology. doi:10.1371/journal.pbio.0040187. PMC 1463023. PMID 16700629.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  22. ^ Cahill, Abigail E.; Juman, Alia Rehana; Pellman-Isaacs, Aaron; Bruno, William T. (December 2015). Conspecifics Mediate Sex Change in a Protandrous Gastropod Crepidula fornicata. 229 (3): 276–281: The Biological Bulletin. doi:10.1086/bblv229n3p276. ISSN 0006-3185. PMID 26695826.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  23. ^ Bull, J. J. (March 1980. Sex Determination in Reptiles. 55 (1): 3–21: The Quarterly Review of Biology. doi:10.1086/411613. ISSN 0033-5770.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  24. ^ Ellis, Lee; Hershberger, Scott; Field, Evelyn; Wersinger, Scott; Pellis, Sergio; Geary, David; Palmer, Craig; Hoyenga, Katherine; Hetsroni, Amir (2013-05-13). “Sex Differences: Summarizing More than a Century of Scientific Research”. Psychology Press. ISBN 978-1-136-87493-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ Richards, Julia E.; Hawley, R. Scott (2010-12-12). “The Human Genome”. Academic Press. ISBN 978-0-08-091865-5. Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  26. ^ Switze, International Conference on Comparative Physiology 1992 Crans; Bassau, Short & (1994-08-04). “The Differences Between the Sexes”. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-44878-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)